Tag

Hà Nội đẩy mạnh số hóa để phát triển làng nghề

Chuyển đổi số 24/07/2024 18:24
aa
TTTĐ - Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước, đặc biệt, các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Những năm qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Phát triển làng nghề từ cơ chế đặc thù Luật Thủ đô (sửa đổi) Đẩy mạnh kết nối di sản, làng nghề và khu du lịch sinh thái "Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng của thanh niên Bài 4: Mây tre đan và tài hoa của người Phú Vinh

Đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử

Theo thống kê, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước (với 1.350 làng nghề và làng có nghề). Đặc biệt, các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.

Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được thị trường đón nhận tích cực, giúp người thợ thủ công mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trong xu thế của hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự thích ứng với sự bùng nổ của công nghệ số, làng nghề gốm Bát Tràng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương. Nhờ đó, làng nghề Bát Tràng những năm gần đây có đã có những bước tiến xa.

Nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng
Làng nghề gốm Bát Tràng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương

Theo nghệ nhân Phùng Văn Hoàn (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội), trước đây khi chưa có sự phát triển của công nghệ, những sản phẩm của làng Bát Tràng làm ra chỉ có thể bán và giới thiệu sản phẩm tại chỗ. Nhưng hiện nay, cả một làng nghề sản xuất với tốc độ rất cao, nếu người làm nghề không quảng bá, không tiếp cận với những kênh thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu nhanh nhất đến với người tiêu dùng thì đó là thiệt thòi và không thể cạnh tranh nổi.

Là hộ kinh doanh ứng dụng thành công việc đưa sản phẩm gốm Bát Tràng lên sàn thương mại điện tử, anh Trần Dương Quý cho biết, sau khi xây dựng kênh bán hàng online qua các kênh Facebook, zalo… hiện nay các trang này mạng xã hội này của gia đình anh Quý đã thu hút được hàng triệu người tiêu dùng.

Cụ thể, riêng với kênh Facebook, sau gần 5 năm xây dựng, hiện kênh bán hàng này của gia đình đã tiếp cận được gần 9 triệu người tiêu dùng. Nhờ đó, mỗi sản phẩm ra mắt đều được đông đảo người tiêu dùng, người buôn bán ở các tỉnh, các địa phương biết đến nhanh chóng…

Cùng với làng nghề gốm Bát Tràng, tại làng nghề thêu truyền thống xã Thắng Lợi (huyện Thường Tín), cùng với việc ứng dụng công nghệ, nhiều hộ gia đình tại làng nghề đã linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Những hình ảnh, video về quá trình thêu tay, tạo dựng... được người dân tích cực giới thiệu, quảng bá trên Facebook, Zalo, thu hút đông đảo khách hàng.

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự, làng nghề thêu tay Thắng Lợi cho biết, cùng với việc sản phẩm được bày bán tại nhà và tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thì thời gian qua, nhiều bạn trẻ đã mở kênh bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội và thu hút được rất đông người tiêu dùng, qua đó, sản phẩm được quảng bá và giới thiệu rộng rãi, giá trị sản phẩm theo đó cũng được nâng lên.

Đưa máy móc công nghệ vào sản xuất

Cùng với việc chú trọng đưa sản phẩm làng nghề lên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh… thời gian qua, việc các làng nghề chú trọng đổi mới đầu tư công nghệ vào sản xuất, không chỉ giúp giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, mà còn giúp nâng cao sự cạnh tranh cho các sản phẩm làng nghề. Nhờ đó, các sản phẩm làng nghề truyền thống ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tại làng nghề truyền thống thuốc nam người Dao Ba Vì, Hà Nội, nhiều hợp tác xã đã áp dụng các thiết bị máy móc công nghệ cao vào sản xuất từ đó nâng cao sản lượng lên nhiều lần. Nếu như trước đây 1 tấn nguyên liệu cây thuốc nấu trong 30 ngày chỉ cho ra khoảng 30kg cao thuốc cô đặc, thì hiện nay, việc áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, với 5 ngày đã có thể cho ra sản lượng tới 300kg cao thuốc thành phẩm.

Việc áp dụng máy móc thiết bị, công nghệ vào sản xuất không chỉ nâng cao năng suất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn mang đến những lợi ích tích cực khác.

Phiên chợ người Dao ở Ba Vì
Nhiều hợp tác xã làm nghề truyền thống thuốc nam người Dao Ba Vì đã áp dụng các thiết bị máy móc công nghệ cao vào sản xuất từ đó nâng cao sản lượng

Từ nhu cầu lớn của người dân về các sản phẩm làng nghề truyền thống kết hợp với các hình thức bán hàng thương mại điện tử, các làng nghề tích cực đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng.

Vừa áp dụng thiết bị máy móc vào sản xuất, vừa bắt nhịp công nghệ 4.0 vào việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, các làng nghề truyền thống đang chuyển mình mạnh mẽ, đề hội nhập, phát triển và gìn giữ làng nghề truyền thống trăm năm của địa phương mình.

Để hỗ trợ các làng nghề thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, trong những năm vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND thành phố Hà Nội ban hành và triển khai thực hiện nhiều Đề án, Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn như: Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019 - 2025; Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch "Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025".

Cùng đó Thành phố triển khai nhiều chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo như: Hỗ trợ chữ ký số, hoá đơn điện tử cho các doanh nghiệp thành lập mới; tổ chức các khoá đào tạo…

Đọc thêm

Chuyển đổi số là yêu cầu hàng đầu để phát triển Chuyển đổi số

Chuyển đổi số là yêu cầu hàng đầu để phát triển

TTTĐ - Sáng 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Hướng tới hạnh phúc, nâng niềm tin của người dân với chính quyền Chuyển đổi số

Hướng tới hạnh phúc, nâng niềm tin của người dân với chính quyền

TTTĐ - Sáng 31/8, tham luận tại Hội nghị chuyên đề về nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, iHanoi đảm bảo sự tham gia giám sát của cộng đồng, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”, từ đó nâng cao niềm tin của người dân với chính quyền.
Phụ nữ tham gia chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác Công nghệ số

Phụ nữ tham gia chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác

TTTĐ - Ngày 29/8, tại huyện Thanh Oai, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức truyền thông “Vai trò của phụ nữ tham gia chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã”.
Vinamilk trao giải thưởng đặc biệt cho các tài năng robot hướng đến phát triển bền vững Công nghệ số

Vinamilk trao giải thưởng đặc biệt cho các tài năng robot hướng đến phát triển bền vững

TTTĐ - Cuộc thi Robotacon WRO 2024 đã tìm ra những tuyển thủ robot xuất sắc đại diện Việt Nam trong cuộc thi thế giới. Bên cạnh đó, các tài năng công nghệ cũng được tặng nhiều giải thưởng đặc biệt từ Vinamilk.
Ấn tượng trình chiếu 3D Mapping nhân kỷ niệm 79 năm ngành Thông tin và Truyền thông Công nghệ số

Ấn tượng trình chiếu 3D Mapping nhân kỷ niệm 79 năm ngành Thông tin và Truyền thông

TTTĐ - Tối 26/8, trong không khí Kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ TT&TT đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt, trình chiếu 3D mapping sống động tại tòa nhà Trụ sở Bộ TT&TT (số 18 Nguyễn Du, Hà Nội).
Mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc Công nghệ số

Mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc

TTTĐ - Tại Công văn số 656/TTg-KSTT, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Tư pháp về việc mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trên toàn quốc từ ngày 1/10/2024 đến hết ngày 30/6/2025.
Tuyển thủ nhí hào hứng với thử thách bất ngờ tại Robotacon WRO 2024 Công nghệ số

Tuyển thủ nhí hào hứng với thử thách bất ngờ tại Robotacon WRO 2024

TTTĐ - Trong cuộc thi Robotacon WRO 2024 với chủ đề "Đồng minh Trái đất", bên cạnh các nhiệm vụ chính thức, còn có thêm những thử thách bất ngờ được thiết kế dựa trên các ví dụ thực tế đến từ những trang trại, nhà máy Vinamilk…, giúp các em hiểu hơn về phát triển bền vững.
Thí điểm Ki-ốt dịch vụ công đầu tiên tại Quảng Nam Công nghệ số

Thí điểm Ki-ốt dịch vụ công đầu tiên tại Quảng Nam

TTTĐ - Thay vì phải xếp hàng mất thời gian để chờ đến lượt giao dịch thủ tục hành chính như trước đây, thì người dân chỉ cần vài thao tác đơn giản trên Ki-ốt Dịch vụ công là xong.
Trí tuệ nhân tạo - thách thức và cơ hội với báo chí Công nghệ số

Trí tuệ nhân tạo - thách thức và cơ hội với báo chí

TTTĐ - Vừa qua tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) vừa tổ chức Hội thảo với chủ đề "Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với báo chí - Thách thức và cơ hội".
Tăng cường đăng, phát sản phẩm truyền thống thông về ứng dụng iHanoi Công nghệ số

Tăng cường đăng, phát sản phẩm truyền thống thông về ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Văn bản số 2720/UBND-TTĐT ngày 17/8/2024 về việc đăng, phát sản phẩm truyền thông ứng dụng iHanoi rộng rãi trên địa bàn TP.
Xem thêm