Tag

Hà Nội – Bình Dương tăng cường liên kết, tiêu thụ nông sản tiêu biểu

Nông thôn mới 12/04/2023 18:29
aa
TTTĐ - Chiều 12/4, Hội Nông dân Hà Nội và Hội Nông dân Bình Dương đã tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận động phát triển nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân và kết nối tiêu thụ nông sản tiêu biểu giữa hai địa phương.
Tháo gỡ khó khăn trong phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ nông sản Hà Nội đã phát triển được 159 chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn Huyện Quốc Oai phát triển chuỗi kênh tiêu thụ nông sản Xây dựng chuỗi giá trị nông sản, tận dụng cơ hội xuất khẩu Thúc đẩy tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP qua kênh TikTok

Báo cáo về công tác quản lý, vận động phát triển nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Hà Nội cho thấy, tính đến tháng 3/2023 tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội đạt trên 778 tỷ đồng.

Trong quý I/2023, Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố chỉ đạo các huyện, thị xã hướng dẫn cơ sở xây dựng dự án; Đồng thời kiểm tra, thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo các cấp Hội giải ngân 111 dự án với số tiền trên 56 tỷ đồng cho 1.325 hộ vay. Quy mô các dự án đã được nâng lên rõ rệt, bình quân đạt 508 triệu đồng/dự án; 42,6 triệu đồng/hộ.

Đánh giá hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Phạm Hải Hoa khẳng định: Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã góp phần tích cực và tạo điều kiện để các cấp Hội thực hiện tốt việc vận động nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nông dân.

Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

Hà Nội – Bình Dương tăng cường liên kết, tiêu thụ nông sản tiêu biểu
Toàn cảnh hội nghị

Các mô hình vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, nâng cao vai trò của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị. Tiêu biểu như: Trồng rau sạch tại xã Bắc Hồng (Đông Anh); Tổ Hội nghề nghiệp “Đầu tư phát triển sản phẩm đồ gỗ” xã Vân Hà (Đông Anh); Dự án “Phát triển đồ mộc dân dụng” tại xã Liên Hồng (Đan Phượng), Trồng dưa lưới công nghệ cao tại xã Viên Nội (Ứng Hòa); Dự án chăn nuôi bò sinh sản xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây)…

Trong năm 2023, Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Bình Dương đã thống nhất những nội dung trọng tâm trong chương trình phối hợp. Trong đó tập trung vào các hoạt động như: Đẩy mạnh tổ chức liên kết, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân; Tổ chức các hoạt động hợp tác xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, kinh tế tập thể và trang trại.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Bình Dương sẽ tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện các mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp, mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi, xây dựng Nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đề án tái cơ cấu nông nghiệp... từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương Đỗ Ngọc Huy cho biết: Bình Dương sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn nên nhu cầu kết nối tiêu thụ nông sản rất lớn, đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi, cây ăn quả.

Đáng chú ý, trên địa bàn tỉnh đã thành lập Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” có sự tham gia của những nông dân sản xuất giỏi, doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động rất hiệu quả.

“Nông dân, doanh nghiệp Bình Dương mong muốn được kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, OCOP tiêu biểu của địa phương: Dưa lưới Phú Giáo, bưởi da xanh Dầu Tiếng, cam sành Bắc Tân Yên, Yến thô Dầu Tiếng, nấm linh chi Dầu Tiếng…", ông Đỗ Ngọc Huy nhấn mạnh.

Hà Nội – Bình Dương tăng cường liên kết, tiêu thụ nông sản tiêu biểu
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương Đỗ Ngọc Huy phát biểu tại hội nghị

Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội Phạm Hải Hoa khẳng định: Xác định nông nghiệp của Hà Nội là nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, do đó ngày càng có nhiều các loại nông sản giá trị. Nông dân Hà Nội đã cho ra đời nhiều loại nông sản chất lượng cao, hình thành được các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ như: Gạo chất lượng cao Bảo Minh, gạo chất lượng cao khu Cháy của Hợp tác xã Đoàn Kết, gạo hữu cơ và Bưởi diễn của Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến.

Về các loại thực phẩm, rau xanh có: Thủy sản của Hợp tác xã thủy sản công nghệ cao Đại Áng, thịt bò BBB của Công ty Giống gia súc Hà Nội, thịt lợn của Công ty TNHH thực phẩm sạch Organic Green, rau của hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân, rau sạch của Hợp tác xã rau, quả sạch Chúc Sơn... Các loại nông sản này đều đã có thương hiệu trên thị trường và được người tiêu dùng Thủ đô lựa chọn và đánh giá cao.

Tại hội nghị, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, doanh nghiệp nông nghiêp tiêu biểu của Bình Dương đã giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao và mong muốn hợp tác tiêu thụ với các doanh nghiệp Hà Nội.

Đại diện một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng chia sẻ các nội dung liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn của sản phẩm nông sản đáp ứng yêu cầu của chuỗi bán lẻ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch tại Thủ đô.

Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Bình Dương đã đi thăm quan thực tế mô hình chế biến nông sản tại Công ty CP Thực phẩm Minh Dương (huyện Hoài Đức, Hà Nội).

Đọc thêm

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân Kinh tế

Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân

TTTĐ - Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội nông dân triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những thiệt hại và khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.
Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất Nông thôn mới

Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất

TTTĐ - Tại các địa phương của Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đang tập trung các nguồn lực nhằm hồi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng cơn bão số 3. Không khí hăng hái, nhiệt tình theo phương châm "4 tại chỗ" đã được Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài quán triệt.
Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn Nông thôn mới

Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 với 18 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó công tác giao thông vận tải được xác định là lĩnh vực hết sức quan trọng “đi trước mở đường”.
Bài 1: Ngành nông nghiệp Thủ đô thiệt hại nặng nề sau siêu bão Nông thôn mới

Bài 1: Ngành nông nghiệp Thủ đô thiệt hại nặng nề sau siêu bão

TTTĐ - Siêu bão Yagi (bão số 3) càn quét qua địa phận Hà Nội gây thiệt hại vô cùng lớn đối với ngành nông nghiệp. Điều này có nguy cơ làm ảnh hưởng tới các mục tiêu sản xuất vụ mùa.
Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 Nông thôn mới

Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 tan, Nhân dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xuống đồng nhanh chóng dựng lại diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả... bị đổ, vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, chế phẩm vi lượng cho cây nhanh chóng phục hồi. Đồng thời nhanh cóng tiêu nước đệm giảm nguy cơ ngập úng khi có mưa lớn.
Xem thêm