Tag

Độc đáo lớp học Lịch sử tại trường Đại học đầu tiên của Việt Nam

Nhịp sống trẻ 17/08/2022 04:54
aa
TTTĐ - Khóa học mang tên “Bút nghiên dư ảnh” vừa được tổ chức tại khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây là cơ hội giúp các bạn nhỏ được tìm hiểu và trải nghiệm về lịch sử đạo học Việt Nam thời kỳ trung đại, cũng như những sinh hoạt trong trường Quốc Tử Giám xưa.
Tín hiệu vui từ việc dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông Tập huấn đại trà cho giáo viên về môn lịch sử cấp THPT trong tháng 9 Bộ GD&ĐT sửa chương trình Giáo dục phổ thông, không còn chia các nhóm môn

Học Lịch sử không chỉ là đọc – chép

Cứ đến sáng thứ bảy, không khí nhà Tiền đường (Văn Miếu – Quốc Tử Giám) lại trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Tại đây có một lớp học mang tên “Bút nghiên dư ảnh” gồm 24 học sinh. Tham gia lớp học với trang phục áo dài tứ thân truyền thống, các em từ 11 đến 13 tuổi sẽ được thảo luận về nhiều kiến thức lịch sử.

Lớp học “Bút nghiên dư ảnh” nằm trong dự án Không gian văn hóa Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Theo lý giải của đội ngũ sáng lập, “bút nghiên” tượng trưng cho bút lông và nghiên mực; còn “dư ảnh” được hiểu là việc tái hiện những hình ảnh của quá khứ. Trong 5 tuần tham gia vào lớp học, các em sẽ lần lượt được tìm hiểu về lịch sử đạo học Việt Nam thời kỳ trung đại, thông qua phương pháp giáo dục khai phóng.

Khoá học “Bút nghiên dư ảnh”, các em không cảm thấy áp lực với việc học Lịch sử
Học khoá “Bút nghiên dư ảnh”, các em không cảm thấy áp lực với việc học Lịch sử

“Học lịch sử ở đây thì có thêm hoạt động thực tế, thay vì chỉ ngồi và trả lời câu hỏi khi học ở trường.”, đó là những ấn tượng của em Nguyễn Hồ Thiện Quang, học sinh trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ) về lớp học đặc biệt này.

Xưa kia, Quốc Tử Giám là nơi dạy chữ Nho, dạy người học về nhân nghĩa, đào tạo hiền tài, phụng sự việc kinh bang tế thế, dựng nước giúp đời. Dẫu không còn là trường học đúng nghĩa như xưa nhưng với nỗ lực của những người thực hiện dự án, lớp học đã tái hiện phần nào không khí của một nền lịch sử văn hiến rạng rỡ.

“Bởi vì tìm hiểu về đạo học thời Trung đại, cho nên mình sẽ phải trích dẫn tài liệu, phải nghiên cứu một số thư tịch cổ. Khi soạn bài, mình cũng cố gắng chắt lọc những ý phù hợp với mức độ nhận thức của các con, thiết kế những hoạt động mang tính trải nghiệm nhiều hơn, không gò ép để các con thoải mái.”, thầy giáo trẻ Trần Quang Minh chia sẻ về quá trình dạy học.

Cũng theo thầy Minh, để thu hút được các em nhỏ hứng thú với những kiến thức Lịch sử có phần khô cứng, đội ngũ những người giảng dạy phải biên soạn bài giảng theo trình tự dễ hiểu, lọc ra những ý cốt yếu, sau đó tìm những cách diễn đạt cùng các hoạt động đi kèm.

Thầy giáo Trần Quang Minh trong một buổi lên lớp
Thầy giáo Trần Quang Minh trong một buổi lên lớp

Sau buổi học, em Nguyễn Huy Bình, học sinh trường Tiểu học Long Biên (quận Long Biên) vẫn tràn đầy hứng khởi cho biết: “Em rất thích học môn Lịch sử. Đến đây, em có thể ôn lại những kiến thức đã học.”

Tái hiện lại không khí học tập, thi cử thời kỳ phong kiến, thông qua những hình ảnh, từ chiếc bút lông đến nghiên mực; câu chuyện về tình thầy trò, đạo làm người của thế hệ trước, các em học sinh ngày càng thêm yêu lịch sử, yêu những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

“Em đã hiểu thêm về truyền thống đạo học của người Việt thời xưa; đạo làm người để sống và ứng xử cho đúng thuần phong mỹ tục. Ngay cả động tác cúi chào thầy trước khi vào lớp học cũng chứa đựng nhiều thông điệp, giá trị nhân văn”, Hoàng Hà My, học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy) chia sẻ sau buổi học thứ 3.

Không chỉ cuốn hút con trẻ, lớp học cũng đem đến cho các bậc phụ huynh cái nhìn tích cực hơn với việc học Lịch sử. “Mình rất hào hứng để con tham gia. Đây là một lớp học rất lạ nhưng rất hay, để con có thể tiếp cận văn hóa lịch sử một cách nhân văn mà rất thú vị.”, chị Nguyễn Thị Hồng Châm (quận Tây Hồ) cho biết.

Học Lịch sử để tạo ra “căn cước văn hóa” của mình

“Đối với khóa học “Bút nghiên dư ảnh”, khóa học tập trung vào nhóm trẻ từ 11 đến 13 tuổi, đây là độ tuổi các con tiến vào quá trình hình thành cá tính của mình, tiếp xúc với đời sống xã hội và có thể tạo ra căn cước văn hóa của mình.”, đó là chia sẻ của bà Hoàng Đoan Trang, đồng Chủ nhiệm Dự án Không gian văn hóa Quốc Tử Giám.

Nhiều kiến thức lý thú được các em nhỏ hào hứng tiếp nhận
Nhiều kiến thức lý thú được các em nhỏ hào hứng tiếp nhận

Nếu như trước đây các lớp học lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám tập trung vào việc giúp học sinh trải nghiệm di sản, tìm hiểu lịch sử về các mảng kiến trúc, sự kiện, hiện tại, lớp học “Bút nghiên dư ảnh” chú trọng vào nội dung lịch sử xoay quanh câu chuyện khoa cử thời xưa, đạo thầy trò, đạo làm người, lịch sử phát triển của chữ viết...

Đánh giá về “Bút nghiên dư ảnh”, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết: “Những lớp học như này sẽ tạo nên một hình thức học Lịch sử mới mẻ, hấp dẫn, sáng tạo. Việc tham gia lớp học sẽ nuôi dưỡng tình yêu văn hóa, lịch sử cho các em nhỏ; từ đó vững bước trên con đường hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được hồn của dân tộc Việt Nam trước tình hình đầy biến động hiện nay.”.

Các hoạt động trực quan, tái hiện những nếp sinh hoạt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám xưa – trường Đại học đầu tiên của nước ta, chính là điểm mới lạ của lớp học trong việc truyền tải những kiến thức lịch sử, văn hóa cho các bạn nhỏ. Điều này cũng giúp các em có thêm nguồn cảm hứng cho việc học tập của chính mình trước khi bước vào năm học mới.

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xem thêm