Hà Nội: Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư hệ thống nhà chờ xe buýt tại khu vực ngoại thành
Lấn chiếm điểm dừng, nhà chờ xe buýt: Điệp khúc chưa có hồi kết Hà Nội đề xuất xây 600 nhà chờ xe buýt tiêu chuẩn Châu Âu Hà Nội: Thông điệp an toàn giao thông “phủ sóng” nhà chờ xe buýt |
Hà Nội đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư hệ thống nhà chờ xe buýt tại khu vực ngoại thành (Ảnh minh họa) |
Trước đó, theo khảo sát của Sở Giao thông vận tải, hiện có 71 tuyến xe buýt đi qua khu vực các huyện và thị xã Sơn Tây (chiếm tỷ lệ 57% tổng chiều dài mạng lưới của thành phố) với 2.127 điểm dừng, trong đó có 23 điểm dừng có nhà chờ. Cự ly bình quân giữa các điểm dừng ở khu vực ngoại thành khoảng 900m.
Sở Giao thông vận tải đề xuất UBND thành phố giao Tổng Công ty Vận tải Hà Nội tổ chức nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng nhà chờ trên cơ sở 307 vị trí đã được đề xuất và tổ chức quản lý sau đầu tư theo đúng chỉ đạo của thành phố.
Theo đó, Hà Nội sẽ xây dựng, lắp mới hệ thống nhà chờ xe buýt với thiết kế đồng bộ, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; Có hệ thống nguồn điện năng lượng mặt trời trên mái...
Các bên sẽ thuê thiết kế, lựa chọn các mẫu thiết kế phù hợp để báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian hoạt động của dự án, khai thác quảng cáo hai bên sẽ thỏa thuận và xác định cụ thể trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
Về phương án tài chính, nhà đầu tư tự bỏ 100% kinh phí để đầu tư xây dựng, vận hành khai thác và duy tu bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ các hạng mục công trình. Để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép kinh doanh quảng cáo trên các nhà chờ đã đầu tư (ngoại trừ phần diện tích phục vụ thông tin hoạt động xe buýt).
Hà Nội yêu cầu đơn vị hợp tác đầu tư phải đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư (có bảo lãnh của ngân hàng); Ưu tiên đơn vị có kinh nghiệm đầu tư khai thác quảng cáo trên các hệ thống hạ tầng giao thông công cộng.