Tag

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị

Nông thôn mới 19/10/2023 10:19
aa
TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao, đồng thời gắn với định hướng phát triển lên quận. Khu vực nông thôn của huyện ngày càng văn minh, hiện đại, tiệm cận với mô hình đô thị trong tương lai.
Xã Lam Điền (huyện Chương Mỹ) về đích Nông thôn mới nâng cao Xã Hương Sơn (Mỹ Đức) đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Nông thôn mới nâng cao Xây dựng kiến trúc nông thôn gắn với bản sắc văn hóa địa phương Công nhận huyện Ứng Hoà đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022 Hà Nội phấn đấu sớm hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Phấn đấu có thêm hai xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu

Cùng với việc phấn đấu đưa 5/20 xã còn lại hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao, năm 2023, huyện Gia Lâm phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu là xã Bát Tràng và Dương Quang. Huyện cũng phấn đấu đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao theo đúng tiến độ đã đặt ra.

Tại xã Dương Quang, đây là một xã nằm ở phía Đông của huyện Gia Lâm, ngành nghề chủ yếu là phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Năm 2016, xã Dương Quang được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Xác định xây dựng Nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân xã Dương Quang đã bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới nâng cao; Tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt, hoàn thiện tiêu chí cơ bản đạt.

Theo Chủ tịch UBND xã Dương Quang Nguyễn Viết Đối, triển khai xây dựng Nông thôn mới nâng cao, xã đã xây dựng các nghị quyết, chương trình, đề án, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện, tạo sự lan tỏa trên toàn địa bàn. Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị
Huyện Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện Nông thôn mới nâng cao

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm này, công tác xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại xã Dương Quang đã đạt được những kết quả tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trong xã từng bước được nâng lên. Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm y tế, trụ sở làm việc, công trình văn hóa... được đầu tư nâng cấp, xây mới, đáp ứng nhu cầu đời sống Nhân dân. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 71,06 triệu đồng/người.

Toàn xã không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 0,33%. 100% số hộ được dùng điện an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; Số hộ có nhà kiên cố đạt 100%. 100% tuyến đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn và đường ngõ xóm được bê tông hóa, nhựa hóa phục vụ cho nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. 100% số dân sử dụng nước hợp vệ sinh…

Đến nay, 9/9 thôn trong xã có nhà văn hóa và đạt, duy trì danh hiệu "Làng văn hóa”; Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 96,6%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên; Toàn xã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Qua đánh giá chấm điểm của xã và huyện, kết quả xây dựng Nông thôn mới nâng cao của xã Dương Quang đạt trên 95 điểm; Hiện xã đang hoàn thiện hồ sơ để đoàn thẩm định Nông thôn mới của thành phố Hà Nội về thẩm định.

Cùng với xã Dương Quang, năm 2015, xã Bát Tràng đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới; Năm 2020 được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Từ đó đến nay, Bát Tràng tập trung xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị
Diện mạo khu vực nông thôn của huyện Gia Lâm ngày càng văn minh, hiện đại, tiệm cận với mô hình đô thị trong tương lai

Theo Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi, để thực hiện hoàn thành xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, ngoài 2 tiêu chí bắt buộc là thu nhập và thôn thông minh, xã lựa chọn tiêu chí an ninh trật tự và tiêu chí du lịch.

Đến thời điểm này, công tác xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của xã Bát Tràng đã cơ bản hoàn thành. Kinh tế của xã tăng trưởng khá; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - thương mại – dịch vụ - du lịch.

Xã đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trục thôn, liên thôn; Trùng tu, tôn tạo di tích. Hệ thống điện chiếu sáng được đầu tư; Xã đã xây dựng mới 3 trường (THCS, tiểu học, mầm non); Xây dựng mới trụ sở UBND xã, 4 nhà văn hóa, trụ sở công an xã. Đời sống của Nhân dân được cải thiện; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Một số tiêu chí đạt kết quả cao như: 100% đường ngõ xóm có điện chiếu sáng; 100% trường học 3 cấp đạt chuẩn quốc gia và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; Trạm y tế xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Xã có 5 nơi sinh hoạt văn hóa phục vụ cộng đồng để các thôn hội họp, sinh hoạt văn hóa phục vụ cộng đồng. 5/5 thôn đạt danh hiệu “thôn văn hóa”; trên 96% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 100% hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo QCVN.

Qua đánh giá chấm điểm của xã và huyện, kết quả xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của Bát Tràng đạt 100 điểm; Hiện xã đang hoàn thiện hồ sơ để đoàn thẩm định Nông thôn mới của thành phố về thẩm định.

Góp phần xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm Nguyễn Tiến Hoàng, năm 2017, 100% số xã của huyện Gia Lâm (20/20 xã) đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2019, huyện Gia Lâm được thành phố công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

Theo ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, ngay từ đầu năm 2023, huyện đã ban hành Kế hoạch số 118-KH/BCĐ về đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; Đồng thời đầu tư, xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận giai đoạn 2020-2025, phấn đấu năm 2023 có 5 xã còn lại đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (đạt 100%) số xã; Thêm 2 xã Nông thôn mới kiểu mẫu.

Gia Lâm phát triển Nông thôn mới tiệm cận với văn minh đô thị
Qua đánh giá chấm điểm của xã và huyện, kết quả xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của Bát Tràng đạt 100 điểm

Thời gian qua, UBND huyện đã phát động phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn, trọng tâm là xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu; Phát động cuộc thi giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch đẹp và an toàn. Các cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện đã tích cực hưởng ứng tham gia, chung sức, đồng lòng thực hiện.

Kết quả đến nay, 5 xã xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023 của huyện là Kim Sơn, Trung Mầu, Yên Thường, Dương Quang, Đông Dư đều đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Đối với 2 xã xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu là Ninh Hiệp và Bát Tràng, qua đánh giá chấm điểm của UBND huyện Gia Lâm, cả 2 xã đều đạt 100 điểm.

Trong đó, xã Ninh Hiệp xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu ở 2 lĩnh vực là du lịch và văn hóa; Xã Bát Tràng xây dựng x kiểu mẫu ở 2 lĩnh vực du lịch và an ninh trật tự. Đối với công tác xây dựng huyện x nâng cao, Gia Lâm đã có 8/9 tiêu chí đạt, 1 tiêu chí cơ bản đạt.

Đời sống của Nhân dân trên địa bàn huyện ngày một nâng cao. Gia Lâm không còn hộ nghèo; Thu nhập bình quân đầu người đạt 71,7 triệu đồng/người/năm; Huyện có 20.038/27.450 lao động được đào tạo; Hầu hết lao động đều có việc làm.

Bên cạnh đó, Gia Lâm cũng có 92,9% người dân tham gia bảo hiểm y tế; Có 122 thôn làng được công nhận làng văn hóa; 100% lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển; 100% số hộ được sử dụng nước sạch. Huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế; 20/20 xã có trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; 75/78 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 96,1%...

Với 100% số xã đủ tiêu chuẩn công nhận xã Nông thôn mới nâng cao và huyện Gia Lâm đủ điều kiện đạt huyện Nông thôn mới nâng cao, công tác đầu tư, xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận đã gần về tới đích.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân Kinh tế

Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân

TTTĐ - Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội nông dân triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những thiệt hại và khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.
Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão Nông thôn mới

Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 10/9, đồng chí Phạm Hải Hoa, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đến thăm và động viên một số hộ hội viên nông dân bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 gây ra tại thị xã Sơn Tây và huyện Đan Phượng.
Xem thêm