Tag

Dự kiến 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế

Thị trường - Tài chính 01/10/2021 14:06
aa
TTTĐ - Kiểm soát dịch bệnh Covid-19, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, dự phòng. Đây là nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp bách ngay từ đầu năm 2022.
Kinh tế Việt Nam: Qua cơn bĩ cực sẽ đến hồi thái lai! GDP quý III/2021 của Việt Nam lần đầu tăng trưởng âm Chuyển trạng thái để phòng, chống dịch hiệu quả và thúc đẩy phát triển kinh tế

Tại Hội nghị tham vấn về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023, diễn ra sáng 1/10, Thứ trưởng Trần Quốc Phương Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự kiến có 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.

Thứ nhất, kiểm soát dịch bệnh Covid-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, dự phòng.

Đây là nhóm nhiệm vụ giải pháp quan trọng, cấp bách ngay từ đầu năm 2022 nhằm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh Covid-19”, tạo nền tảng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.

"Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh Covid-19” là yếu tố tiên quyết, không thể thiếu để thực hiện phục hồi kinh tế", ông Phương đánh giá.

Thứ hai, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát.

Ở nhóm giải pháp này, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất; tiết kiệm chi thường xuyên.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Theo ông Phương cần quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền, hành chính các cấp.

Dự kiến 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương. (Ảnh: MPI)

Thứ tư, phục hồi và phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng trong nước. Trong đó phát triển ngành du lịch hướng đến an toàn với dịch bệnh, thân thiện với môi trường; thúc đẩy tiêu dùng nội địa thông qua các chính sách bình ổn thị trường, xúc tiến thương mại và giảm thuế, phí ô tô trong nước.

Thứ năm, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên bằng các giải pháp về hỗ trợ tín dụng (tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận tín dụng, hỗ trợ lãi suất với một số đối tượng cụ thể); tài chính (miễn, giảm thuế, phí); sản xuất; phát triển chuỗi cung ứng bền vững nhất là các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Thứ sáu, phục hồi, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI; khuyến khích đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Bên cạnh đó là việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tập trung đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng, nhất là hạ tầng giao thông và nông nghiệp, thủy lợi, dự kiến nguồn vốn đầu tư công trong 2 năm 2022-2023 khoảng 1,2 triệu tỷ đồng.

Thứ bảy, phát triển vùng, đô thị, tháo gỡ thể chế để phát triển các đô thị lớn của cả nước.

Thứ tám, phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng cường kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động.

Trên cơ sở các giải pháp chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự kiến các nhiệm vụ phân công thực hiện của bộ, cơ quan Trung ương, địa phương.

Theo đó, bên cạnh các nhiệm vụ có tính chất thường xuyên, liên tục theo các chính sách đã được ban hành trước đây về cải cách hành chính, phát triển công nghiệp hỗ trợ, xúc tiến thương mại, đầu tư... xác định các nhiệm vụ cụ thể, có tính chất trọng tâm, trọng điểm, đột phá của bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, thời gian thực hiện trong giai đoạn tới.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, nền kinh tế đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là ngân sách Nhà nước, nguồn cung và giá cả nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu, tiêu dùng nội địa, thiên tai hay những cơ hội từ thay đổi cấu trúc kinh tế toàn cầu, quá trình dịch chuyển mô hình tăng trưởng…

Mặt khác, những hạn chế cố hữu của nền kinh tế chậm được giải quyết, sức chống chịu, nguồn lực nội tại của doanh nghiệp, người lao động bị suy giảm nghiêm trọng bởi dịch bệnh kéo dài...

Trong bối cảnh đó, việc xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là hết sức cấp thiết để tập trung mọi nguồn lực nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất để kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ người dân, người lao động, nền kinh tế vượt qua khó khăn, thử thách, nắm bắt các thời cơ, xu hướng mới để nhanh chóng phục hồi và phát triển trong trạng thái bình thường mới.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Tập trung tìm giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản Thị trường - Tài chính

Tập trung tìm giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông tin, 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, đạt kim ngạch 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Công cụ quản lý tài chính nhóm minh bạch, đơn giản và tiện lợi Thị trường - Tài chính

Công cụ quản lý tài chính nhóm minh bạch, đơn giản và tiện lợi

TTTĐ - Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) vừa ra mắt tính năng Quỹ chung, cho phép nhóm bạn bè, gia đình, cặp đôi hoặc đồng nghiệp dễ dàng góp quỹ, quản lý chi tiêu chung và theo dõi giao dịch trực tiếp trên ứng dụng Cake.
Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân - một tuyên ngôn chính trị cấp cao nhất khẳng định rõ vị thế, vai trò và sứ mệnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là lựa chọn chiến lược nhằm kiến tạo một Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường và thịnh vượng.
Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đồng loạt đi xuống từ 15 giờ ngày hôm nay (5/5).
Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

TTTĐ - Bộ Chính trị yêu cầu đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế...
Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh Thị trường - Tài chính

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

TTTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đánh giá, kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, do đó cần có các giải pháp đột phá để phát triển khu vực này.
Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan Thị trường - Tài chính

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

TTTĐ - Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và thuộc nhóm 6 nước được Mỹ ưu tiên đàm phán (gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia) trong hơn 100 nền kinh tế.
Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa Thị trường - Tài chính

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa

TTTĐ - Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính đạt 76,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4 Thị trường - Tài chính

Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hòa cùng không khí hân hoan cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt tổ chức chương trình giảm giá khuyến mại lên đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng, giúp người tiêu dùng yên tâm mua sắm mà không phải băn khoăn về giá.
Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số Thị trường - Tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số

TTTĐ - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) và UBND tỉnh Thái Nguyên - Sở Công thương phối hợp cùng TikTok Shop tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử Go Online Thái Nguyên từ ngày 25 đến 29 tháng 4 năm 2025, hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số.
Xem thêm