Tag

Hà Nội khẩn trương khắc phục ngập úng, đổ cây do bão số 3

Xã hội 03/08/2019 17:01
aa
Công ty Thoát nước Hà Nội đã huy động nhân lực, phương tiện tiến hành khơi thông dòng chảy, vớt rác tại miệng cống và bố trí các xe bơm di động, xe hút tại các điểm úng ngập để thoát nước.

Hà Nội khẩn trương khắc phục ngập úng, đổ cây do bão số 3

Phố Đàm Quang Trung, quận Long Biên bị ngập nặng. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Mưa liên tục từ đêm mùng 2 đến trưa mùng 3/8 do ảnh hưởng của con bão số 3 đã khiến đường phố Thủ đô bị ngập hàng chục điểm vào trưa ngày hôm nay.

Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, từ quận Nam Từ Liêm đến quận Cầu Giấy có một số điểm ngập như đường Trần Bình (đoạn từ Ủy ban Nhân dân phường Mai Dịch đến Bệnh viện 19/8); đường Phan Văn Trường (đoạn gần doanh trại quân đội); phố Hoa Bằng (từ số nhà 91 đến số 97) đang bị ngập nước khoảng 15cm.

Đi sâu vào nội đô, vào thời điểm mưa lớn một số điểm bị ngập nước khoảng 20cm làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của các phương tiện - các tuyến đường Thụy Khuê (dốc La Pho), Nguyễn Tuân, Nguyễn Trãi (trước cổng Trường Đại học Khoa học và Nhân văn), Nguyễn Huy Tưởng, Quan Nhân, Triều Khúc...

Quận Long Biên và huyện Gia Lâm ở phía Đông thành phố cũng có một số điểm ngập. Cụ thể, phố Hoàng Như Tiếp (từ Trường Tiểu học Ngọc Lâm đến ngã ba Hoàng Như Tiếp-Ái Mộ) đang bị ngập với chiều dài khoảng 100m, mức nước ngập khoảng 15cm. Tương tự, đoạn đường Ngọc Lâm (từ ngã ba Long Biên 1 đến Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm) cũng đang trong tình trạng bị ngập sâu khoảng 15 cm, với chiều dài đoạn ngập khoảng 100m. Còn tại tuyến Quốc lộ 1A tại km 190, km 202, km 205 với mức độ ngập từ 20 đến 25cm.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã huy động nhân lực, phương tiện tiến hành khơi thông dòng chảy, vớt rác tại miệng cống và bố trí các xe bơm di động, xe hút tại các điểm úng ngập để thoát nước.

Nhìn chung tại các điểm ngập ôtô vẫn có thể di chuyển nhưng xe máy thì gặp khó khăn do nước tràn vào ống xả gây chết máy.

Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội Lê Vũ Quảng Sương cho biết để đối phó với tình trạng mưa ngập trên địa bàn Công ty đã bố trí 100% nhân lực với trên 2.300 cán bộ, công nhân viên và 200 đầu máy, thiết bị cơ giới hoạt động tại các vị trí đã được phân công, nhất là khu vực nội đô, nhằm tiêu thoát nước nhanh nhất.

Trước đó, từ ngày 1/8, phía đơn vị đã đi kiểm tra, dỡ toàn bộ những vật cản trên một số tuyến mương, kênh tiêu thoát nước trên địa bàn, trong dó có Thụy Khuê, Ngọc Hà, để tăng cường khả năng tiêu úng. Tại các điểm úng ngập cố hữu khi có mưa lớn xảy ra trong các quận nội thành như các tuyến phố Hoa Bằng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Khuyến, Trần Bình, Phan Bội Châu... Công ty đã thu toàn bộ các tấm chắn, vật cản trên các ga thu nước.

Vào đầu giờ chiều tại Hà Nội, trời vẫn đang mưa, lượng mưa đo được như sau: quận Hoàng Mai có lượng mưa trung bình 91,1 mm; quận Hai Bà Trưng - 83,5 mm; quận Hoàn Kiếm - 76 mm; huyện Gia Lâm - 88,8 mm; quận Đống Đa - 60 mm. Các huyện ngoại thành có lượng mưa trung bình thấp hơn so với các quận nội thành nên chưa xuất hiện nhiều điểm ngập.

Mưa to khiến một số cây trên tuyến phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) bị đổ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Mưa to khiến một số cây trên tuyến phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) bị đổ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Ngoài tình trạng ngập úng thì các cây xanh gãy, đổ do gió to, mưa lớn cũng làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân Hà Nội.

Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát Giao thông Công an thành phố Hà Nội, đơn vị đã chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các vị trí đã được dự đoán trước có thể gây ngập úng, cây đổ tại các tuyến đường cửa ngõ ra vào trung tâm Thủ đô để kịp thời hỗ trợ, phân luồng giao thông.

Phòng Cảnh sát Giao thông Công an thành phố còn phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, công an các quận, huyện, phường, xã chống ngập, kịp thời xử lý các xử cố trên đường để đảm bảo giao thông đi lại an toàn.

Đại úy Trần Ngọc Trung, Phó Đội trưởng phụ trách Đội Cảnh sát giao thông số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội) cho biết đơn vị đã chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các vị trí xung yếu và phối hợp với các đơn vị khác để kịp thời xử lý các xự cố trên đường nhằm đảm bảo cho người dân đi lại thông suốt, an toàn.

Ngoài ra, Đội Cảnh sát giao thông số 6 cũng phối hợp với các đơn vị thi công bố trí các thiết bị cảnh báo ngập úng để cảnh báo cho người dân tránh đi vào vị trí bị ngập sâu.

“Riêng tuyến Hoàng Quốc Việt có tình trạng cây đổ, đơn vị đã phối hợp với Công ty Cây xanh Hà Nội bố trí lực lượng giải tỏa nhanh nhất nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông trên tuyến đường này,” Đại uý Trần Ngọc Trung cho biết.

Theo Trung tá Hà Văn Tuân, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 2 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội), đơn vị đã bố trí các tổ tuần tra lưu động trên các tuyến, đặc biệt là tuyến Trần Phú-Chu Văn An-Điện Biên-Hoàng Diệu-Nguyễn Thái Học-Đào Tấn-Liễu Giai-Hoàng Hoa Thám… để kịp thời phát hiện những sự cố, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý ngay để đảm bảo an toàn giao thông.

Cụ thể, tại ngã ba Hoàng Diệu có ba cây to bị đổ, Đội Cảnh sát giao thông số 2 phối hợp với Công ty Cây xanh Hà Nội đưa phương tiện thiết bị đến cắt tỉa, vận chuyển đi nơi khác nên không xảy ra tình trạng ách tắc giao thông.

Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội, đã có hàng chục cây xanh bị đổ ra đường do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Cụ thể, cây xà cừ có đường kính lớn bị quật đổ trước cửa nhà số 100 và số 63 phố Tô Hiến Thành, quận Hai Bà Trưng; trên vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh hay phố Dã Tượng, cũng có nhiều cây đổ.

Để nhanh chóng di dời cây khỏi hiện trường, phía Công ty đã huy động lực lượng cùng phương tiện máy móc, tiến hành cưa cành, cắt khúc thân cây để dẹp vào lề đường hoặc cho xe chuyên chở cây, cành đến nơi quy định.

Hiện tại Công ty cũng đang bố trí các nhân viên chằng chống thêm đối với những cây có nguy cơ bị đổ để hạn chế thiệt hại do cơn bão số 3.

Vietnamplus.vn

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Xã hội

Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, các ban, sở, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão Xã hội

Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão

TTTĐ - Sáng 18/9, lực lượng Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kêu gọi hơn 1.880 phương tiện tàu thuyền, với 10.685 lao động hoạt động trên biển vào bờ tìm nơi trú tránh bão an toàn.
Xem thêm