Tag

Hà Nội chăm lo, đầu tư cho phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Giáo dục 12/12/2022 12:46
aa
TTTĐ - Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong đó có chính sách đối với lĩnh vực giáo dục dân tộc trên địa bàn Thủ đô được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố quan tâm đặc biệt. Nhờ đó, công tác giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
Tuyên dương 142 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu Ký kết hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp

Hơn 560 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục

Hiện nay, trên địa bàn thủ đô Hà Nội, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở 30/30 quận, huyện, thị xã với trên 108 nghìn người, thuộc 50/53 thành phần dân tộc, chiếm 1,3% dân số toàn Thành phố. Trong đó dân tộc Mường chiếm 57,71%, dân tộc Tày 17,81%, dân tộc Thái 6,61%, dân tộc Nùng 5,85%, dân tộc Dao 4,32%; còn lại là các DTTS khác.

Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục - đào tạo, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo ngành giáo dục - đào tạo Thủ đô triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

Hà Nội chăm lo, đầu tư cho phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Học sinh trường Dân tộc nội trú Ba Vì

Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong đó có chính sách đối với lĩnh vực giáo dục dân tộc trên địa bàn Thủ đô được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố quan tâm đặc biệt.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc thành phố Hà Nội tại Lễ tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Thủ đô năm học 2021 - 2022 ngày 11/12/2022, chỉ tính từ giai đoạn 2016-2020, thành phố đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển kinh tế - xã hội đối với 14 xã vùng dân tộc, miền núi. Trong đó, Hà Nội đã dành hơn 560 tỷ đồng đầu tư cho các trường học thuộc 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Để tiếp tục đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc, miền núi, ngày 11/11/2021 UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 253/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Tổng nguồn vốn dự kiến đầu tư theo Kế hoạch là hơn 2 nghìn tỷ đồng. Đến nay, thành phố đã bố trí gần 1 nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, miền núi Thủ đô. Trong đó, có đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học cũng như đầu tư trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi.

Đến nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở các trường được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại, là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. Tại các xã vùng dân tộc, miền núi của thành phố có 60 trường học, trong đó có 32 trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.

Bên cạnh đó, đối với các thầy, cô giáo và các em học sinh, sinh viên DTTS giảng dạy, học tập trong các trường phổ thông cũng như các trường đại học trên địa bàn Thủ đô, mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư. Các chính sách, nhất là chế độ phụ cấp đối với giáo viên và cán bộ quản lý được đảm bảo.

Những kết quả ấn tượng

Không chỉ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thành phố luôn coi trọng việc đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đối với vùng đồng bào DTTS miền núi. Hiện nay, trên địa bàn các xã dân tộc, miền núi có hơn 200 giáo viên đang công tác là người dân tộc thiểu số.

Hà Nội chăm lo, đầu tư cho phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cô và trò Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Ba Vì

Hàng năm, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên công tác tại các trường trên địa bàn Thành phố nói chung và giáo viên giảng dạy tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú và các trường vùng dân tộc thiểu số.

Theo Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh: Nhờ có sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Thành phố và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở nên công tác giáo dục - đào tạo vùng đồng bào DTTS miền núi đã đạt được những kết quả rất phấn khởi: 100% trẻ em được học mẫu giáo và lớp 1; Tỷ lệ xã phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS đạt 100%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học Trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) năm học 2021-2022 đạt trên 90%; Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương trên 80%.

Việc tuyển sinh học sinh DTTS vào lớp 6 và lớp 10 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội được thực hiện công khai, minh bạch, đúng chỉ tiêu và đối tượng theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội.

Năm học 2021-2022, là một năm học có nhiều đổi mới tích cực trong công tác dạy và học. Cùng với cả nước, thầy và trò ngành Giáo dục đã chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, đảm bảo an toàn cho các em học sinh, nhất là học sinh ở các trường trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi.

Với nỗ lực và quyết tâm cao của ngành Giáo dục, của các thầy, cô giáo và các em học sinh, sinh viên nói chung, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng, chất lượng dạy và học được duy trì ổn định và có nhiều chuyển biến tiến bộ trên các mặt, ở tất cả các cấp học, các nhà trường và đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên ở các trường đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi đã đóng góp tích cực để thủ đô Hà Nội liên tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước về chất lượng và số lượng giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Trong thành tích chung ấy, có những đóng góp xứng đáng của học sinh, sinh viên DTTS trên địa bàn Thành phố. Trong kỳ thi cấp Quốc tế các môn văn hoá và thể thao đối với học sinh THPT, THCS có 1 em đạt Huy chương đồng, 1 em đạt giải Khuyến khích. Trong kỳ thi cấp Quốc gia các môn văn hoá và thể thao đối với học sinh THPT, THCS có 1 em đạt giải Nhất, 1 em đạt Huy chương đồng. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố các môn văn hoá và thể thao đối với học sinh THPT, THCS có 7 em đạt giải...

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2021-2022 có 11 em là người dân tộc thiểu số thuộc các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đạt từ 26 điểm trở lên và 23 em là người dân tộc thiểu số thuộc 14 xã vùng dân tộc, miền núi Thủ đô đạt từ 25 điểm trở lên.

Năm 2022, thành 31 thầy, cô giáo và 130 em học sinh, sinh viên DTTS Thủ đô được tuyên dương khen thưởng. Trong đó, có 20 thầy, cô giáo dân tộc Mường; dân tộc Tày có 04 thầy, cô; dân tộc Sán Dìu có 02 thầy, cô và các dân tộc Dao, Sán Chay, Thái, Hoa, Pu Péo mỗi dân tộc có 01 thầy, cô. Đối với các em học sinh, sinh viên dân tộc Mường có 63 em, dân tộc Tày 29 em, dân tộc Nùng 13 em, dân tộc Thái 7 em, dân tộc Dao 6 em, dân tộc Hán 3 em, dân tộc Cao Lan 3 em, dân tộc Sán Dìu 2 em, các dân tộc Mông, Bố Y, La Chí, Thổ mỗi dân tộc 1 em.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen 1 giáo viên đạt giải Nhì, 1 giáo viên đạt giải Ba cấp quận, huyện, thị xã và 37 học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, đạt giải cao trong các kỳ thi.

Trưởng ban Dân tộc tặng Giấy khen cho 29 giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm và đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, 93 học sinh có thành tích học tập xuất sắc năm học 2021-2022.

Đọc thêm

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Xem thêm