Tag

Giúp học sinh bắt nhịp thay đổi khi quay lại học trực tiếp

Giáo dục 25/01/2022 13:44
aa
TTTĐ - Sau thời gian học trực tuyến kéo dài, khá nhiều học sinh gặp phải hiện tượng sức ỳ tâm lý, không muốn đi học trở lại, ngại giao tiếp do chỉ quanh quẩn trong nhà và coi thiết bị điện tử như một người bạn thân. Không ít em còn bị mắc bệnh về mắt, béo phì, tinh thần sa sút và nguy hiểm hơn là có những em có biểu hiện trầm cảm…
Trường học hạnh phúc bắt đầu từ học sinh hạnh phúc Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 8 ngày Từ ngày 8/2, Hà Nội cho phép học sinh từ lớp 7-12 trở lại trường

Trở lại trường, mừng mà lo

Việc ở nhà và học trực tuyến trong một thời gian dài đã gây nên sức ỳ tâm lý ở học sinh. Việc học tại trường không chỉ đơn thuần là thu nạp kiến thức qua sách vở mà còn qua sự vận động, giao tiếp. Chính sự giao tiếp giữa các học sinh, giữa giáo viên và học sinh sẽ giúp các em trưởng thành hơn.

Học trực tuyến trong một thời gian dài đã gây nên sức ỳ tâm lý ở nhiều học sinh
Học trực tuyến trong một thời gian dài đã gây nên sức ỳ tâm lý ở nhiều học sinh

Theo Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Thị Kim Quý, Trung ương hội Khoa học tâm lý Giáo dục Việt Nam, học sinh là lứa tuổi đang hình thành và phát triển, khẳng định nhân cách, nhất là lứa tuổi dậy thì. Việc hạn chế về vận động và giao tiếp sẽ mang đến rất nhiều nguy cơ. Hơn nữa, tiếp xúc với máy tính, điện thoại quá nhiều sẽ khiến học sinh dần bị “thui chột” đi cảm xúc, thiếu thốn kỹ năng, thái độ sống. Đó là chưa kể các hệ lụy khác về sức khỏe tâm thần, thể chất như dễ lo âu trầm cảm, rối loạn cảm xúc, dễ tổn thương, hay bực bội, cáu gắt. Nhiều học sinh có nguy cơ mắc các bệnh như cận thị, béo phì, cong vẹo cột sống, thiếu canxi…

Chia sẻ về thực tế của lớp học do mình làm giáo viên chủ nhiệm, cô Phạm Thị Hương, trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy cho biết, sau 1 học kỳ học trực tuyến, có khá nhiều học sinh trong lớp trở nên ít nói. Mọi vấn đề giao tiếp giữa giáo viên và học sinh chỉ xoay quanh nội dung bài giảng.

Nguyễn Đình Trung, học sinh trường Ngọc Lâm, Long Biên bày tỏ lo lắng khi biết thông tin sẽ đi học lại ngay sau kỳ nghỉ Tết. Em chia sẻ, đi học lại đồng nghĩa với việc em sẽ phải dậy sớm, ăn sớm, mặc đồng phục. Những việc đó lâu lắm rồi em không phải làm nên rất ngại.

Nhiều em học sinh thầy vừa mừng vừa lo khi quay lại học trực tiếp
Nhiều em học sinh thấy vừa mừng vừa lo khi quay lại học trực tiếp

“Em cũng mong được đi học để gặp bạn, gặp thầy cô nhưng lại không biết sẽ nói chuyện gì với các bạn. Hơn nữa, cả 3 đợt kiểm tra định kỳ đều theo hình thức trực tuyến nên em thực sự không tự tin lắm khi đối diện với việc kiểm tra trực tiếp tới đây. Có lẽ phải cần một thời gian nữa em mới quen được việc này”, em Thái An cho biết.

Chống “sốc” cho học sinh khi đi học trở lại

Thành phố Hà Nội vừa đồng ý cho phép học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 sẽ quay trở lại trường học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022. Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng các chuyên gia tâm lý cũng bày tỏ lo ngại, sau một thời gian dài đang học môi trường online, khi đi học trở lại, học sinh sẽ phải tạo cho mình một thói quen sinh hoạt mới.

Với những thay đổi này, nhà trường và gia đình nên có sự chuẩn bị cũng như hỗ trợ để học sinh đi học trực tiếp trong tâm thế tốt nhất. Bên cạnh đó, cần theo dõi chặt diễn biến tâm lý để có những ứng xử phù hợp, không để học sinh bơ vơ, loay hoay tự giải quyết vấn đề.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, việc hạn chế đi lại, giao tiếp trong một thời gian dài dễ khiến học sinh mắc những vấn đề về tâm lý. Các em có thể rơi vào trạng thái co mình lại, e ngại ngay cả với những bạn bè cùng lớp vốn đã biết nhau. Chắc chắn sẽ có nhiều tình huống phát sinh khi các em trở lại trường. Do đó, khi đi học trực tiếp, bên cạnh các biện pháp bảo đảm an toàn về sức khỏe thì nhà trường và gia đình cần nắm bắt tâm tư, suy nghĩ của các em để có những điều chỉnh phù hợp.

Nhà trường và cha mẹ cần theo dõi chặt kiễn biến tâm lý của học sinh để ứng xử phù hợp
Nhà trường và cha mẹ cần theo dõi chặt diễn biến tâm lý của học sinh để ứng xử phù hợp

Để các em học sinh sớm thích nghi với việc học tập trực tiếp tại trường, thời gian đầu, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có thể dành một vài buổi nói chuyện, chia sẻ trong phạm vi lớp học hoặc tăng cường phối hợp trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm hiểu những vấn đề các em đang gặp phải cả trong và ngoài nhà trường, từ đó có phương án hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, cần quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng ý chí, niềm tin, bản lĩnh và thái độ ứng xử, hoàn thiện nhân cách cho học sinh, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện.

Việc điều chỉnh hành vi, thay đổi thói quen ở trẻ cần có lộ trình để vừa giúp trẻ không bị “sốc”, vừa giúp trẻ bắt nhịp với những thay đổi mới. Điều này hết sức khó khăn đối với những trẻ trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý có diễn biến thiếu ổn định.

Cô Đào Hồng, giáo viên Trường Trung học Cơ sở Nghĩa Tân cho rằng: “Tùy vào độ tuổi khác nhau mà phụ huynh sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Điều quan trọng nhất là tạo cho con một trạng thái tích cực khi đến trường. Khi đó, việc điều chỉnh, uốn nắn các con vào một thói quen mới, giờ giấc học tập sinh hoạt mới sẽ dễ dàng hơn”.

Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi học sinh mới trở lại trường học, nhà trường tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường.

Đồng thời, trường tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến; Dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợp với ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh không có điều kiện học trực tuyến…

Đọc thêm

Thầy, trò Thanh Trì trao gửi yêu thương tới học sinh vùng lũ Giáo dục

Thầy, trò Thanh Trì trao gửi yêu thương tới học sinh vùng lũ

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Báo Tuổi trẻ Thủ đô về việc chung tay chia sẻ với những khó khăn, mất mát mà đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, ngành giáo dục huyện Thanh Trì đã tổ chức hội thu, ủng hộ vật chất để trao gửi yêu thương tới học sinh vùng thiệt hại do bão lũ
Lan tỏa, phát triển ngôn ngữ Bồ Đào Nha tại Việt Nam Giáo dục

Lan tỏa, phát triển ngôn ngữ Bồ Đào Nha tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 8/11, trường Đại học Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Khoa tiếng Bồ Đào Nha.
70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển Giáo dục

70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô: Hành trình kiến tạo, phát triển

TTTĐ - Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Trong suốt 70 năm qua, kể từ khi đất nước hòa bình, thống nhất vào năm 1954, Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn hóa, giáo dục của cả nước.
Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến Giáo dục

Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến

TTTĐ - Tọa đàm “Ứng dụng AI vào dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” mới đây đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức dưới sự chủ trì của SunUni Academy (đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong đào tạo tiếng Anh trực tuyến theo chuẩn quốc tế), phối hợp cùng Báo Giáo dục & Thời đại, Ban Tổ chức học bổng E-International và Viện Đào tạo và Phát triển Kinh tế (ITED).
Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội Giáo dục

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội

TTTĐ - Trong tuần lễ cao điểm kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Tuyên truyền pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú Giáo dục

Tuyên truyền pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú

TTTĐ - Sáng 6/11, tại Trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Nam Từ Liêm tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024.
Xem thêm