Tag

Giới trẻ Việt đua nhau làm streamer

Nhịp sống trẻ 04/03/2021 17:11
aa
TTTĐ - Trong thời buổi công nghệ kỹ thuật số phát triển mạnh cùng sức hút về sự nổi tiếng, mức thu nhập “khủng” nhiều người trẻ đang lựa chọn và coi streamer là một nghề để theo đuổi.
Trường Giang giới thiệu đặc sản bí ẩn trong mùa mưa bão Trường Giang giới thiệu đặc sản bí ẩn trong mùa mưa bão
Talkshow “Truyền thông thời đại công nghệ 4.0” Talkshow “Truyền thông thời đại công nghệ 4.0”

Trăm hoa đua nở

Streamer được hiểu là những người phát sóng trực tiếp (streaming) các hoạt động của mình cho khán giả xem trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube hoặc Twitch… Trên các trang mạng xã hội, không khó để bắt gặp những clip được streamer đăng tải. Nội dung không chỉ dừng lại ở việc bình luận các trò chơi điện tử mà nay đã mở rộng hơn, từ MV ca nhạc, phim ảnh cho tới lĩnh vực mỹ phẩm, làm đẹp…

Lê Hải Hoàng, sinh viên năm thứ tư Đại học Bách khoa Hà Nội, một thành viên trong cộng đồng streamer về game chia sẻ: “Sự phát triển không ngừng của nền tảng công nghệ, nhất là Internet và mạng xã hội đã giúp mình cùng các bạn làm nghề streaming có một nguồn thu nhập ổn định để chi trả tiền học và phí sinh hoạt”.

Stremer là cụm từ không còn xa lạ với các bạn trẻ trong thời buổi công nghệ phát triển vượt bậc
Stremer là cụm từ không còn xa lạ với các bạn trẻ trong thời buổi công nghệ phát triển vượt bậc

Ví dụ trên Twitch, nền tảng streaming số một thế giới hiện nay, cho phép các streamer đăng tải rất nhiều nội dung khác nhau như game, trò chuyện, vlogs, nấu ăn… "Miễn đó là nội dung lành mạnh không gây ảnh hưởng xấu đến người xem", Hoàng chia sẻ thêm.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công việc gặp nhiều khó khăn, Đặng Thu Hương, 26 tuổi (ở quận Đống Đa, Hà Nội), một chuyên viên trang điểm cũng chuyển qua làm streamer. Đều đặn ngày một lần lên sóng chia sẻ về bí quyết trang điểm, tư vấn mỹ phẩm, sau gần một năm hoạt động trong lĩnh vực này, với Hương, streaming giờ đây không chỉ còn là cuộc dạo chơi ngắn hạn mà là hướng đi lâu dài.

“Ban đầu mình nghĩ chỉ làm cho vui trong lúc chờ đợi dịch bệnh được kiểm soát nhưng càng làm thì mình lại càng thấy có hứng thú với công việc này. Mình tự làm chủ về thời gian, tự làm chủ bản thân trong khi vẫn có thu nhập tốt để lo cho bản thân và phụ giúp bố mẹ”, Hương nói.

Cứ thế, streamer được chọn làm nghề nghiệp, trở thành đam mê của nhiều bạn trẻ hiện nay
Streamer được chọn làm nghề, trở thành đam mê của nhiều bạn trẻ hiện nay

Không chỉ có Hương, nhiều bạn bè cùng trang lứa với những tài lẻ khác nhau cũng đang dần lấn sân sang làm streamer với mong muốn thay đổi bản thân và cuộc sống.

Mai Thùy Linh (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là giảng viên thanh nhạc tại một trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh thời gian lên lớp, Linh đều đặn dành thời gian streaming nói chuyện với mọi người và chia sẻ kỹ thuật luyện thanh.

"Mục đích chính của mình khi streaming là có thể trò chuyện với mọi người giúp giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Mặt khác, từ kiến thức và kinh nghiệm của mình có thể giúp mọi người cải thiện giọng hát", Linh tâm sự.

Những vết đen của nghề

Các clip được streamer đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội chiếm được lượng lớn lượt xem của khán giả trẻ, trong đó có không ít các bạn lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, các clip này lại chưa hề được kiểm duyệt về mặt nội dung trước khi đăng tải.

Nói tục, chửi thề là điều dễ bắt gặp nhất trong các streaming. Bên cạnh đó, nhằm thu hút lượt xem và tương tác của khán giả, những câu chuyện mang nội dung “người lớn” cũng được các streamer kể trên sóng trực tiếp trước hàng nghìn, thậm chí hàng triệu fans của mình.

Không chỉ một mà nhiều streamer đã từng bị nêu tên vì những phát ngôn tục tĩu của mình khi đang live stream
Không chỉ một mà nhiều streamer đã từng bị nêu tên vì những phát ngôn tục tĩu của mình khi đang live stream

Trước vấn đề trên, theo TS Đỗ Thị Khánh Ngân, chuyên gia xã hội học, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, điều này rất nguy hiểm bởi nó tác động tới nhận thức và hành vi ứng xử của các em.

“Việc lặp đi lặp lại những câu chửi thề trong thời gian dài và liên tục sẽ khiến giới có suy nghĩ lệch lạc. Chưa kể có nhiều em còn sử dụng những từ ngữ chửi thề đó để nói chuyện với bạn bè, khi giao tiếp với thầy cô hoặc về nhà xưng hô với bố mẹ”, TS Ngân nói thêm.

Cũng theo TS Ngân, tuổi vị thành niên là độ tuổi tò mò nhất và dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các vấn đề liên quan tới tình dục, tình yêu. Việc các streamer thường xuyên đem các câu chuyện 18+ lên streaming để chia sẻ sẽ gây ảnh hưởng tiêu tục tới những người trẻ theo dõi clip. Nó sẽ càng nguy hiểm hơn khi không có ai bên cạnh hướng dẫn cho những bạn trẻ đó đâu là giới hạn của vấn đề.

“Tôi thấy, câu mà hầu như streamer nào cũng nói là: “Vấn đề này các cháu chưa đủ 18 tuổi thì tắt livestream xong đi ngủ nhé” hoặc đại loại vậy, nó cực kỳ vô dụng. Tâm lý tò mò của con người là càng cấm càng muốn tìm hiểu. Vô hình chung các streamer đang khơi gợi sự tò mò của giới trẻ vào câu chuyện “người lớn” mà mình sắp kể”, TS Ngân bày tỏ.

Những streamer nữ với bộ cánh hở bạo, gây mất mĩ quan và không phù hợp với nhiều độ tuổi
Những streamer nữ với bộ cánh hở bạo và không phù hợp với nhiều độ tuổi

Chưa kể, để tăng lượng tiền donate (tặng quà ảo hoặc tặng tiền cho thần tượng trong các buổi livestream) nhiều streamer bất chấp sử dụng các chiêu trò phản cảm, khoe thân khiêu gợi để câu người xem. Mặc dù hình thức livestream “bẩn” này đã bị cộng đồng lên án, tẩy chay nhưng vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức.

Chia sẻ về vấn đề này dưới góc độc pháp luật, luật sư Nguyễn Huy Tùng, Văn phòng luật sư TGS, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, cho rằng, các hành vi văng tục, chửi thề, khiêu dâm, xúc phạm, thậm chí là chửi bới lẫn nhau trên mạng xã hội rất phổ biến trong các livestream. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, với mức xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Với sự phát triển của công nghệ, streamer là một nghề tiềm năng, đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ với mức thu nhập hấp dẫn nhưng chớ bị đánh lừa bởi lớp hào nhoáng của nó mà quên đi rằng, đã là nghề thì đòi hỏi rất nhiều thứ, từ tư duy, kiến thức, kỹ năng… cho đến kỷ luật.

Giới trẻ đổ xô mua tiền ảo bất chấp cảnh báo Giới trẻ đổ xô mua tiền ảo bất chấp cảnh báo

TTTĐ - Đồng tiền ảo vẫn như có “ma lực” hấp dẫn nhiều người trẻ bỏ ra tiền triệu đầu tư, để rồi sau đó ...

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân

TTTĐ - Cánh đồng lúa tại các thôn của xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sắp thu hoạch bị chìm trong biển nước. Để người dân không bị mất trắng, thanh niên tình nguyện quyết định xuống đồng gặt lúa sớm chạy lũ giúp dân.
Xem thêm