Tag

Doanh nghiệp bất bình vì không được giảm tiền điện

Doanh nghiệp 10/11/2021 06:00
aa
TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp thủy sản phía Nam bày tỏ sự bất bình vì địa phương không hỗ trợ giảm tiền điện đợt 5 với lý do không thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Doanh nghiệp tăng tốc phục hồi sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam tăng thị phần tại EU?

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp thủy sản tại An Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa… đã liên tục phản ánh bất bình vì địa phương đã không hỗ trợ giảm tiền điện đợt 5 theo như Nghị quyết 97/NQ-CP và hướng dẫn của Bộ Công thương tại văn bản 5411/BCT-ĐTĐL với lý do tỉnh không thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16/CT-TTg tại thời điểm ngày 25/8/2021.

Do đó, VASEP đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên báo cáo về vấn đề này.

Lấy dẫn chứng, VASEP cho biết, tại huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) không thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg dù toàn bộ các khu vực đất liền khác của tỉnh đều thực hiện chỉ thị tại thời điểm ngày 25/8/2021 nhưng các doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ này.

Theo VASEP, trước tháng 10/2021, nhiều tỉnh trên cả nước áp dụng phòng chống dịch Covid-19 theo tiếp cận “zero covid” và thực hiện đánh giá mức độ nguy cơ theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.

Theo đó, một số tỉnh thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg toàn tỉnh như Bình Dương, TP HCM, Bến Tre… nhưng số khác lại thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg tại một số huyện, xã và Chỉ thị 15/CT-TTg tại một số huyện, xã khác như ở tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Doanh nghiệp bất bình vì không được giảm tiền điện
Nhiều doanh nghiệp thủy sản không được hỗ trợ giảm tiền điện

Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch Covid-19 phức tạp nhất (từ cuối tháng 7-9/2021), tại các tỉnh tập trung của ngành thuỷ sản (dù tỉnh áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg hay Chỉ thị 15/CT-TTg) thì điểm chung là lưu thông (con người, nguyên liệu, hàng hóa…) trong tỉnh và giữa các tỉnh đều tắc nghẽn hoặc hạn chế.

Mặt khác, điểm chung nữa là hầu hết các doanh nghiệp thuỷ sản (sử dụng nhiều lao động) đều phải thực hiện phương án sản xuất cầm chừng “3 tại chỗ” theo quy định và hướng dẫn của địa phương, nếu không đáp ứng “3 tại chỗ” thì phải ngừng sản xuất nên khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản ở các địa phương là như nhau.

Hơn nữa, việc lưu thông hàng hóa bị tắc nghẽn và trạng thái cầm chừng “3 tại chỗ” hay “ngừng sản xuất” của nhà máy đã khiến ngành thuỷ sản chịu tác động khó khăn vô cùng lớn.

Theo VASEP, đây chính là mấu chốt khiến ngành thuỷ sản trong giai đoạn từ tháng 7-9/2021 giảm 60-70% công suất, gần 70% người lao động không được đi làm, nông ngư dân không thể tiêu thụ được nguyên liệu và phải ngừng đi biển, ngừng thả giống và kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2021 giảm 27%, tháng 9/2021 giảm 24%, tháng 10 (dự kiến) giảm hơn 20%. Hệ lụy chắc chắn còn kéo dài tới năm sau và quá trình phục hồi còn khó khăn.

Theo phân tích của VASEP, tại Điều 1 của NQ 97/NQ-CP hay văn bản số 5411/BCT-ĐTĐL đã nêu rõ đối tượng được Chính phủ hỗ trợ là các khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, mà cụ thể là các nhà máy, cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg vào 25/8/2021. Trong hai văn bản này không có ghi “toàn tỉnh” trong phạm vi điều chỉnh, mà tập trung theo tinh thần “đúng đối tượng” bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Doanh nghiệp bất bình vì không được giảm tiền điện
Đợt 5 Số tiền hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng sử dụng điện khoảng 650 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT)

Do đó, VASEP cho rằng, việc một số cơ quan ngành điện hướng dẫn thêm về phạm vi, đối tượng được hưởng hỗ trợ tiền điện (đợt 5) của Chính phủ đã khiến không ít doanh nghiệp thuỷ sản tại nhiều tỉnh đã không được hỗ trợ, dù rất nhiều công ty vẫn nằm tại các khu vực (huyện, xã) phải giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và đều phải thực hiện đồng bộ “cầm chừng 3TC” hoặc “ngừng sản xuất” như báo cáo ở trên.

"Điều này là chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại NQ 97/NQ-CP và văn bản 5411/BCT-ĐTĐL của Bộ Công thương về hỗ trợ cho tất cả các các nhà máy, cơ sở sản xuất gặp khó khăn do Covid-19", VASEP đánh giá.

Theo VASEP, các hỗ trợ và “tiếp sức” của Chính phủ cho doanh nghiệp vào lúc này là vô vùng có ý nghĩa, không chỉ về tinh thần mà đặc biệt cho các nỗ lực phục hồi sản xuất của cả ngành hàng.

Vì vậy, VASEP đề nghị Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét chỉ đạo các địa phương để các doanh nghiệp thuỷ sản được hưởng hỗ trợ theo chính sách giảm tiền điện theo như hướng dẫn của Bộ Công thương cho tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất đặt tại các khu vực có thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, không bắt buộc là nằm trong tỉnh thành có giãn cách toàn tỉnh.

Trước đó, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ đồng ý cho thực hiện hỗ trợ giảm 10% tiền điện trên hoá đơn tiền điện cho các khách hàng là các doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm ngày 25/8/2021 đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là 3 tháng từ kỳ hoá đơn tiền điện tháng 9 đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 11/2021. Danh sách nhà máy, cơ sở sản xuất được giảm tiền điện do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận trên cơ sở đăng ký kinh doanh và thực tế sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn và cung cấp cho các đơn vị điện lực.

Theo ước tính của EVN, trong đợt 5 số tiền hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng sử dụng điện là khoảng 650 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT). Trước đó, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ngành điện đã 4 đợt giảm giá điện, tiền điện thực hiện trong các năm 2020 và 2021, tổng số tiền hỗ trợ là hơn 16.300 tỷ đồng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc Doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc

Trưa 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc (Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc).
Thương hiệu Thái Lan khẳng định vị thế trên đất Việt Nhịp sống phương Nam

Thương hiệu Thái Lan khẳng định vị thế trên đất Việt

TTTĐ - Công ty TNHH Sitto Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Sitto Thái Lan ghi dấu ấn đậm nét tại Triển lãm thương mại quốc tế “Top Thai Brands 2025” diễn ra từ ngày 14 đến 17/5/2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP HCM.
Công ty VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam Doanh nghiệp

Công ty VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

TTTĐ - Ngày 14/5/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự án mong muốn hoàn thành vào năm 2030, đặt nền móng cho công nghiệp đường sắt và tạo động lực phát triển mới cho các địa phương, góp phần đưa kinh tế Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.
Tỉnh Đồng Nai phạt nặng Công ty Cổ phần Thép Vicasa - VNSteel Doanh nghiệp

Tỉnh Đồng Nai phạt nặng Công ty Cổ phần Thép Vicasa - VNSteel

TTTĐ - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính và buộc di dời cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch đối với Công ty Cổ phần Thép Vicasa - VNSteel do có hành vi vi phạm về môi trường.
Vinfast Hải Phòng ký kết hợp đồng bảo hiểm trị giá 3 tỷ USD Doanh nghiệp

Vinfast Hải Phòng ký kết hợp đồng bảo hiểm trị giá 3 tỷ USD

TTTĐ - Lễ ký kết Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro tài sản tổ hợp nhà máy Vinfast Hải Phòng giai đoạn 2025 - 2026 vừa chính thức được triển khai giữa Nhà máy ô tô Vinfast, Công ty môi giới bảo hiểm BeeVN và Liên danh 10 doanh nghiệp bảo hiểm lớn trong nước gồm PVI - Bảo hiểm Bảo Việt - DBV - VBI - PJICO - BIC - TechcomInsurance - BSH - GIC và PTI.
Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá Doanh nghiệp

Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

TTTĐ - Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước ngoặt lịch sử, mở ra kỷ nguyên đột phá cho khu vực kinh tế năng động, đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Doanh nghiệp

Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

TTTĐ - Petrovietnam chủ động liên kết với các tập đoàn hàng đầu khu vực công - tư, tạo nên sức mạnh tổng hợp, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bảo hiểm Bảo Việt phối hợp ký hợp đồng nguyên tắc với OICNEW Doanh nghiệp

Bảo hiểm Bảo Việt phối hợp ký hợp đồng nguyên tắc với OICNEW

TTTĐ - Mới đây, Bảo hiểm Bảo Việt cùng liên danh các nhà bảo hiểm đã ký kết hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ bảo hiểm toàn diện cho OICNEW trong các dự án về lĩnh vực y tế triển khai giai đoạn 2026 - 2036, nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp công nghệ cao trong hành trình phát triển bền vững.
Trao nửa triệu hộp sữa cho trẻ em nhân các sự kiện lớn Doanh nghiệp

Trao nửa triệu hộp sữa cho trẻ em nhân các sự kiện lớn

TTTĐ - Vinamilk thực hiện nhiều chương trình hướng đến trẻ em nhân các sự kiện lớn của đất nước như Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam trao tặng nửa triệu hộp sữa đến 11.000 trẻ em khó khăn, tiếp đó, hơn 300.000 sản phẩm cũng đã được Vinamilk gửi đến các em thiếu nhi qua các Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tổ chức trong tháng 4, 5/2025.
Doanh nhân "hiến kế" đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 Doanh nghiệp

Doanh nhân "hiến kế" đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

TTTĐ - Nghị quyết số 68-NQ/TƯ đặt mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2030. Làm thế nào để từ "đòn bẩy" chính sách biến thành hiện thực tăng gấp đôi so với khoảng 1 triệu doanh nghiệp hiện tại? Theo các doanh nhân, điều này đòi hỏi một chiến lược tổng thể, vừa thúc đẩy thành lập mới, vừa nâng cao tỷ lệ tồn tại và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bằng những giải pháp cụ thể, thực tế.
Xem thêm