Tag

Hà Nội nỗ lực đảm bảo các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

Kinh tế 24/03/2020 19:39
aa
TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa rà soát các nhóm tiêu chí trong công tác xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đều đảm bảo hoàn thành các tiêu chí về phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, công tác huy động nguồn lực, quản lý và sử dụng nguồn lực hiệu quả...

Hà Nội nỗ lực đảm bảo các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

Hiện nay, hầu hết các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đều đảm bảo hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới như phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, công tác huy động nguồn lực...

Bài liên quan

Tuyến đường hoa kiểu mẫu: Điểm nhấn tô đẹp vùng quê Nông thôn mới

Cú hích giúp ngành chăn nuôi của Thủ đô phát triển ổn định, bền vững

Thạch Thất nỗ lực hoàn thành xây dựng Nông thôn mới trong năm 2020

Hà Nội có thêm 31 xã thuộc 9 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Quốc Oai tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

100% xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí tổ chức sản xuất

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới là một trong những nhóm tiêu chí được đánh giá cao vì hầu hết các địa phương đều hoàn thành với tỷ lệ 100% xã đạt và cơ bản đạt. Đơn cử như tiêu chí thu nhập, bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 của Hà Nội đạt 51,5 triệu đồng/người/năm. Qua rà soát, đến nay có 367 xã đạt và cơ bản đạt, còn 23 xã chưa đạt.

Tương tự, tiêu chí hộ nghèo, từ năm 2016 đến nay, thành phố tập trung hỗ trợ xây sửa nhà ở cho trên 8.000 người có công với cách mạng trong năm 2017 và 4.166 nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn trong năm 2018. Kết quả tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 5,43% (đầu năm 2016) xuống còn 0,69% (cuối năm 2019). Đến nay, thành phố có 378/386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí hộ nghèo, còn 10 xã chưa đạt.

Tiêu chí lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp chung của Hà Nội năm 2019 chỉ còn 1,7%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 98,3% vượt mục tiêu đề ra đến hết năm 2020 (đạt 95%). Đến nay, thành phố có 385 xã đạt và cơ bản đạt, còn một xã Ba Vì của huyện Ba Vì chưa đạt.

Đáng chú ý, về tiêu chí tổ chức sản xuất, hiện nay, Hà Nội hiện có 1.138 hợp tác xã, trong đó có 1.053 hợp tác xã đang hoạt động, gồm: 645 hợp tác xã tổng hợp, 314 hợp tác xã trồng trọt, 59 hợp tác xã chăn nuôi, 32 hợp tác xã thủy sản, 2 hợp tác xã lâm nghiệp và 1 hợp tác xã nước sạch nông thôn.

Sự hợp tác, liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và với các thành phần kinh tế khác ngày càng được coi trọng. Nhiều mô hình liên doanh, liên kết được xây dựng và phát triển. Hình thức, nội dung liên kết, hợp tác đa dạng hơn như: Cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, giống cây trồng vật nuôi, sản phẩm hàng hoá, tạo vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy của các hợp tác xã nông nghiệp; liên kết ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất; liên kết tiêu thụ sản phẩm, nông sản cho các hộ thành viên.

Nhiều hợp tác xã trên địa bàn các huyện đã chủ động phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp giống - vật tư nông nghiệp của Trung ương và tại các tỉnh, thành phố trong nước để cung cấp giống, vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân; liên kết với các doanh nghiệp sản xuất sữa, chè trong việc tiêu thụ và chế biển sản phẩm của thành viên hợp tác xã.

Các hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở làng nghề đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu.

Còn về phát triển kinh tế trang trại, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 2.912 trang trại, gồm 2.075 trang trại chăn nuôi, 454 trang trại tổng hợp, 198 trang trại nuôi trồng thủy sản, 184 trang trại trồng trọt, 1 trang trại lâm nghiệp. Hiệu quả sản xuất của trang trại ngày càng tăng và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố.

Việc tập trung phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra nhiều nông sản phẩm chất lượng, giá trị cho thị trường, chất lượng quản lý sản phẩm từ các trang trại được nâng lên, nhiều trang trại đã kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo lá phổi xanh cho thành phố... Đây là loại hình kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, nhất là nguồn lực lao động, đất đai, vốn.

Do tập trung thúc đẩy phát triển nông nghiệp, hợp tác xã, nhất là phát triển kinh tế trang trại, đến nay, trên địa bàn thành phố có 386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất.

Không còn tình trạng nợ đọng xây dựng Nông thôn mới

Bên cạnh các nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới thì công tác huy động nguồn lực, quản lý và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 của Hà Nội cũng được đánh giá khá cao.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới từ năm đầu năm 2016 đến hết năm 2019 là 44.717 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương 46 tỷ đồng; ngân sách thành phố 16.225,4 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp là 5.946,9 tỷ đồng; hỗ trợ theo chương trình lồng ghép là 10.278,5 tỷ đồng); ngân sách huyện 22.933,3 tỷ đồng; ngân sách xã 1.280,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước là 4.231,7 tỷ đồng, trong đó, đóng góp của nhân dân (bằng ngày công lao động trực tiếp, hiến đất làm các công trình công cộng...) là 1.913 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã là 1.700,3 tỷ đồng; các nguồn vốn khác là 618,5 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội rất quan tâm đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân. Do đó, hằng năm, HĐND thành phố và các huyện, thị xã, các xã đã bố trí ngân sách năm sau cao hơn năm trước, đồng thời, vận động tuyên truyền các tổ chức, cá nhân đóng góp ủng hộ xây dựng Nông thôn mới.

Việc quản lý và sử dụng kinh phí được phân bổ trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được các cấp, ngành thực hiện bảo đảm theo đúng quy định, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

Đến nay, trên địa bàn thành phố không còn tình trạng nợ đọng xây dựng Nông thôn mới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, về dự kiến nguồn lực và khả năng huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 là 89.000 tỷ đồng. Trong đó vốn lồng ghép của thành phố là 25.000 tỷ đồng, ngân sách thành phố hỗ trợ trực tiếp là 20.000 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện là 30.000 tỷ đồng, ngân sách cấp xã 2.000 tỷ đồng, vốn huy động ngoài ngân sách là 12.000 tỷ đồng.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

​​​​​​​PVCFC được Úc công nhận đạt chuẩn cao nhất về xuất khẩu phân bón Nhịp sống phương Nam

​​​​​​​PVCFC được Úc công nhận đạt chuẩn cao nhất về xuất khẩu phân bón

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC – HOSE: DCM) vừa được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cấp Chứng chỉ Level One (Cấp độ 1) cho xuất khẩu phân bón hàng rời (Bulk In-Ship Fertiliser), có hiệu lực đến ngày 7/3/2028. Đây là mức đánh giá cao nhất trong hệ thống quản lý nhập khẩu phân bón vô cơ của Úc.
Nhà máy TH Kaluga: Dự án biểu tượng tình hữu nghị Việt - Nga Doanh nghiệp

Nhà máy TH Kaluga: Dự án biểu tượng tình hữu nghị Việt - Nga

TTTĐ - Ngày 11/5, Tập đoàn TH (thương hiệu TH true MILK) chính thức đưa vào vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Liên bang Nga. Sự kiện đánh dấu cột mốc ra đời những hộp sữa tươi sạch TH true MILK đầu tiên sản xuất tại xứ sở bạch dương.
Tận dụng dữ liệu TMĐT để nắm bắt xu hướng: Doanh nghiệp "hái" quả ngọt Doanh nghiệp

Tận dụng dữ liệu TMĐT để nắm bắt xu hướng: Doanh nghiệp "hái" quả ngọt

TTTĐ - Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, việc tận dụng dữ liệu và các công cụ công nghệ trong xây dựng chiến lược kinh doanh - tiếp thị là không thể thiếu. Điều này được chứng minh qua câu chuyện thành công của không chỉ các doanh nghiệp lớn mà còn cả các nhà bán hàng địa phương.
Tạo ưu đãi thuế để khơi dậy tinh thần doanh nghiệp Doanh nghiệp

Tạo ưu đãi thuế để khơi dậy tinh thần doanh nghiệp

TTTĐ - Trong bối cảnh cả nước đang quyết liệt triển khai các nghị quyết tạo đột phá về khoa học công nghệ, phát triển kinh tế tư nhân, việc sửa đổi bổ sung các quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ khơi dậy tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên như mục tiêu đã đề ra; đồng thời tạo bước tiến tích cực trong việc khuyến khích hoạt động đầu tư đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo...
Từ chủ trương đến thực tiễn: Khoảng cách cần được lấp đầy Kinh tế

Từ chủ trương đến thực tiễn: Khoảng cách cần được lấp đầy

TTTĐ - Không cần đặc quyền, chỉ cần được tiếp cận đúng những gì đang có, đó là mong mỏi thực tế của nhiều doanh nghiệp trẻ trong khu vực kinh tế tư nhân sau khi Nghị quyết 68-NQ/TW được ban hành, khẳng định rõ vai trò của tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế.
Bí quyết đưa kinh tế đêm tại Việt Nam bừng sáng Doanh nghiệp

Bí quyết đưa kinh tế đêm tại Việt Nam bừng sáng

TTTĐ - Tại nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… kinh tế đêm không chỉ là một phần của nền kinh tế mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy du lịch và thương mại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lĩnh vực này vẫn chưa được khai thác hiệu quả, chủ yếu do thiếu sự thống nhất từ quan điểm, chủ trương đầu tư đến phương thức quản lý.
Khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng làm giàu chính đáng Doanh nghiệp

Khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng làm giàu chính đáng

TTTĐ - Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết số 68) của Bộ Chính trị mang thông điệp khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng làm giàu chính đáng, ý chí đổi mới và tinh thần dấn thân của doanh nhân, doanh nghiệp và mỗi người dân Việt Nam. Nếu được triển khai hiệu quả, nghị quyết này chính là chất xúc tác đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên của sáng tạo, hội nhập và thịnh vượng, trong đó kinh tế tư nhân đóng vai trò dẫn dắt với tinh thần chủ động, tự cường và đầy khát vọng.
Long An đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại tại Trung Quốc Thị trường - Tài chính

Long An đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại tại Trung Quốc

TTTĐ - Nhận lời mời từ Hiệp hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), đoàn công tác tỉnh Long An dẫn đầu bởi ông Mai Văn Nhiều, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 12 - 16/5/2025. Chuyến công tác thể hiện cam kết mạnh mẽ của Long An trong việc củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với các đối tác Trung Quốc.
Chính thức vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại xứ sở bạch dương Doanh nghiệp

Chính thức vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại xứ sở bạch dương

TTTĐ - Ngày 11/5, Tập đoàn TH (thương hiệu TH true MILK) chính thức đưa vào vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Liên bang Nga. Sự kiện đánh dấu cột mốc ra đời những hộp sữa tươi sạch TH true MILK đầu tiên sản xuất tại xứ sở bạch dương.
Gia tăng tiềm lực cho doanh nghiệp và đất nước từ nền tảng khoa học công nghệ Doanh nghiệp

Gia tăng tiềm lực cho doanh nghiệp và đất nước từ nền tảng khoa học công nghệ

Tối 11/5, Lễ trao Giải thưởng Bảo Sơn năm 2024 được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cùng đại diện các bộ, ban, ngành, đông đảo nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Xem thêm