Tag

Định danh "Truyện đường rừng" để khám phá di sản văn học rực rỡ của thế hệ trước

Văn hóa 29/10/2022 20:14
aa
TTTĐ - Buổi booktalk "Vẻ đẹp của văn học kỳ ảo Việt Nam qua "Truyện đường rừng" và những truyện khác" diễn ra sáng 29/10 tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hà Nội). Đông đảo các em học sinh đã đến nghe Tiến sĩ Nguyễn Thị Năm Hoàng, nhà báo Yên Ba và nhà văn Di Li chuyện trò về những sáng tác đặc biệt này của các tác giả nổi tiếng.
Hà Nội: Đưa tác phẩm văn học, nhân vật lên sân khấu và biểu diễn trong trường học

Di sản rực rỡ của thế hệ trước

Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Năm Hoàng (Phó trưởng khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết tín ngưỡng dân gian người Việt xưa nay vẫn tồn tại những điều thuộc về tâm linh. Đó là lý do tại sao người ta vẫn nói "thần cây đa, ma cây gạo". Trong khi đó, văn học là nhân học, văn học phản ánh một phần đời sống tinh thần, tâm lý của con người, vì thế không thể thiếu những tác phẩm có yếu tố kỳ ảo.

Định danh
Các diễn giả trong buổi booktalk "Vẻ đẹp văn học kỳ ảo Việt Nam qua "Truyện đường rừng" và những truyện khác"

Trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta đã quen thuộc với các nhân vật như Đạm Tiên trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, Vũ Thị Thiết - "Người con gái Nam Xương" trong "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ...

Đến đầu thế kỷ 20, cùng với chủ nghĩa lãng mạn, các nhà văn thời bấy giờ muốn thoát ly thực tại, đi tìm vẻ đẹp ở một thế giới khác. Chính vì thế, truyện đường rừng với những câu chuyện kỳ ảo, với những nhân vật nửa người nửa quỷ... được các nhà văn Lan Khai, Thế Lữ, Tchya... sáng tạo nên. Đó là cách các nhà văn phản ứng với hiện thực theo cảm xúc rất đặc biệt mà ta có thể cảm nhận rằng họ mượn thế giới của quỷ để nói về thế giới của người lúc bấy giờ.

Định danh
Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Năm Hoàng chia sẻ về "Truyện đường rừng"

Có thể nói, "Truyện đường rừng" là một nhánh của văn học Việt Nam thời 1930 - 1945. Bằng việc mượn không khí của đường rừng heo hút, hoang liêu, rợn ngợp, các nhà văn đã vẽ nên một không gian văn học thật riêng biệt, hấp dẫn người đọc. Chính vì thế, hệ thống lại các tác phẩm "truyện đường rừng" và những truyện khác, đặc biệt là 7 tác phẩm mà NXB Kim Đồng gửi tới độc giả là chúng ta đã khái quát, đưa đến cho độc giả cái nhìn toàn vẹn về các tác phẩm này của một thời, đặt nó vào dòng chảy văn học kỳ ảo Việt Nam với những sáng tác được tiếp tục trong thời hiện đại.

Nhà văn Di Li, với tư cách là một nhà văn nữ nổi tiếng với dòng văn học trinh thám kinh dị giữ vai trò điều phối buổi trò chuyện. Cô là tác giả của hơn 20 cuốn sách thuộc nhiều thể loại, trong đó, có 2 tác phẩm đã được chuyển thể thành phim: “Trại Hoa Đỏ”, “Câu lạc bộ số 7" đã giúp độc giả phân biệt rõ ràng. Có tác phẩm văn học kinh dị như chính những tiểu thuyết của cô, mang đến nỗi sợ hãi, ám ảnh, những câu chuyện, những lý giải tâm lý dù không có mấy yếu tố kỳ ảo. Còn những tác phẩm kỳ ảo thì có thể chẳng chút kinh dị nào, ai cũng có thể đọc được như "Harry Potter".

Nhà văn Di Li giữ vai trò điều phối buổi booktalk
Nhà văn Di Li giữ vai trò điều phối buổi booktalk

Còn nhà báo, nhà sưu tầm Yên Ba thì mang đến buổi booktalk những tờ báo gắn với "Truyện đường rừng" một thời. Trước khi đến với dòng văn học này ở Việt Nam, ông đã đưa đến cho độc giả những thông tin về Edgar Allan Poe - nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình, nhà thơ Mỹ. Poe là ông tổ của thể loại truyện trinh thám và hình sự, ông có sự ảnh hưởng đến Charles Baudelaire, Fyodor Dostoevsky, Sir Arthur Conan Doyle. Trong sáng tác của một số nhà văn Việt Nam cũng có thấp thoáng hình ảnh của Edgar Poe.

Trở lại với "Truyện đường rừng" của Việt Nam, nhà báo Yên Ba cũng nhắc lại khái niệm "Truyện dài kỳ" từng xuất hiện trên báo chí nước ta hồi những năm 30 - 45 của thế kỷ trước. Với tốc độ phát triển và sự cạnh tranh của các tờ báo, chủ bút sẽ đặt những truyện dài kỳ để thu hút độc giả. Đó là mảnh đất để các nhà văn thể hiện tài năng của mình bằng việc đưa ra các câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn và luôn đến cao trào thì ngắt, buộc độc giả phải tò mò, háo hức mua báo ở kỳ tiếp theo để đọc.

Vốn quý với văn học kỳ ảo đương đại

Các diễn giả cho rằng, có thể nói, báo chí và các nhà xuất bản chính là bệ đỡ cho văn học kỳ ảo Việt Nam lúc bấy giờ. Còn ngày nay, việc NXB Kim Đồng bằng việc xuất bản những tác phẩm này góp phần định danh "Truyện đường rừng". Đây cũng là một cách khám phá di sản văn học rực rỡ của thế hệ trước. Cách phân chia dòng văn học theo thể tài sáng tác này dẫn dắt người đọc vào thế giới huyền bí mà lý trí không giải thích được. Sự sợ hãi, thậm chí hoang đường, kinh dị kích thích trí não người đọc, khiến người ta tìm cách để giải thích, chính vì thế độc giả trở nên phần nào trưởng thành hơn. Mỗi nhà văn sẽ mang đến cho độc giả những trải nghiệm khác nhau làm phong phú thêm cho văn học nước nhà.

Các tác phẩm văn học kỳ ảo NXB Kim Đồng gửi tới độc giả
Các tác phẩm văn học kỳ ảo NXB Kim Đồng gửi tới độc giả

Tiến sĩ Năm Hoàng thì nhấn mạnh, các tác giả "Truyện đường rừng" đã mở ra một thế giới đầy sáng tạo. Với Lan Khai, đó là "truyện lồng trong truyện" khi từ vai trò người kể truyện tác giả lại đưa ra những nhân vật khác với những gì họ trải qua và kể lại. Với Tchya thì ngồn ngộn tư liệu và triết lý sống. Còn như Thế Lữ thì lại mang đến vẻ đẹp của văn chương với ngôn từ, với cách miêu tả kỹ lưỡng thiên nhiên, cảnh vật sau đó mới kể chuyện...

Dù vậy, các tác phẩm này vẫn bám sát vào thực tế cuộc sống, đó là những phong tục, tập quán của người Việt, ở đây là vùng miền núi, nơi đường rừng với cách ăn cách ở, cách nói, cách sinh hoạt thời đó. Bởi vậy, không khí mà họ đưa đến cho người đọc vừa huyền ảo huyễn hoặc vừa rất hiện thực. Điều đó cho thấy các nhà văn đã tham dự rất sâu sắc vào đời sống của người dân để viết nên những ''tiểu thuyết đậm chất phong tục" bên cạnh những ly kỳ, rùng rợn kia.

Nhà văn Di Li thì một lần nữa nhấn mạnh "Truyện đường rừng" chính là "đặc sản" của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Bởi các nhà văn đã dựa trên yếu tố thực tế của bấy giờ, với những cánh rừng mênh mông rợn ngợp, với các ông thần hổ xuất hiện dày đặc bởi ngày trước cứ đi đường rừng rất dễ gặp hổ nhảy ra chắn đường. Ngày xưa người sợ hổ ăn thịt còn bây giờ hổ lại sợ người, rừng không còn nguyên bản như xưa, nữ nhà văn nói vui. Đó là lý do bây giờ khó có thể viết được những "Truyện đường rừng" như thế này nữa.

Song, như thế càng thấy những tác phẩm này rất quý với những người viết văn đương đại, nữ nhà văn khẳng định.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Liên kết vùng để phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa hiệu quả Nghệ thuật

Liên kết vùng để phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa hiệu quả

TTTĐ - Việc thúc đẩy liên kết vùng để thành những sản phẩm công nghiệp văn hóa (CNVH) độc đáo, có sức cạnh tranh cao, đem lại giá trị gia tăng cho các chủ thể về nhiều mặt. Đây là một trong những động lực khơi nguồn sáng tạo trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả vùng, góp phần tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế và hình ảnh về một Thủ đô của một quốc gia đang phát triển năng động, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới.
Danh mục di tích, di sản để bảo vệ và phát huy giá trị Văn hóa

Danh mục di tích, di sản để bảo vệ và phát huy giá trị

TTTĐ - HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị Quyết số 24/NQ-HĐND về ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1).
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trở thành Đại sứ Truyền cảm hứng Giải thưởng Dế Mèn Văn hóa

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trở thành Đại sứ Truyền cảm hứng Giải thưởng Dế Mèn

5 năm - chặng đường lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp trong toàn xã hội, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng... Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn do báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) sáng lập và tổ chức thường niên đã khẳng định vị thế là giải thưởng văn hóa nghệ thuật uy tín, tôn vinh các tác phẩm xuất sắc do thiếu nhi sáng tạo hoặc dành cho thiếu nhi. Đây là giải thưởng được trao định kỳ vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), trở thành dấu mốc đẹp trong đời sống văn hóa nghệ thuật dành cho trẻ em Việt Nam.
Rạng rỡ lý tưởng Hồ Chí Minh trong bản hòa ca tháng Năm Nghệ thuật

Rạng rỡ lý tưởng Hồ Chí Minh trong bản hòa ca tháng Năm

TTTĐ - Tối 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025). Chương trình mang nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, góp phần lan tỏa tư tưởng, đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đến đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa... Văn học

Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa...

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam, nhân dịp ra mắt loạt sách "Kí ức kiều bào: Lính thợ - Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Kí ức kiều bào: Chân đăng - Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới", Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp cùng Viện Pháp trân trọng tổ chức tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa".
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình dâng hương tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Văn hóa

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình dâng hương tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 241 năm ngày mất của nhà bác học Lê Quý Đôn (1784 - 2025), chiều 10/5, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã thành kính dâng hương tại từ đường và Khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn.
Những lời ca thiết tha dâng Bác Nghệ thuật

Những lời ca thiết tha dâng Bác

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Hà Nội sẽ gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu Văn hóa

Hà Nội sẽ gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao giải Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025.
Đại nhạc hội “Rực Rỡ Hà Nam” chiêu đãi du khách màn pháo hoa tầm cao hoành tráng Văn hóa

Đại nhạc hội “Rực Rỡ Hà Nam” chiêu đãi du khách màn pháo hoa tầm cao hoành tráng

TTTĐ - Gần 20 nghệ sĩ tên tuổi góp mặt trong chương trình nghệ thuật “Rực Rỡ Hà Nam” - sự kiện điểm nhấn khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam 2025. Màn pháo hoa tầm cao hoành tráng hứa hẹn mở đầu mùa hè sôi động tại “Điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới”.
Nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn: Mong có những tác phẩm thiết thực cho Hà Nội Nghệ thuật

Nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn: Mong có những tác phẩm thiết thực cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm "Hồi sinh" của nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn đặt tại vườn hoa Cổ Tân (Hà Nội) đã gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng. Cây xà cừ 70 năm tuổi đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội được "sống dậy", tiếp tục mang đến không gian sáng tạo của Thủ đô. Là người rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp văn hóa, nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn đã dành cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cuộc trò chuyện đầy tâm huyết với những ý tưởng ấp ủ để tiếp tục cống hiến cho văn hóa của mảnh đất chị yêu mến như hơi thở của mình.
Xem thêm