Tag

Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù “hạ nhiệt” kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục 12/07/2023 11:47
aa
TTTĐ - Trước áp lực tăng dân số dẫn đến quá tải trường lớp, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập từ năm học 2023 - 2024.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường công bằng trong tuyển sinh vào lớp 10 Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập cao hơn kế hoạch gần 60% Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển 2.070 học sinh lớp 10 cho 6 trường

Áp lực từ tốc độ tăng dân số

Hà Nội hằng năm luôn có sự gia tăng mạnh về dân số, kéo theo số học sinh liên tục tăng. Trong đó, hầu hết người dân đều có mong muốn cho con theo học ở các trường công lập. Điều này dẫn đến tỷ lệ học sinh có nguyện vọng đăng ký vào trường công lập rất cao.

Những địa bàn chịu áp lực lớn mỗi mùa tuyển sinh có thể kể đến như các quận Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Đây là những địa phương có nhiều khu dân cư mới.

Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù “hạ nhiệt” kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024

Tại quận Hà Đông, năm nào số học sinh đầu cấp cũng tăng. Năm nay, riêng học sinh vào lớp 6 dự kiến tăng hơn 5.000 em. Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết: Để chuẩn bị trường, lớp cho năm học mới, Hà Đông đã xây dựng thêm 7 đơn nguyên cho các trường THCS. Những năm qua, sĩ số học sinh ở bậc THCS của quận dưới 45 em/lớp; Học sinh tiểu học trung bình 48-49 em/lớp.

“Như vậy vẫn có trường hơn 50 em/lớp nhưng cũng có nơi chỉ hơn 40 em. Ở vùng giáp ranh huyện Quốc Oai có khu đô thị với nhiều chung cư cao tầng nhưng không có trường công lập, hằng năm vẫn dồn học sinh sang quận Hà Đông”, bà Hằng nói.

Quận Hoàng Mai cũng là một trong những địa bàn có số lượng học sinh lớn của Hà Nội. Học sinh mầm non, tiểu học, THCS của quận đều vượt quá quy định về chỉ tiêu số học sinh/nhóm, lớp. Đối với cấp mầm non, quận Hoàng Mai có bình quân 38,6 trẻ/nhóm lớp; Cấp tiểu học là 47,6 học sinh/lớp; Khối THCS là 45,5 học sinh/lớp; Còn cấp THPT là 46 học sinh/lớp. Hoàng Mai hiện có 3.710 cán bộ, giáo viên, cơ bản đáp ứng về số lượng.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, vừa qua ngành Giáo dục và Đào tạo nhận được nhiều đơn xin chuyển về học tại Hà Nội dù các em đã đỗ ở địa phương khác. Lý do, các em chuyển theo bố mẹ về Hà Nội làm việc. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT quy định, các tỉnh, thành phải tạo điều kiện cho học sinh khi di cư đến địa bàn mới. Điều này khiến áp lực về chỗ học cho học sinh trên địa bàn thành phố càng gia tăng.

Nỗ lực đảm bảo chỗ học

Trước thông tin cho rằng tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2023-2024 của Hà Nội thấp kỷ lục, với chỉ tiêu chỉ đạt 55,7% so với số học sinh tốt nghiệp THCS, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết đây là thông tin chưa chính xác.

Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù “hạ nhiệt” kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Ảnh minh họa

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội đến ngày 11/7, dự kiến kết quả tuyển sinh của các trường THPT công lập năm học 2023-2024 là 78.623 học sinh, chiếm 60,9%, tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022-2023.

Vừa qua, Sở đã duyệt điểm chuẩn bổ sung cho 30 trường công lập. Với việc hạ điểm chuẩn trúng tuyển, toàn thành phố sẽ có 78.623 học sinh được tuyển vào lớp 10 trường công lập, chiếm 60,9% tổng số học sinh tốt nghiệp THCS. Tỷ lệ này cao hơn so với dự kiến đã công bố hồi tháng 3/2023 (55,7%).

Hiện tại, khối công lập của thành phố có 132 trường, gồm 115 trường công lập không chuyên, 4 trường chuyên và có lớp chuyên, 9 trường công lập tự chủ, 4 trường hiệp quản tuyển học sinh lớp 10. Đây là sự cố gắng rất lớn của thành phố Hà Nội trong thực hiện các giải pháp phân luồng, bảo đảm chất lượng và đủ chỗ học trong bối cảnh số lượng học sinh ngày càng tăng.

Theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018, đến năm 2025, cả nước có “ít nhất 40% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp”. Triển khai quyết định này, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với các sở, ngành liên quan đã tham mưu đẩy mạnh việc phổ biến, nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh và đã đạt kết quả tích cực.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, hiện nay, thành phố Hà Nội không thiếu chỗ học. Việc thiếu chỗ học chỉ xảy ra cục bộ ở một số địa bàn đông dân cư, nhất là ở các quận. Hà Nội đang tập trung triển khai nhiều giải pháp để giải quyết những bất cập này.

Nhiều giải pháp thiết thực

Thực tế, việc đầu tư xây dựng trường học công lập ở cấp THPT đã và đang được thành phố Hà Nội rất quan tâm. Giai đoạn 2021-2025, thành phố đã phê duyệt 7 dự án xây dựng và thành lập mới các trường THPT gồm: Minh Hà (huyện Thạch Thất); Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); 1 trường tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); Việt Hưng (quận Long Biên); Uy Nỗ, Nguyên Khê và Việt Hùng (huyện Đông Anh).

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng kiến nghị UBND TP và các quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm GDNN-GDTX. Đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ của trung tâm GDNN-GDTX trong tình hình mới; đó là đầu tư, phát triển trung tâm GDNN-GDTX thành trung tâm đào tạo học tập suốt đời, chất lượng cao...

Bên cạnh giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng và thành lập mới, cải tạo sửa chữa các trường học, đẩy nhanh tiến độ triển khai 7 dự án trường liên cấp, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng tập trung tham mưu thành phố rà soát các ô đất đã quy hoạch xây dựng trường học và trong các khu đô thị; Thu hồi các dự án chậm tiến độ trong việc xây dựng trường học.

Để công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn thành phố trong thời gian tới được công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tạo thuận lợi cho người dân và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023-2024.

Cụ thể, Sở đề xuất cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường); Cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp); Cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề xuất Bộ GD&ĐT xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng hàng năm, trung hạn làm căn cứ để các địa phương thực hiện.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Phát triển thế hệ trẻ Thủ đô đủ trí lực, mơ xa, nghĩ lớn Giáo dục

Phát triển thế hệ trẻ Thủ đô đủ trí lực, mơ xa, nghĩ lớn

TTTĐ - Chiều 14/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và trao tặng 2 phòng học STEM cho Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và Trường THCS Cầu Giấy.
Cơ hội nhận học bổng độc quyền lên đến 1 tỷ đồng từ đại học lâu đời nhất New Zealand Giáo dục

Cơ hội nhận học bổng độc quyền lên đến 1 tỷ đồng từ đại học lâu đời nhất New Zealand

TTTĐ - Đại học Otago (ĐH Otago) – trường đại học lâu đời nhất New Zealand vừa công bố chương trình học bổng Cử nhân dành riêng cho học sinh Việt Nam với tổng giá trị lên đến 195.000 NZD cho 3 suất học bổng (tương đương gần 3 tỷ đồng), áp dụng cho kỳ nhập học tháng 2/2026.
Ưu tiên tuyển sinh cho con em cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập Giáo dục

Ưu tiên tuyển sinh cho con em cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

TTTĐ - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con em cán bộ, công chức, viên chức sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên tuyển sinh các em ở Quảng Nam vào lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 - 2026.
TP Huế: Kỉ luật Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Thanh Giáo dục

TP Huế: Kỉ luật Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Thanh

TTTĐ - Ban thường vụ Quận ủy Thuận Hóa, TP Huế, quyết định thi hành kỷ luật bà Dương Thị Thúy, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Thanh bằng hình thức cách chức Phó Bí thư Chi bộ.
Giáo viên Lào hoàn thành khóa học nghề nấu ăn, tạo mẫu tóc Giáo dục

Giáo viên Lào hoàn thành khóa học nghề nấu ăn, tạo mẫu tóc

TTTĐ - Ngày 13/5 tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ bế giảng khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Dự kiến tăng phụ cấp lên 80% cho giáo viên mầm non vùng khó Giáo dục

Dự kiến tăng phụ cấp lên 80% cho giáo viên mầm non vùng khó

TTTĐ - Đó là một trong các điểm mới ở dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong cơ sở giáo dục công lập vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
Hà Nội: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập đã hạ nhiệt Giáo dục

Hà Nội: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập đã hạ nhiệt

TTTĐ - Quan sát, so sánh chỉ tiêu vào lớp 10 công lập với số lượng nguyện vọng đăng ký vào các trường năm học 2025 - 2026, nhiều phụ huynh, học sinh phấn khởi khi tỷ lệ “chọi” đã giảm, độ nóng của kỳ thi phần nào được hạ nhiệt.
Hà Nội: Công bố chi tiết số học sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 Giáo dục

Hà Nội: Công bố chi tiết số học sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026

TTTĐ - Toàn thành phố Hà Nội có gần 104.000 học sinh đăng ký dự tuyển lớp 10 năm học 2025-2026.
Ngành học của thời đại số và hội nhập kinh tế Giáo dục

Ngành học của thời đại số và hội nhập kinh tế

TTTĐ - Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành học mũi nhọn, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế và thúc đẩy thương mại trong nước cũng như hội nhập quốc tế. Trước xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chương trình đào tạo ngành này đã và đang trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với đông đảo học sinh, sinh viên.
Giáo dục quyền con người: Nền tảng hình thành công dân thời đại mới Giáo dục

Giáo dục quyền con người: Nền tảng hình thành công dân thời đại mới

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ, giáo dục quyền con người được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ và bền vững.
Xem thêm