Tag

Đổi mới, sáng tạo từ cơ chế, chính sách cho cán bộ

Tin tức 16/01/2024 19:32
aa
TTTĐ - "Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động cơ để năng động, sáng tạo, đổi mới mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm".
Lấy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ làm động lực Tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu Các cấp bộ Đoàn đổi mới, sáng tạo, tiên phong chuyển đổi số

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh như vậy khi thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030) diễn ra chiều nay (16/1).

Đổi mới, sáng tạo từ cơ chế, chính sách cho cán bộ
Quang cảnh phiên họp

Chủ động đưa ra cơ chế giải quyết vướng mắc

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết, lâu nay Quốc hội quyết định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh, thành, chương trình, dự án. Điểm chung là phần lớn cho phép đối tượng thực thi được thực hiện phương thức khác với quy định hiện hành của pháp luật, giúp việc thực hiện nhanh hơn, có thể bỏ qua một số khâu không cần thiết, hoặc quy định không phù hợp với địa phương hay ở khâu nào đó.

Cách làm như thế đều mang lại kết quả tốt, hiệu quả đạt được nhanh hơn và thực tế chưa thấy cơ chế đặc thù nào gây hậu quả xấu. “Khi đi giám sát đường Vành đai 4, cán bộ nói cám ơn Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù cởi trói vướng mắc thì dự án mới nhanh như thế”- đại biểu chia sẻ.

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng lưu ý, pháp luật được ban hành hôm nay, với lĩnh vực này rất phù hợp nhưng chưa chắc phù hợp ngày mai, với lĩnh vực khác, nhất là trong bối cảnh 4.0 nảy sinh rất nhiều quan hệ, hành vi mới. Do đó, việc dự báo còn phải thông qua nhiều cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn trong tương lai là có cơ sở, là điểm cần chú ý.

Tuy nhiên, ông đặt vấn đề, phải chăng ngồi chờ địa phương, lĩnh vực thấy vướng mắc rồi xin mới xem xét cơ chế, chính sách đặc thù hay nên chủ động đưa ra cơ chế, phương thức nào đó chủ động khắc phục tình trạng này.

Đổi mới, sáng tạo từ cơ chế, chính sách cho cán bộ
Đại biểu Hoàng Văn Cường thảo luận tại hội trường

Bộ Chính trị có Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung và Chính phủ cũng có Nghị định số 73/2023/NĐ-CP khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Song, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, tính khả thi của nghị định có lẽ không cao vì cán bộ năng động, sáng tạo xây dựng kế hoạch mới, trình cơ quan thẩm quyền xem xét phê duyệt nhưng lại phải tuân thủ quy định pháp luật.

Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động cơ để năng động, sáng tạo, đổi mới mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm.

Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu để Quốc hội có nghị quyết riêng hoặc lồng vào nghị quyết chung của kỳ họp cho phép vận dụng quy định của pháp luật, lựa chọn kế hoạch, phương thức phù hợp nhất với điều kiện thực thi công việc nhằm mang lại kết quả tốt nhất.

Cũng theo đại biểu Cường, trước khi thực hiện phải xây dựng kế hoạch, phương thức phù hợp với thực tế, trình cơ quan cấp trên, nếu xét thấy cách làm đúng thì có thể chưa thực sự phù hợp với quy định nhưng vẫn phê duyệt, đi kèm với đó là kiểm tra, giám sát thực hiện theo đúng kế hoạch, phương thức đề ra.

Nếu làm thế thì quá trình thực thi dù không hoàn toàn đúng quy định nhưng đúng thực tế. Và cũng không thể lồng vào mục đích cá nhân vì công khai, minh bạch ngay từ đầu. Qua đó khuyến khích cán bộ nghĩ ra cách làm mới, đổi mới sáng tạo.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nhấn mạnh đất nước muốn phát triển đột phá cần đổi mới sáng tạo mà muốn thế phải đổi mới, sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách.

Đổi mới, sáng tạo từ cơ chế, chính sách cho cán bộ
Đại biểu Nguyễn Anh Trí thảo luận tại hội trường

Mạnh dạn phân cấp tới cấp huyện

Góp ý vào nội dung cụ thể, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) tha thiết đề nghị Quốc hội, Chính phủ, ban quản lý các chương trình sắp xếp kinh phí từ 3 chương trình để hỗ trợ cho các cháu của gia đình nghèo được đi nhà trẻ, mẫu giáo.

“Nhà nghèo quá các cháu có thể ăn đói, ngủ rét. Không trồng gì bằng trồng người. Công trình xây dựng là cần nhưng cần nhất là xây dựng con người sung sức, khỏe mạnh góp phần xây dựng đất nước lâu dài, bền vững”, ông Nguyễn Anh Trí nói.

Đề xuất mức hỗ trợ bao nhiều căn cứ vào mức độ nghèo, tuỳ địa phương và chương trình và có thể qua trường lớp hay gia đình, đại biểu Nguyễn Anh Trí tiếp tục bày tỏ: “Xin đừng để con người nghèo không được đến nhà trẻ, mẫu giáo”.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục cho rằng tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia lâu nay chậm cũng do một phần do thủ tục rườm rà. Do đó, ông ủng hộ mạnh dạn phân cấp, nhất là khi các công trình không phải lớn song lại thiết thực về an sinh xã hội.

Hiện Chính phủ trình 2 phương án. Phương án 1 là chưa thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện ngay trong giai đoạn 2021-2025; quy định cơ chế định hướng cho tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026-2030. Còn phương án 2 là thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025.

“Tôi chọn phương án 2, cứ mạnh dạn phân cấp đến cấp huyện. Huyện đủ khả năng thực hiện dự án như thế”, ông Tạ Văn Hạ nêu quan điểm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục cũng cho rằng không nên quy định mỗi tỉnh chọn 1 huyện thí điểm vì cần tính bao quát, để khi tổng kết, tổng hợp xem thành thị thế nào, nông thôn ra sao, miền núi thế nào.

Ông đề xuất để cho tỉnh lựa chọn vì áp dụng cơ chế thí điểm có nghĩa quy định chưa có hay pháp luật chưa hoàn thiện, nếu làm được thì có kinh nghiệm, qua đó tổng kết đúc rút và luật hoá. Cơ chế, chính sách này nên cho áp dụng ngay từ giai đoạn 2024-2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ

TTTĐ - Tối 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 01 tháng 8 năm 2024 theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ đại biểu HĐND quận Cầu Giấy Tin tức

Nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ đại biểu HĐND quận Cầu Giấy

TTTĐ - Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Hội nghị sơ kết được HĐND, UBND, UB Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức sáng 30/7.
Hà Nội chủ động ban hành kế hoạch triển khai Luật Thủ đô Tin tức

Hà Nội chủ động ban hành kế hoạch triển khai Luật Thủ đô

TTTĐ - Sáng 30/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có bài phát biểu tham luận về một số nội dung trọng tâm của Luật Thủ đô và công tác chuẩn bị triển khai thi hành Luật Thủ đô tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV.
Thực hiện Chỉ thị số 24: "Thước đo" để đánh giá cán bộ Tin tức

Thực hiện Chỉ thị số 24: "Thước đo" để đánh giá cán bộ

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Đảng ủy, lãnh đạo Sở coi việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU là “thước đo” để đánh giá cán bộ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, qua đó giúp Thủ đô Hà Nội hoàn thành những nhiệm vụ chính trị được Trung ương giao.
Phát huy tinh thần yêu nước, niềm tự hào để xây dựng Thủ đô Tin tức

Phát huy tinh thần yêu nước, niềm tự hào để xây dựng Thủ đô

TTTĐ - Hội nghị quân sự Trung Giã cách đây 70 năm là một dấu mốc lịch sử đáng tự hào, thể hiện rõ bản lĩnh, trí tuệ của quân và dân ta trong đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phát huy giá trị lịch sử, cán bộ, Đảng viên, Nhân dân huyện Sóc Sơn nói riêng, Nhân dân Thủ đô nói chung tiếp tục tiếp thu truyền thống, phát huy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong xây dựng Thủ đô, Thành phố vì hòa bình, phát triển đất nước.
Viết tiếp trọng trách vinh quang, làm cho ý Đảng "quyện" cùng lòng dân Tin tức

Viết tiếp trọng trách vinh quang, làm cho ý Đảng "quyện" cùng lòng dân

TTTĐ - 94 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã trải qua những chặng đường cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh, lập nên những kỳ tích cả trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc. Trong đó có những đóng góp hết sức to lớn của ngành Tuyên giáo của Đảng, với vai trò và trách nhiệm là làm cho ý Đảng quyện với lòng dân.
Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản người dân vùng lũ Xã hội

Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản người dân vùng lũ

TTTĐ - Vẫn còn hơn 1.000 hộ dân đang ở trong vùng lũ nên cần tính toán kỹ và tiếp tục sơ tán để đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân. Phải đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu.
Đào tạo, bồi dưỡng công tác chính quyền cho cán bộ Thủ đô Vientiane Tin tức

Đào tạo, bồi dưỡng công tác chính quyền cho cán bộ Thủ đô Vientiane

TTTĐ - Ngày 29/7, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Lễ khai giảng Lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công tác chính quyền Thủ đô Vientiane - nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào năm 2024.
Xây dựng Phú Xuyên xứng tầm vai trò cửa ngõ phía Nam Thủ đô Tin tức

Xây dựng Phú Xuyên xứng tầm vai trò cửa ngõ phía Nam Thủ đô

TTTĐ - Sáng 29/7, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Phú Xuyên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện (30/7/1954 - 30/7/2024).
Tổ chức Công đoàn Việt Nam: “Điểm tựa” vững vàng của người lao động Tin tức

Tổ chức Công đoàn Việt Nam: “Điểm tựa” vững vàng của người lao động

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam long trọng tổ chức lễ trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV; biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu toàn quốc lần thứ V và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Xem thêm