Tag

Gia tăng “tín dụng đen” trong mùa dịch

Pháp luật 05/12/2021 09:42
aa
TTTĐ - Lợi dụng nhu cầu cần vay tiền để trang trải cuộc sống của nhiều người dân, nhất là người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong thời điểm dịch bệnh, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” đã tìm mọi cách đưa người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên… vào bẫy.
Thanh Hóa: Bắt băng nhóm hoạt động "tín dụng đen" lãi suất cắt cổ Tín dụng đen – nỗi ám ảnh khi người dân sập bẫy Kiên quyết dẹp bỏ tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi Phải đi bán dâm để trả tiền "bốc" 12 "bát họ"

“Sập bẫy” tín dụng đen

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tình trạng tạm dừng kinh doanh, kinh doanh không có lãi; Nợ lương, mất việc làm, giảm thu nhập khiến nhu cầu vay tiền để phục vụ sinh hoạt, kinh doanh tăng cao. Lợi dụng điều này, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” tìm mọi cách đưa người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên… vào bẫy.

Anh V.K.T (ở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: "Năm trước, gia đình tôi có ý định vay vốn để kinh doanh nhưng hai vợ chồng tôi đều là lao động tự do rất khó làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi đã liều tìm đến một trang web vay online. Trước thời điểm có dịch COVID-19, việc kinh doanh thuận lợi, mỗi ngày kiếm được tiền triệu nên việc trả lãi cũng không khó khăn gì. Khi có dịch COVID-19 bùng phát, hàng quán bán không đủ tiền trả lãi mỗi ngày. Sau 6 tháng từ khoản nợ 500 triệu đồng, giờ bị tính lãi lên đến 740 triệu đồng.

“Mỗi ngày, cứ mở mắt ra nghĩ đến khoản tiền nợ là tôi như ngồi trên đống lửa. Chả biết tình hình này kéo dài đến bao giờ”, anh T buồn bã nói.

Cũng giống như anh V.K.T, nhiều người lỡ rơi vào bẫy “tín dụng đen” đã tán gia bại sản vì khoản lãi khổng lồ cộng dồn mỗi ngày. Có trường hợp, một số đối tượng cho vay với lãi suất 100%/năm, thậm chí có nơi lên tới 300%/năm.

Gia tăng “tín dụng đen” trong mùa dịch
Nhiều người lỡ rơi vào bẫy “tín dụng đen” đã tán gia bại sản vì khoản lãi khổng lồ được cộng dồn mỗi ngày

Hiện nay, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” chuyển hướng lợi dụng công nghệ, mạng xã hội… mời chào, dụ dỗ người vay tiền. Chúng lập các doanh nghiệp núp bóng, cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook)… để len lỏi, tiếp cận, mời chào.

Thủ đoạn của chúng là quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản ngân hàng… nhưng thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái pháp luật (thực chất là để lách số tiền lãi vượt ngưỡng theo quy định của pháp luật). Ngoài ra, các đối tượng còn lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống; Ép người đi vay thực hiện khống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm gây bất lợi về pháp lý cho người vay...

Theo cơ quan chức năng, các đối tượng sử dụng nhiều ứng dụng không rõ nguồn gốc, thường xuyên thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng. Khách hàng cài đặt ứng dụng vay và để lại thông tin cá nhân sẽ có đối tượng liên hệ, mời chào vay tiền và cài đặt các ứng dụng vay khác.

Các ứng dụng này có khả năng truy cập thu thập danh bạ, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, thông tin tài khoản mạng xã hội… của người vay để sử dụng khi đòi nợ hoặc cho những mục đích trái pháp luật khác.

Đáng nói, từ ngày 1/1/2021, ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị cấm hoạt động. Tuy nhiên, một số hoạt động núp bóng dưới danh nghĩa các công ty bảo vệ, tư vấn luật, mua bán nợ, ủy quyền đòi nợ; Sử dụng nhân viên của các công ty đòi nợ trước đây để liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở cho vay hoặc cho đối tác thuê nhân viên để đòi nợ.

Nổi lên tình trạng gây sức ép đòi nợ bằng cách gọi điện, nhắn tin giả danh các cơ quan bảo vệ pháp luật để đe dọa hoặc sử dụng thông tin cá nhân, danh bạ, tài khoản mạng xã hội của người đi vay… để bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, phát tán cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp người đi vay.

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, tại một số địa phương liên tiếp xảy ra một số vụ án giết người, đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, cướp, cướp giật… có nguyên nhân từ “tín dụng đen” do các đối tượng, băng nhóm tội phạm thực hiện, gây bức xúc dư luận.

Từng bước đẩy lùi "tín dụng đen"

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết: Trong năm thứ hai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", hiệu quả các mặt công tác quản lý Nhà nước theo chức năng của lực lượng công an từng bước được nâng cao.

Hoạt động kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, kinh doanh tài chính được duy trì thường xuyên.

Gia tăng “tín dụng đen” trong mùa dịch
Hoạt động "tín dụng đen" ngày càng tinh vi và phức tạp

Trong năm thứ hai thực hiện Chỉ thị 12, lực lượng Công an đã tiếp nhận, phát hiện 1.047 vụ với 1.718 đối tượng, đã khởi tố 554 vụ với 990 bị can; Xử phạt hành chính 375 vụ với 593 đối tượng; Riêng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đã phát hiện, tiếp nhận 539 vụ với 884 đối tượng (51,48%) trong đó đã khởi tố 314 vụ với 541 bị can; Xử phạt hành chính 153 vụ với 249 đối tượng.

“Mới đây, chúng tôi đã triệt phá một đường dây cho vay lãi nặng do đối tượng người Hải Phòng cầm đầu, hoạt động tại TP HCM. Đối tượng này cho vay với lãi suất cao nhất lên tới 1.700%/năm. Có một nạn nhân vay của nhóm đối tượng này 16,2 tỷ đồng, đã trả hơn 20 tỷ đồng nhưng giờ vẫn nợ hơn 11 tỷ đồng nữa”, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà thông tin.

Theo Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tội phạm "tín dụng đen" như nguồn thu từ hoạt động này quá lớn; Tình trạng tạm dừng kinh doanh, kinh doanh không có lãi; Nợ lương, mất việc làm, giảm thu nhập khiến nhu cầu vay tiền để phục vụ sinh hoạt, kinh doanh tăng cao.

Cùng với đó, một bộ phận không nhỏ thanh niên còn có nhu cầu vay tiền để phục vụ tiêu xài cá nhân hoặc thậm chí sử dụng cho các mục đích vi phạm pháp luật như ma túy, cờ bạc...

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất là đợt bùng phát lần thứ 4 vừa qua đã đẩy nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, càng làm cho tình hình “tín dụng đen” trở nên căng thẳng hơn.

Cũng theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, một trong những giải pháp để giảm “tín dụng đen” là các tổ chức tín dụng cần ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đồng thời phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thuận lợi, phù hợp với mọi tầng lớp Nhân dân; Đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, thiên tai, dịch bệnh hoặc khi người dân gặp khó khăn.

Đặc biệt, các tổ chức tín dụng cần giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất hợp lý; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, cải tiến quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay… như vậy mới có thể đẩy lùi “tín dụng đen”.

Đọc thêm

Kon Tum: Khẩn trương xác minh tình trạng trộm sâm Ngọc Linh Tin tức ANTT

Kon Tum: Khẩn trương xác minh tình trạng trộm sâm Ngọc Linh

TTTĐ - UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các Sở, ban ngành, địa phương khẩn trương xác minh, rà soát tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.
Quảng Xương (Thanh Hoá): Một đối tượng đào trộm hài cốt, đòi 5 tỉ đồng tiền chuộc Tin tức ANTT

Quảng Xương (Thanh Hoá): Một đối tượng đào trộm hài cốt, đòi 5 tỉ đồng tiền chuộc

TTTĐ - Sáng 10/9, chị H.T.L (sinh năm 1989, trú tại xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) nhận được tin nhắn zalo của một tài khoản lạ yêu cầu chị chuẩn bị 5 tỷ đồng để chuộc hài cốt của bố chồng.
Kon Tum: Trộm cắp sâm hoành hành Pháp luật

Kon Tum: Trộm cắp sâm hoành hành

TTTĐ - Vấn nạn trộm cắp sâm đang để lại hậu quả nặng nề với sự bức xúc, lo lắng của người dân trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum).
Hải Dương: Xây dựng trên đất công, một người bị bắt tạm giam Tin tức ANTT

Hải Dương: Xây dựng trên đất công, một người bị bắt tạm giam

TTTĐ - Công an huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối tượng vi phạm quy định về sử dụng đất đai.
Xử phạt 1 cá nhân 5 triệu đồng vì đăng tin sai Xã hội

Xử phạt 1 cá nhân 5 triệu đồng vì đăng tin sai

TTTĐ - Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng vừa xử phạt 1 cá nhân đăng tải thông tin sai sự thật vụ việc “điện giật làm 2 người không qua khỏi tại Văn Cao” do lụt.
Bắt giữ các đối tượng tổ chức "tiệc" ma túy trong biệt thự du lịch Tin tức ANTT

Bắt giữ các đối tượng tổ chức "tiệc" ma túy trong biệt thự du lịch

TTTĐ - Công an TP Hội An (Quảng Nam) vừa phát hiện và bắt giữ một vụ tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn phường Cẩm An.
Lợi dụng bão lũ để loan tin giả, lừa đảo nhằm trục lợi Tin tức ANTT

Lợi dụng bão lũ để loan tin giả, lừa đảo nhằm trục lợi

TTTĐ - Cơn bão số 3, mưa lũ đã gây ra những thiệt hại to lớn cả người và tài sản tại nhiều địa phương. Hiện nay, những thông tin về tình hình mưa lũ tại miền Bắc đang là thông tin nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ nhất trên mạng xã hội.
Nhanh chóng bắt giữ đối tượng sát hại lái xe taxi trong mưa bão Tin tức ANTT

Nhanh chóng bắt giữ đối tượng sát hại lái xe taxi trong mưa bão

TTTĐ - Ngày 11/9, Công an TP Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng của Công an TP đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Duy Phương (SN 1983, trú tại: xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) để điều tra về hành vi giết người.
Quế Phong (Nghệ An): Chưa kịp nhận 20 triệu đồng, một đối tượng đối mặt với 20 năm tù Tin tức ANTT

Quế Phong (Nghệ An): Chưa kịp nhận 20 triệu đồng, một đối tượng đối mặt với 20 năm tù

TTTĐ - Ngày 11/9, Tòa nán Nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Văn Hồng (sinh năm 1979; trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Pháp luật

Nghệ An: Bắt giữ 2 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm

TTTĐ - Ngày 11/9, Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa bắt giữ thành công 2 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm.
Xem thêm