Tag

Giây phút 45 công nhân đu dây cáp vượt sông Đăk Mi để thoát nạn

Phóng sự 30/10/2020 19:53
aa
TTTĐ - Hơn 200 người là công nhân, quản lý, cán bộ điều hành làm việc tại Dự án thủy điện Đăk Mi 2 (xã Phước Lộc và Phước Công, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đang được lực lượng nỗ lực giải cứu sau khi bị dòng nước lũ tại sông Đăk Mi gây cô lập.
53 người bị vùi lấp ở Quảng Nam: Tìm thấy thêm 2 thi thể, còn 12 người mất tích Bộ Y tế cử 7 tổ công tác đến miền Trung, cấp bổ sung 50 cơ số thuốc cho Quảng Nam Nạn nhân vụ sạt lở ở Quảng Nam: "3 đứa con tôi đã chết, có đứa chỉ mới 10 tháng tuổi" Quảng Nam: Lời kể của nạn nhân sống sót sau vụ sạt lở ở Nam Trà My Quảng Nam: Cứu sống được 33 người, tìm thấy 6 thi thể, còn 13 người mất tích trong vụ sạt lở ở Trà Leng
Giây phút 45 công nhân đu giây cáp vượt sông Đăk Mi để thoát nạn
Một cán bộ tại thủy điện Đăk Mi 2 kể lại giây phút thoát nạn nhờ việc bám vào dây cáp để vượt sông Đăk Mi (Ảnh: V.Q)

14 giờ 30 chiều ngày 30/10, khi chiếc ô tô chở theo 5 công nhân, cán bộ vừa dừng trước sảnh nhà điều hành của Dự án thủy điện Đăk Mi 2 do Công ty CP Năng lượng Agrita Quảng Nam làm chủ đầu tư, hàng chục nhân viên tại đây đã chạy ra nắm tay và khóc nức nở vì "mọi người bị mắc kẹt vẫn trở về an toàn".

Bị cô lập do nước lũ dâng bất thường

Chiều ngày 28/10, hơn 200 công nhân làm việc tại Dự án thủy điện Đăk Mi 2 (đóng tại xã Phước Công) phát hoảng khi mực nước lũ tại khu vực sông Đăk Mi bất ngờ dâng cao đột biến.

Khoảng vài giờ sau, chiếc cầu sắt dài hơn 200m nối khu vực các công nhân đang làm việc tại dự án với bờ bên kia sông đã bị dòng nước lũ cuốn phăng về hạ lưu gần Dự án thủy điện Đăk Mi 3.

Bị mắc kẹt tại công trường với một bên là nước lũ, một bên là rừng núi có nguy cơ sạt lở do mưa lớn, trong khi nguồn lương thực tại chỗ lại ít ỏi, các công nhân đã khẩn cấp gọi điện về nhà điều hành dự án nằm cách hiện trường hơn 15km.

Giây phút 45 công nhân đu giây cáp vượt sông Đăk Mi để thoát nạn
Các công nhân mạo hiểm đu dây cáp để vượt sông Đăk Mi (Ảnh chụp từ video do lực lượng ghi lại)

Trước tình trạng khẩn cấp đe dọa đến sức khỏe lẫn tính mạng của hàng trăm người làm của đơn vị, Công ty CP Năng lượng Agrita Quảng Nam đã khẩn trương huy động lực lượng tại chỗ cùng máy móc, thiết bị để tiếp cận hiện trường.

Tuy nhiên, do mưa lớn khiến đất đá bị sạt lở nặng dọc đường liên xã Phước Công - Phước Lộc (dài hơn 15 km) dẫn đến điểm cầu sắt bị nước lũ cuốn trôi nên lực lượng không thể triển khai công tác cứu hộ, cũng như thực hiện công tác tiếp tế lương thực.

Đến sáng ngày hôm nay (30/10), sau khi các máy múc được huy động khẩn trương để thông một phần đường dẫn xuống bờ sông Đăk Mi, lực lượng đã đi bộ được đến hiện trường và thực hiện việc nối dây cáp để trước mắt đưa lương vào cho những người bị mắc kẹt.

Đến khoảng 10 giờ sáng, sau khi tạm ổn định sức khỏe, các công nhân đã mạo hiểm bắt đầu việc đu dây cáp để về bên này sông Đăk Mi.

"Về tới đây là may mắn lắm rồi"

Vừa đặt chân xuống chuyến xe đầu tiên chở nhóm 5 công nhân trong số 45 người vừa thoát nạn do bị nước lũ gây cô lập hơn hai ngày nay tại nhà điều hành dự án, anh Anh Nguyễn Đăng Trương (cán bộ Phòng thiết bị và Chuẩn bị sản xuất) đã được hàng chục nhân viên làm việc tại đây cầm tay và khóc nức nở.

"Người tôi như rả rời vì thiếu đồ ăn, nước uống. Cả hàng trăm người không biết mình có cầm cự đến khi được cấp trên xuống ứng cứu không, nhưng khi ban giám đốc điện thoại động viên và hứa sẽ cứu hộ trong thời gian sớm nhất nên ai cũng quyết tâm vượt qua. Mọi người mừng rơi nước mắt khi lực lượng đã nối được dây cáp qua khu vực hệ thống trụ bê tông của dự án với gốc cây keo lá tràm nằm bên này sông Đăk Mi.

Giây phút 45 công nhân đu giây cáp vượt sông Đăk Mi để thoát nạn
45 người đầu tiên được trở về nhà điều hành sau hơn hai ngày bị mắc kẹt (Ảnh: V.Q)

Từ đây, một "cây cầu mạo hiểm" được dựng lên để đưa lương thực cho anh em cầm cự. Đến 11 giờ 30 sáng, từng anh em một được đưa qua sông như "đánh đu" tính mạng bản thân với dòng nước lũ đang chảy cuồn cuộn bên dưới. May mắn, chúng tôi đã qua được bờ bên này", anh Trương kể.

Cùng được về đoàn tụ với gia đình là trường hợp của anh Hồ Văn Đảo (ngụ thôn 3, xã Phước Công. Anh công làm công nhân bên trong hầm thủy điện đến giờ vẫn không thể quên khoảnh khắc vượt sông Đăk Mi mà bản thân trước đây chưa hề nghĩ đến.

Giây phút 45 công nhân đu giây cáp vượt sông Đăk Mi để thoát nạn
Khu vực dẫn vào Dự án thủy điện Đăk Mi 2 (Ảnh: V.Q)

"Về tới đây là may mắn lắm rồi", anh Đảo nói trong lúc cùng phóng viên ngồi trên chiếc xe máy để trở lại gia đình sau hơn 2 ngày "mất tích".

Anh Đảo cho rằng do dự án gần địa phương nên quyết định xin vào làm để cải thiện cuộc sống.

"Công trình lớn với hàng trăm anh em, thiết bị máy móc được trang bị hiện đai nhưng lại bị cô lập giữa dòng nước lũ. Đứng ngồi không yên và không thể chợp mắt tại công trình hơn hai ngày, ai cũng thấp thỏm lo lắng vì muốn về với gia đình.

Tiếp tục đưa những người bị mắc kẹt về nhà điều hành

Ông Trần Văn Xin, Phó Giám đốc Công ty CP Năng lượng Agrita Quảng Nam thông tin, đến chiều nay, đơn vị đã đưa được 45 người bị mắc kẹt tại công trình Dự án thủy điện Đăk Mi.

Ông Xin cho biết trước đó vào chiều ngày 28/10, hơn 200 người là công nhân, quản lý, cán bộ đang làm việc tại dự án nằm cạnh sông Đăk Mi bất ngờ bị mắc kẹt và cô lập khi nước lũ dâng cao bất ngờ, toàn bộ cầu sắt là phương tiên giao thông qua lại đã bị lũ cuốn trôi khiến việc tiếp tế lương thực và cứu hộ gặp khó khăn.

Ngoài ra, nhiều cầu bê tông, cống hộp nằm trên đường liên xã đã bị sạt lở, hàng tấn đất đá từ trên núi vùi lấp gây ách tắc trên đoạn đường dài hơn 17km.

Giây phút 45 công nhân đu giây cáp vượt sông Đăk Mi để thoát nạn
Đường vào Phước Lộc vẫn chưa được khơi thông (Ảnh: V.Q)

"Trong chiều và sáng ngày mai (31/10), đơn vị sẽ cố gắng đưa những người đang bị mắc kẹt về nhà điều hành an toàn, sau khi 45 người đã được đưa về an toàn từ trước.

Phía đơn vị cũng sẽ cho giữ lại khoảng 100 người nhằm triển khai phương án giải quyết tình trạng sạt lở, khơi thông đường vào dự án trong những ngày đến. Dự án thủy điện này đang được đơn vị cho thi công hơn 2 năm nay. Việc xảy ra sự cố này, phía đơn vị đang khẩn trương xử lý và trên hết là phải đảm bảo an toàn tính mạng cho mọi người", ông Xin nói.

Vẫn còn 8 người đang mất tích

Đến 17 giờ chiều nay, lực lượng chức năng và người dân địa phương vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 8 nạn nhân đang bị vùi lấp dưới hàng tấn đất, cây cối sau khi vụ sạt lở xảy ra tại địa bàn thôn 3, xã Phước Lộc vào chiều ngày 28/10 khiến 13 người mất tích.

Ghi nhận của phóng viên, hiện đường dẫn vào hiện trường vụ sạt lở đang được lực lượng chức năng huyện Phước Sơn khẩn trương khơi thông. Do có rất nhiều điểm sạt lở gây ách tắc giao thông nên việc thông tuyến sẽ có thể mất thêm một thời gian nữa.

Theo UBND huyện Phước Sơn, trên địa bàn vẫn còn 3 xã: Phước Lộc, Phước Thành và Phước Kim đang bị cô lập do sạt lở. Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp cận nhiều đường để cố gắng vào được hiện trường sạt lở tại xã Phước Lộc.

Trong sáng cùng ngày, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cùng đoàn kiểm tra của tỉnh và đơn vị liên quan đã trực tiếp lên khu vực đường dẫn vào điểm sạt lở nói trên để kiểm tra, đưa ra các phương án tiếp cận hiện trường.

Đọc thêm

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Xem thêm