Tag

Đối thoại nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo quận Ba Đình

Giáo dục 01/11/2022 08:15
aa
TTTĐ - “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục năm học 2022-2023” là chủ đề đối thoại giữa Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình với cán bộ quản lý, giáo viên các trường học trên địa bàn vừa được diễn ra chiều 31/10.
40 nhà giáo dự xét Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” Cô giáo tiểu học với những mô hình lớp học hiện đại mang tên các loài hoa Phần mềm kết nối gia đình - nhà trường, không để học sinh đặc biệt bị “bỏ rơi” Ngành Giáo dục huyện Hoài Đức tổ chức giải thể thao mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng đời sống giáo viên mầm non

Đối thoại lắng nghe, chia sẻ và giải đáp trách nhiệm, thẳng thắn với những tâm tư, nguyện vọng cũng như những băn khoăn, lo lắng của cán bộ giáo viên về nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà giáo tại hội nghị là tình trạng thiếu giáo viên mầm non. Bày tỏ khó khăn của giáo viên mầm non, cô giáo Lê Thị Tuyết Mai, giáo viên Trường Mầm non Tuổi Hoa cho biết, thu nhập hiện nay của giáo viên mầm non thấp, thời gian làm việc gò bó, không có thời gian đi làm thêm. Vì vậy, đời sống của nhiều giáo viên còn khó khăn, một số người đã bỏ nghề để tìm việc có thu nhập cao hơn.

rưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận đối thoại với cán bộ quản lý, giáo viên.
Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận đối thoại với cán bộ quản lý, giáo viên.

Kiến nghị cần có giải pháp nâng cao đời sống cho giáo viên nói chung, bà Hoàng Thị Minh Thu, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo số 9 cho biết: Thời gian đi làm hằng ngày của mỗi giáo viên mầm non từ 9-10 tiếng, ngoài giờ lại dành thời gian thiết kế đồ dùng, đồ chơi để bổ sung nguồn học liệu nhưng đời sống của hầu hết giáo viên rất vất vả.

Chia sẻ với những khó khăn của cấp học mầm non, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình cho biết, đây là tình trạng chung ở nhiều địa bàn. Sau dịch COVID-19, giáo viên mầm non chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Phòng đã phối hợp với nhiều đơn vị kịp thời hỗ trợ, tặng quà cho các trường hợp khó khăn. Bên cạnh đó, phòng cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non không tạo áp lực cho giáo viên mà luôn lắng nghe, chia sẻ và kịp thời có biện pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi nhiều nhất cho giáo viên.

Thông tin về tình trạng nhiều giáo viên nghỉ việc, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận chia sẻ, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do mức lương thấp, trong khi giáo viên chịu nhiều áp lực (từ yêu cầu nhiệm vụ, từ dư luận xã hội...). Những năm gần đây, quận Ba Đình luôn ưu tiên, tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục với tỷ lệ 60% ngân sách hằng năm. Các điều kiện học tập của học sinh ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Đây là một lợi thế lớn đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên, cấp học mầm non vẫn còn nhiều khó khăn. Phòng sẽ tiếp tục tham mưu UBND quận có thêm nhiều chính sách thu hút giáo viên về công tác.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

Tại hội nghị, bà Trịnh Phương Linh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thủ Lệ bày tỏ: Năm học 2021-2022, chất lượng giáo dục quận Ba Đình có bước tiến vượt bậc, xếp thứ 3 của thành phố. Phòng GD&ĐT quận có giải pháp nào để giữ vững, tiến tới thăng hạng kết quả này trong năm học 2022-2023. Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh Trần Thanh Việt nêu câu hỏi: Phòng có kế hoạch cụ thể gì để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thời gian tới?

Thông tin tại buổi đối thoại, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành hiện nay là triển khai kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, phổ thông đáp ứng quy định của Luật Giáo dục mới (giáo viên phải có trình độ từ cao đẳng trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên).

Thời gian qua, các nhà trường đã chủ động tạo điều kiện cho giáo viên đi đào tạo để đạt chuẩn. Phòng cũng đã rà soát, xác định còn 64 giáo viên chưa đạt chuẩn và đã có lộ trình cụ thể, riêng năm 2022, cử 39 giáo viên đi học, năm 2023 là 21 người, số còn lại đi học vào năm 2024. Với lộ trình này, đến năm 2025, quận Ba Đình có 100% giáo viên đạt chuẩn, hoàn thành trước 1 năm so với kế hoạch của thành phố giao.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, Phòng GD&ĐT quận đề nghị các nhà trường tạo điều kiện để những giáo viên đã đạt chuẩn được đi bồi dưỡng nâng trình độ chuẩn, tuyệt đối không được gây khó dễ cho giáo viên, song cũng cần căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị để bảo đảm duy trì hiệu quả hoạt động dạy học, vừa tạo thuận lợi cho giáo viên. Toàn ngành phấn đấu đạt mục tiêu có 35% số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn vào năm 2025.

Ghi nhận tính thiết thực của chủ đề đối thoại năm nay của Phòng GD&ĐT cũng như sự vào cuộc tích cực của các nhà trường, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm đề nghị Phòng GD&ĐT tập hợp các nội dung đề xuất của các trường, nếu ngoài thẩm quyền, UBND quận sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết. UBND quận đề nghị, Phòng GD&ĐT tổng hợp tình hình thiếu giáo viên mầm non trên địa bàn, tìm hiểu lý do và nắm bắt tâm tư nguyện vọng để tìm biện pháp giải quyết.

Đọc thêm

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục Giáo dục

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ Giáo dục

“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ

TTTĐ - Trong bối cảnh giáo dục ngày càng chú trọng đến sự phát triển toàn diện, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và gắn bó với quê hương cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Những chương trình này không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về di sản văn hóa của Tây Hồ mà còn tạo động lực học tập, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Sẵn sàng hội nhập và phát triển Giáo dục

Sẵn sàng hội nhập và phát triển

TTTĐ - Được thành lập vào năm 2010, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển với triết lý giáo dục tập trung vào tính thực tiễn, thái độ đúng mực và kiến thức sâu rộng, kỹ năng đa dạng mang đến cho người học những giá trị thiết thực nhất để tự tin bước vào thị trường lao động.
Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo Giáo dục

Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo

TTTĐ - Trường Mầm non Bình Minh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2024, đã nhanh chóng tạo dấu ấn riêng trong ngành Giáo dục mầm non của Thủ đô. Với phương châm “Nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy có những điều kỳ diệu”, nhà trường không chỉ mang đến môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo mà còn giúp trẻ em phát triển hài hòa về cả thể chất và tinh thần.
Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Khẳng định thương hiệu, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Sáng nay (12/11), Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Giáo dục

Ngành Giáo dục Thủ đô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Ghi nhận thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực* Giáo dục

Xây dựng Hà Nội sớm trở thành trung tâm giáo dục trọng điểm trong nước và khu vực*

TTTĐ - Sáng 12/11, tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã dành cho ngành nhiều lời nhắn nhủ ý nghĩa.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc* Giáo dục

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*

TTTĐ - Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã có diễn văn xúc động ôn lại hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của lớp lớp thế hệ thầy và trò.
Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới Giáo dục

Tô thắm thêm bức tranh giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua nhưng hào khí của ngày 10/10/1954 vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Đó là ngày mà cả Thủ đô bừng sáng, khi đoàn quân chiến thắng trở về trong niềm hân hoan của hàng vạn người dân.
Những bức ảnh “kể chuyện” 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô Giáo dục

Những bức ảnh “kể chuyện” 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Triển lãm ảnh với chủ đề “Xưa và Nay” là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Thủ đô do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với báo Tuổi trẻ Thủ đô thực hiện.
Xem thêm