Tag

Giới trẻ đánh đổi khi làm việc hết công suất

Nhịp sống trẻ 17/05/2023 20:16
aa
TTTĐ - Liên tục làm việc với áp lực lớn, cường độ cao, dù có những thành quả nhất định, thu nhập tốt nhưng không ít người trẻ thừa nhận đang phải đánh đổi nhiều sở thích của bản thân cũng như thời gian, sức khỏe…
Người trẻ không còn muốn bận rộn Giới trẻ có mất tập trung khi làm nhiều việc một lúc? Người trẻ thích đi chơi một mình...

Chấp nhận đánh đổi

Bắt đầu làm thêm từ năm nhất đại học, Khánh Vy (25 tuổi, sống tại Thanh Trì, Hà Nội) đã trải qua nhiều công việc như phục vụ quán cà phê, tạp hóa, trợ giảng, nhân viên bán hàng, giáo viên tiếng Anh tại trung tâm...

“Mình làm việc khá nhiều, có khi hơn 12 tiếng/ngày. Mình không có nhiều đam mê và sở thích nên thích kiếm tiền để dành hơn phục vụ những nhu cầu của bản thân, đôi khi quá sa đà vào việc đó”, Khánh Vy nói.

Cô gái 25 tuổi không khuyến khích ai ôm nhiều việc cùng lúc như mình vì không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lựa chọn này phù hợp với khả năng và lối sống hiện tại của cô. Theo Vy, cuộc đời trọn vẹn là tích cóp khi tuổi trẻ để có về già có đủ tài chính.

Người trẻ đánh đổi khi làm việc hết công suất
Khánh Vy chấp nhận ôm đồm nhiều công việc để thực hiện những mục tiêu của bản thân

“Mình nghĩ nếu trong giai đoạn đầu của cuộc đời, bạn cố gắng đủ nhiều để tạo nên tài nguyên vững chắc cho bản thân, thì nửa đời sau, bạn có thể sống ung dung, ít phải chịu gánh nặng của cơm áo gạo tiền”, cô giải thích.

Nhờ liên tục "cày cuốc", Khánh Vy đạt được một số cột mốc bao gồm tự kiếm đủ tiền mua chiếc xe máy đầu tiên; tự mua điện thoại và trả học phí năm cuối đại học; tiết kiệm được khoản tiền lớn đầu tiên trong đời và mua laptop loại xịn…

Đổi lại, cô gái trẻ thừa nhận thiếu vắng nhiều trải nghiệm như đi du lịch nước ngoài, mua đồ công nghệ đắt tiền, gần như không chạm vào đồ hiệu và tối giản trang phục. Đi ăn tại nhà hàng cao cấp, đi nghỉ tại các khách sạn có tên tuổi cùng hàng loạt các hình thức giải trí đặc biệt cũng hoàn toàn không có trong từ điển của cô. Khánh Vy cũng thích cảm giác an toàn nên chưa từng nghĩ đến việc đổ tiền vào kinh doanh hay làm chủ. Do đó, theo cô, lựa chọn nào cũng có mặt lợi và hại.

“Mình cảm thấy bản thân còn thiếu nhiều trải nghiệm nên chưa đủ mạnh mẽ và điềm tĩnh như nhiều người khác. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc thiếu hụt về tư duy, kiến thức chung về cuộc sống. Về lâu dài, mình sẽ cố gắng cân bằng hơn, không để mình chậm lại với nhịp phát triển của thời đại”, Khánh Vy nói.

Động lực đằng sau mục tiêu cày cuốc kiếm tiền của Khánh Vy còn nằm ở việc cô nhận ra cuộc sống là hữu hạn, sức khỏe và tuổi trẻ cũng vậy. Cô cho rằng tự do tài chính sẽ giúp bản thân có được những thứ mình muốn dù để đạt được điều đó, Vy thường xuyên cảm thấy stress. Tuy nhiên, cô vẫn khẳng định bản thân chưa từng bị kiệt sức.

Người trẻ đánh đổi khi làm việc hết công suất
Nhiều người trẻ thừa nhận đang phải đánh đổi sở thích của bản thân cũng như thời gian, sức khỏe… khi liên tục làm việc với áp lực lớn, cường độ cao

“Mình luôn biết cách lên dây cót tinh thần và dừng lại trước khi bản thân vượt qua giới hạn chịu đựng về tinh thần. Mỗi khi stress, mình lập tức tìm đến những thứ khiến bản thân thấy tốt hơn như đi làm đẹp, ăn ngon, trò chuyện với bạn bè. Nhờ đó, mình có thể cân bằng lại cảm xúc và đầu óc, tránh đưa ra những quyết định sai lầm hay đáng tiếc.

Tất nhiên, về lâu dài, mình sẽ cần nhiều hơn là chỉ cày cuốc. Mình đang tìm hiểu nhiều hơn về những nguồn thu nhập thụ động hay các hình thức đầu tư ít rủi ro để có thể đảm bảo tương lai vững bền, ít nhất là như thế”, Khánh Vy chia sẻ.

Cần sự cân bằng

Bên cạnh công việc nhân viên truyền thông toàn thời gian, Minh Phương (27 tuổi, sống tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) còn nhận làm thêm job tự do và kinh doanh online. Cô gái trẻ chọn dung hòa giữa sống cho bản thân và tiết kiệm tiền.

Đầu tiên, Minh Phương không bao giờ để bản thân trong tình trạng cạn tiền. Tiếp đó, Minh Phương thường đi du lịch để lưu giữ và tận hưởng tuổi trẻ. Cô không ham đồ hiệu, chỉ đầu tư cho thiết bị công nghệ đắt tiền để sử dụng lâu dài, phục vụ công việc và cuộc sống. Cuối cùng, cô gái trẻ chọn không đầu tư mạo hiểm vì cho rằng thứ gì nhanh kiếm lợi nhuận thì rủi cũng cao. Cô không chấp nhận đánh đổi nên chỉ kiếm tiền chậm mà chắc.

Bản thân Minh Phương cũng cân nhắc khá nhiều mỗi khi sử dụng tiền. Cô thường tự hỏi “Thứ này có cần thiết đến vậy không?”, “Có đáng để chi tiêu không?”, “Có đắt không, có thể tìm nơi bán rẻ hơn không?”, “Thú vui này có cần không?”. Từ đó, cô tập thói quen tiết kiệm cho mình.

Bên cạnh đó, đôi khi cô gái 27 tuổi cũng thoải mái xuống tiền. Đó có thể là mua món đồ đắt để tự thưởng cho bản thân khi làm việc xứng đáng được khen, tặng đồ cho bố mẹ, chi cho chuyến du lịch không biết bao giờ mới có thể đi lại.

Người trẻ đánh đổi khi làm việc hết công suất
Minh Phương chọn dung hòa giữa sống cho bản thân và tiết kiệm tiền

“Nhờ đó, mình tự tạo thế cân bằng cho bản thân, không phung phí mà cũng không thiếu thốn”, cô nói.

Với Minh Phương, cố gắng cày cuốc có 2 kiểu. Một là làm ngày làm đêm, bỏ bê bản thân, coi thường sức khỏe, quên hết bè bạn. Hai là nỗ lực làm việc, tập trung hoàn toàn trong 8 tiếng hành chính mỗi ngày. Theo cô, tuổi trẻ cần nhiều hơn 2 chữ “cày cuốc”. Điều quan trọng là xác định rõ mục tiêu và biết thế nào là đủ để không rơi vào vòng luẩn quẩn của làm lụng - tiền bạc.

Lợi thế của tuổi trẻ là có đầu óc, sức khỏe và học hỏi nhanh. Do đó, làm việc, cày cuốc để tiết kiệm tiền, tích cóp là điều tốt. Tuy nhiên, tuổi trẻ cũng chỉ có một lần trong đời mà khi đi qua rồi, không nên nhìn lại mà chỉ thấy những mớ tài liệu, những đêm thức trắng, stress, áp lực hay sự trống rỗng vô nghĩa.

“Một ngày chỉ có 24 giờ. Hơn nữa, cuộc đời sống càng dài lại càng ngắn. Bên cạnh công việc bận rộn, hãy nhớ dành thời gian cho bản thân được tận hưởng cuộc sống, vui chơi, quan tâm đến gia đình, yêu thương sẻ chia... giống như được sạc điện vậy. Nhận định được hiện tại là thời gian quý báu nhất để yêu thương bản thân và mọi người cũng là điều rất quan trọng bên cạnh sự nghiệp, công việc, tiền bạc”, Minh Phương chia sẻ.

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xem thêm