Tag

Gắn kết đồng hương, lan tỏa lửa nghề

Phóng sự 20/06/2023 13:00
aa
TTTĐ - Ngoài những hoạt động mang tính chuyên môn, giữ lửa nghề, các Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo tại TP Hồ Chí Minh còn tham gia nhiều công tác xã hội, giúp đỡ hội viên và những hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền Tổ quốc.
Luôn giữ lửa nghề nhưng không "mê sảng nghề"! Báo chí TP Hồ Chí Minh không ngừng đổi mới, sáng tạo

Cánh tay kết nối quê hương

Với mong muốn có một CLB Nhà báo đồng hương, là nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong hoạt động báo chí, CLB Nhà báo xứ Nghệ tại TP Hồ Chí Minh đã được thành lập và quy tụ nhiều hội viên là nhà báo, phóng viên quê Nghệ An, Hà Tĩnh đang sinh sống, công tác tại TP Hồ Chí Minh.

Sau gần 4 năm thành lập, với nhiệt huyết của Ban Chủ nhiệm và các hội viên, CLB Nhà báo xứ Nghệ đã tạo nên một “sân chơi” dựa trên tình đồng hương, có nhiều hoạt động ý nghĩa cho các hội viên và thực hiện nhiều chuyến thiện nguyện, chăm lo an sinh xã hội hướng về quê nhà Nghệ An, Hà Tĩnh cùng cộng đồng sinh viên quê ở hai địa phương này đang học tập tại TP Hồ Chí Minh.

Sau gần 4 năm thành lập, bên cạnh các hoạt động trao đổi, chia sẻ về nghiệp vụ báo chí, CLB Nhà báo xứ Nghệ đã tích cực tổ chức các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ hội viên
Sau gần 4 năm thành lập, bên cạnh các hoạt động trao đổi, chia sẻ về nghiệp vụ báo chí, CLB Nhà báo xứ Nghệ đã tích cực tổ chức các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ hội viên

Từ khi thành lập cho đến nay, bên cạnh các hoạt động trao đổi, chia sẻ về nghiệp vụ báo chí, CLB đã tích cực tổ chức các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ hội viên như: Kết nối, vận động hàng trăm suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó; Vận động các doanh nghiệp và mạnh thường quân trao tặng 12 căn nhà tình nghĩa cho người dân bị ảnh hưởng thiệt hại do bão lũ, gia đình chính sách, người có công ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh…

Trong năm 2020 và 2021, CLB đã thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình các hội viên CLB có người mắc COVID-19 trong giai đoạn đầu với mức từ 1 đến 3 triệu đồng/trường hợp; Đồng thời, kết nối vận động 400.000 hộp sữa Vinamilk trao cho trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các Trung tâm Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An.

Năm 2022 là năm bận rộn nhất của Ban Chủ nhiệm CLB Nhà báo xứ Nghệ, với những chuyến thiện nguyện trở về quê hương để trao những phần quà ý nghĩa đến với người dân, học sinh trên địa bàn.

CLB tiếp tục kết nối với các doanh nghiệp, mạnh thường quân tài trợ trao học bổng và máy vi tính tổng trị giá gần 750 triệu đồng cho học sinh, các điểm trường vùng cao, vùng sâu, vùng xa của 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

CLB Nhà báo xứ Nghệ phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An tổ chức trao máy tính và học bổng cho học sinh tại 2 huyện Kỳ Sơn và Con Cuông
CLB Nhà báo xứ Nghệ phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An tổ chức trao máy tính và học bổng cho học sinh tại 2 huyện Kỳ Sơn và Con Cuông

CLB cũng đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An tổ chức trao máy tính và học bổng cho học sinh tại 2 huyện Kỳ Sơn và Con Cuông, với tổng giá trị quà tặng hàng trăm triệu đồng.

Tiếp đến, CLB Nhà báo xứ Nghệ tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Hương Khê.

Dịp này, CLB và các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã trao tặng học bổng trị giá 110 triệu đồng cho sinh viên quê Nghệ An, Hà Tĩnh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 7 trường đại học, cao đẳng tại TP Hồ Chí Minh.

Đây là những phần quà ý nghĩa không chỉ khích lệ tinh thần vượt qua khó khăn của học sinh, sinh viên và giáo viên mà còn góp phần thiết thực cùng địa phương xây dựng nông thôn mới (các tiêu chí giáo dục, trường học).

Chia sẻ về tình hình hoạt động của CLB, nhà báo Đặng Trung Kiên - Chủ nhiệm CLB Nhà báo xứ Nghệ tại TP Hồ Chí Minh cho biết, trên cơ sở tình đồng hương, cùng làm nghề báo, các hội viên tham gia CLB thể hiện tình đoàn kết, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp.

Đặc biệt, các dịp gặp mặt của CLB, các hội viên được nhà báo lão thành chia sẻ kinh nghiệm, nghiệp vụ; Ban Chủ nhiệm và các hội viên động viên cùng nhau phát huy văn hóa xứ Nghệ, trau dồi kiến thức, giữ gìn đạo đức nhà báo, thực hiện nghiệp vụ báo chí đúng quy định, quy chế quản lý báo chí của Nhà nước và tại nơi công tác; Thăm hỏi, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống...

Nhà báo Đặng Trung Kiên - Chủ nhiệm CLB Nhà báo xứ Nghệ tại TP Hồ Chí Minh trao quà cho các em học sinh trong chuyến thiện nguyện trở về quê nhà
Nhà báo Đặng Trung Kiên - Chủ nhiệm CLB Nhà báo xứ Nghệ tại TP Hồ Chí Minh trao quà cho các em học sinh trong chuyến thiện nguyện trở về quê nhà

Bên cạnh đó, các hoạt động thiện nguyện hướng về quê nhà cũng được CLB tập trung vào việc kết nối, vận động các doanh nghiệp hỗ trợ học bổng, máy tính, xây dựng nhà bán trú, phản ngủ trưa cho học sinh... ở các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa của Nghệ An và Hà Tĩnh.

“Trong tâm thức chung của người xứ Nghệ, dù ở đâu, hoạt động lĩnh vực nào luôn sâu nặng nghĩa tình với quê hương, luôn gắn kết, tương trợ nhau cả trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, Ban Chủ nhiệm CLB luôn nỗ lực tạo một “sân chơi” để mọi người gửi gắm, thể hiện tâm thức, ý nghĩ, mong muốn đó.

Bên cạnh đó, CLB mong muốn trở thành cầu nối cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thiết thực trong tất cả các lĩnh vực, nổi bật là về phát triển kinh tế, an sinh xã hội, xúc tiến đầu tư hướng về quê hương xứ Nghệ”, nhà báo Đặng Trung Kiên chia sẻ.

Luôn hướng đến cộng đồng

Không riêng gì CLB Nhà báo xứ Nghệ, thời gian qua, rất nhiều CLB Báo chí ở TP Hồ Chí Minh được thành lập với mong muốn gắn kết những phóng viên, nhà báo đồng hương. Các CLB này không chỉ góp phần duy trì mối quan hệ đoàn kết giữa các đồng nghiệp, mà còn là nơi để những con người xa quê ngồi lại với nhau, kể chuyện đời, chuyện nghề. Có thể kể đến một số CLB như: CLB Báo chí - Truyền thông Huế; CLB Báo chí Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh; CLB Nhà báo Thành Nam (Nam Định), CLB Nhà báo Quảng Bình tại TP Hồ Chí Minh…

Một trong những CLB Nhà báo vừa ra mắt gần đây là CLB Báo chí Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh. CLB này được thành lập theo Quyết định số 111/2019/QĐ-HĐHTH ngày 1/11/2019 của Hội Đồng hương Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên phải đến ngày 16/7/2022, CLB mới được ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.

Ra mắt CLB Nhà báo Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh
Ra mắt CLB Báo chí Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh

Ngay trong lễ ra mắt, CLB đã vận động các “mạnh thường quân” hỗ trợ trao học bổng cho 35 sinh viên là con em Thanh Hóa đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam.

Nói về một CLB Nhà báo hoạt động có “thâm niên” tại TP Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến CLB Nhà báo Quảng Bình. Đến nay, CLB đã ngót nghét hơn 10 năm hoạt động, những nhà báo trở thành trung tâm nối kết đồng hương, doanh nhân và cầu nối với quê hương Quảng Bình.

Nhiều hoạt động của CLB có ý nghĩa thiết thực, được nhiều người đánh giá cao, trong đó phải kể đến Hội nghị hiến kế xây dựng quê hương Quảng Bình tại TP Hồ Chí Minh; Trao hàng trăm suất học bổng cho học sinh, sinh viên, đồng hương Quảng Bình…

Nâng bước phóng viên trẻ

Là một CLB có nhiều hội viên trẻ, nhiệt huyết, CLB Báo chí - Truyền thông Huế được thành lập trong hoàn cảnh ít ai ngờ được. Đó là nỗi trăn trở của một vài người làm báo về việc thành lập một CLB Báo chí kết nối với các cựu sinh viên Khoa Báo chí - Truyền thông Huế ở TP Hồ Chí Minh. Lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ gồm những sinh viên cùng khóa K37, K38, nhưng dần dần, mối liên hệ được mở rộng.

“Ngày mới từ Huế vào TP Hồ Chí Minh, tôi chẳng quen ai, cũng không người thân ở thành phố này. Thế nên việc làm nghề của tôi gặp không ít khó khăn, nhiều lúc tủi thân bật khóc vì mình là dân xứ lạ. Suy nghĩ về việc thành lập một hội nhóm để có thể hỗ trợ các sinh viên Báo chí từ Huế vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp âm ỉ trong tôi suốt nhiều năm”, nhà báo Nhật Linh - Phó Chủ nhiệm CLB Báo chí - Truyền thông Huế chia sẻ.

Nhật Linh kể tiếp: “Năm 2020, tôi gặp anh Nguyễn Dũng và được biết anh cũng ấp ủ về việc thành lập một CLB như thế. Sau đó tôi cùng anh và một vài anh chị em khác lên kế hoạch. Được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị khóa trước, sợi dây liên kết càng ngày càng rộng và CLB chính thức ra mắt vào ngày 17/1/2021”.

CLB Báo chí - Truyền thông Huế vẫn tích cực trong hoạt động chuyên môn, nâng bước phóng viên trẻ
CLB Báo chí - Truyền thông Huế vẫn tích cực trong hoạt động chuyên môn, nâng bước phóng viên trẻ

Sau hơn 2 năm thành lập, CLB hiện có khoảng 40 thành viên hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực báo chí, truyền thông, marketing. Thời gian qua, các thành viên cùng Ban Chủ nhiệm đã nỗ lực không ngừng để phát triển CLB, tích cực triển khai các công tác cộng đồng, cùng hỗ trợ nhau nâng cao nghiệp vụ, phát triển nghề nghiệp.

“Mục tiêu của CLB nhằm tạo sân chơi cho các anh chị em giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau trong cả cuộc sống và công việc. Đặc biệt, chúng tôi hướng tới những bạn trẻ chân ướt chân ráo vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp sau khi ra trường, và cũng là cầu nối giữa các cựu sinh viên với trường cũ”, nhà báo Nguyễn Dũng - Chủ nhiệm CLB chia sẻ.

Nói về những định hướng sắp tới, nhà báo Nguyễn Dũng cho biết, Ban Chủ nhiệm CLB sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ với nhiều chủ đề khác nhau, qua đó nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp cho các thành viên; Tích cực mở rộng kết nối để có thêm nguồn lực việc làm đáp ứng cho các thành viên cũng như giúp các em sinh viên sắp ra trường; Tăng cường các hoạt động xã hội…

Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm