Gạch được làm từ… chất thải của chó
Những viên gạch "đặc biệt" của các em học sinh tại Phillipines. Ảnh: Reuters
Mỗi viên gạch chứa 10 gram chất thải của chó và 10 gram bột ximăng. Loại gạch này ban đầu hơi có mùi nhưng sẽ biến mất dần theo thời gian.
Cụ thể các em học sinh lớp 8 tại trường học cơ sở tại thành phố Quezon ở phía Bắc thủ đô Manila đã thu gom và sau đó phơi khô phân chó. Tiếp đó trộn chúng với bột xi măng và đúc thành gạch.
Sáng chế này đã mở ra tiềm năng xử lý chất thải, giúp đường phố sạch đẹp hơn, đồng thời có thể giảm bớt chi phí xây dựng với loại vật liệu tái chế đặc biệt.
Theo các chuyên gia, trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt thì ngành xây dựng có xu hướng làm quen, lựa chọn và phát triển các vật liệu từ rác thải được tái chế.
Thực tế trên thế giới, nhiều kỹ sư, nhà khoa học đã nghiên cứu ra các vật liệu thân thiện với môi trường cũng như giúp tiết kiệm năng lượng từ rác thải công nghiệp, nông nghiệp như mía đường và chất thải xây dựng.
Nhà sáng chế Peter Lewis ở New Zealand đã phát minh ra công nghệ biến nhựa phế thải thành những viên gạch xây đầy màu sắc. Loại gạch này khá nhẹ, không dùng để làm tường chịu lực mà ứng dụng để làm bao vườn, tạo các vách ngăn, chia không gian trong nhà hay khu vực ngoài trời của dự án bất động sản.
Một nữ thạc sĩ thiết kế xây dựng đến từ Vương quốc Anh đã nghiên cứu và cho ra đời loại gạch được làm từ đất sét trộn với tóc từ tiệm cắt tóc, phân ngựa từ chuồng ngựa, chai thuỷ tinh từ các quán rượu, lông cừu và tro rơm từ trang trại hay hạt thừa từ nhà máy bia.
Bài liên quan
Tour du lịch câu rác thải nhựa hút khách
Uống nhầm thuốc, 17 em bé ở Tây Ban Nha bị mắc hội chứng người sói
Ghé thăm "căn phòng trút giận" tại Bắc Kinh