Tag

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

Bảo vệ người tiêu dùng 08/03/2024 10:10
aa
TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào những app mua, bán vàng online Ứng dụng Tikop có sinh lời an toàn như quảng cáo? Dịch vụ cho vay FastMoney trên ví điện tử MoMo với lãi suất thực lên đến 60%/năm

Lãi suất cao hơn ngân hàng

Có thể thấy việc sử dụng ứng dụng công nghệ trong đầu tư, để đa dạng hóa danh mục đầu tư là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.

Đơn cử như app Tikop tự nhận với hơn 1,5 triệu người dùng đang triển khai gói Tích lũy với lãi suất lên đến 8,3%/năm mà chỉ cần đầu tư với con số rất nhỏ 50 nghìn đồng. Ví dụ như gói tích lũy 5 tháng thì mức lãi suất đưa ra là 6,8%/năm.

Quảng cáo lãi suất hấp dẫn từ Tikop
Quảng cáo lãi suất hấp dẫn từ Tikop

Tương tự, “chơi lớn” như app BUFF đưa ra mức lãi suất 8,2%/năm cho gói tích lũy 12 tháng. Cụ thể gói này có tên là B-Long 12M có lãi suất thực nhận là 7,79%/năm (sau thuế), lãi suất rút trước là 2%/năm. Đây là sản phẩm được cấu thành từ: Chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi và công cụ nợ tại các công ty tài chính tiêu dùng, sản phẩm sinh lời cố định của các công ty chứng khoán.

Ngoài ra, BUFF còn triển khai nhiều gói tích lũy khác có thời hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng với các mức lãi suất tương ứng.

Các gói tích lũy của Buff
Các gói tích lũy của BUFF

Tương tự, app Tititada giới thiệu gói tích lũy nghe rất "dễ thương" mang tên "Trà sữa size L" và size S. Trong đó, Tích lũy trà sữa size S có mức lãi suất 5,4%/năm với kỳ hạn 1 tháng; còn Tích lũy Trà sữa size L có lãi suất 6,3%/năm với kỳ hạn 3 tháng và cả 2 gói tích lũy trên đều được quảng cáo chỉ cần bắt đầu từ 50 nghìn đồng.

Với mức lãi suất mà các app fintech đưa ra có thể thấy cao hơn rất nhiều so với các “ông lớn” ngân hàng hiện nay. Tuy vậy, mức lãi suất cao lý tưởng đó có phải miếng bánh ngon cho người dùng hay thực chất còn có những rủi ro mà các app fintech chưa từng đề cập tới?

Bản chất của các sản phẩm tích lũy là gì?

Theo tìm hiểu, tiền từ sản phẩm "tích luỹ" được các đơn vị mua và đứng tên sở hữu sản phẩm tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ quỹ hay trái phiếu. Sau đó, họ "bán lẻ" lại cho khách hàng với số tiền nhỏ hơn, ràng buộc bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đổi lại, các fintech sẽ thu phí quản lý hoặc phí dịch vụ khoảng 0 - 1,5% giá trị tài khoản, phí nạp tiền và phí rút tiền với mức 0 - 1,4% giá trị giao dịch.

Thậm chí, nhiều app fintech còn mạnh tay chi tiền mời nhiều người nổi tiếng để thu hút thêm người dùng.

Sản phẩm tích lũy của Tititada
Sản phẩm tích lũy dưới tên gọi "trà sữa" của Tititada

Luật sư Nguyễn Trần Phương (thuộc Công ty Luật Long Phan PMT, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) nhận định rằng, quản lý quỹ đầu tư và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là một trong những nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Chứng khoán 2019.

Theo đó, các “sản phẩm tích lũy” của các fintech hiện nay với những quảng cáo giống như hình thức nhận tiền gửi nhưng bản chất lại là gom tiền từ khách hàng để đầu tư vào các sản phẩm tài chính, tức là hoạt động như một công ty quản lý quỹ nhưng lại không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp phép và quản lý.

"Do đó, hình thức huy động vốn, gom tiền từ khách hàng của những fintech hiện nay thường theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng đầu tư", Luật sư Phương cho biết.

Ngoài ra, nếu đối chiếu theo luật thì công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là những tổ chức tín dụng phi ngân hàng (căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010).

Theo đó, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của ngân hàng. Điểm a khoản 1 Điều 108 và khoản 1 Điều 112 của luật này cũng quy định rõ, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức.

Như vậy, có thể thấy thực chất các sản phẩm tích lũy như các app fintech đưa ra thực chất có phải là một hình thức "lách luật"?

"Ém nhẹm" rủi ro?

Ông Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên Đại học Bristol (Anh) cũng cho rằng các fintech cần giải thích rủi ro một cách đúng bản chất cho khách hàng. Theo vị chuyên gia này, các đơn vị này cần phải minh bạch hơn nữa về hình thức đầu tư và rủi ro đi kèm thay vì quảng cáo tới người dùng bằng các khái niệm dễ hiểu nhầm là an toàn như "gửi tiết kiệm" hay "tích lũy" với lãi suất cố định.

Savenow giới thiệu
Savenow giới thiệu các sản phẩm đầu tư của mình

Đáng nói, các app kể trên đều đã từng nằm trong danh sách cảnh báo của UBCKNN. Qua đó, UBCKNN cho rằng chủ doanh nghiệp đứng sau các app nói trên sử dụng công cụ truyền thông, báo chí quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

"Do đó, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh", UBCKNN đưa ra cảnh báo.

Cảnh báo đưa ra từ UBCKNN
Cảnh báo đưa ra từ UBCKNN

Luật sư Nguyễn Trần Phương khuyến cáo, khi tham gia đầu tư tích lũy như trên, người tham gia/nhà đầu tư cần cẩn trọng và xem xét những vấn đề sau: Thứ nhất, “sản phẩm tích lũy” không phải là một dạng tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng và chắc chắn sẽ có lãi như các fintech đang quảng cáo. “Sản phẩm tích lũy” là một hình thức đầu tư, mà đã là đầu tư thì chắc chắn có rủi ro và nhà đầu tư có khả năng không được chi trả các khoản tiền đúng như cam kết.

Thứ hai, theo luật sư Phương, do không có giấy phép hoạt động quản lý quỹ, hình thức gom tiền từ khách hàng của fintech thường theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng đầu tư. Vì vậy, khi đầu tư không thuận lợi hoặc khi phát sinh tranh chấp với các đơn vị fintech, người mua sản phẩm/nhà đầu tư không được pháp luật chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Thứ ba, khung pháp lý hiện nay đối với các hoạt động của fintech là chưa rõ ràng nên việc giải quyết tranh chấp xảy ra sẽ tương đối khó khăn và tốn kém.

Đọc thêm

Phạt nặng một cá nhân buôn bán phân bón kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Phạt nặng một cá nhân buôn bán phân bón kém chất lượng

TTTĐ - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt đối với 1 cá nhân về hành vi "Buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng". Sản phẩm bị phát hiện vi phạm là Phân bón hỗn hợp NPK 20-5-5-13S+TE Việt Đức G7 của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Việt Đức.
Bình Dương: Tiêu hủy hơn 43 tấn phân bón vi phạm Bảo vệ người tiêu dùng

Bình Dương: Tiêu hủy hơn 43 tấn phân bón vi phạm

TTTĐ - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tiêu hủy 43 tấn phân bón là tang vật vi phạm của Công ty CP Thương mại nông nghiệp Vàng. Ngoài ra, công ty này còn phải nộp phạt hơn 247 triệu đồng,
Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch Bảo vệ người tiêu dùng

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch

TTTĐ - Với lời hứa có khách sẵn mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc sang nhượng nhưng đã nhiều tháng trôi qua, ông P cùng nhiều khách hàng khác vẫn trông ngóng vô vọng dù tiền đã đóng đủ cho công ty môi giới.
Lợi dụng chuyển phát hàng hóa để vận chuyển, tàng trữ hàng cấm Bảo vệ người tiêu dùng

Lợi dụng chuyển phát hàng hóa để vận chuyển, tàng trữ hàng cấm

TTTĐ - Cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát hàng hóa Quyết Đại Phát Express ở Kim Chung, Hoài Đức có dấu hiệu của Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng Nhịp sống phương Nam

Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi vừa tiến hành xử phạt đối với một hộ kinh doanh và nhà cung ứng sản phẩm phân bón kém chất lượng.
Phát hiện hàng loạt sản phẩm phân bón Quốc tế Âu Việt vi phạm Bảo vệ người tiêu dùng

Phát hiện hàng loạt sản phẩm phân bón Quốc tế Âu Việt vi phạm

TTTĐ - Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa phát hiện 4.500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa.
An Giang: Phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh phân bón giả Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh phân bón giả

TTTĐ - Lực lượng chức năng tỉnh An Giang trong quý I/2024 đã phát hiện nhiều trường hợp kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, qua đó đã xử lý nhiều hộ kinh doanh và công ty.
Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Phát hiện lô sản phẩm nghi của Công ty Eco Nam Dũng là hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Phát hiện lô sản phẩm nghi của Công ty Eco Nam Dũng là hàng giả

TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Tây Ninh đã phát hiện một hộ kinh doanh, buôn bán thuốc thú y giả. Sản phẩm bị phát hiện hàng giả là lô sản phẩm nghi của Công ty Cổ phần Eco Nam Dũng.
Xem thêm