Dịch Covid-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu và được kiểm soát vào năm sau
Dịch Covid-19 khiến giới trẻ gắn kết với gia đình hơn "Chìa khóa" bảo vệ trẻ em trước đại dịch Covid-19 Quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em cao nhất thế giới |
Các chuyên gia kỳ vọng rằng những quốc gia đầu tiên thoát khỏi đại dịch sẽ là những nước có sự kết hợp giữa tỷ lệ tiêm chủng cao và khả năng miễn dịch tự nhiên ở những người đã từng nhiễm Covid-19 như Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha và Ấn Độ.
Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo SARS-CoV-2 vẫn là một loại virus không thể đoán trước và nó đang đột biến khi lây lan qua các cộng đồng chưa được tiêm chủng.
“Chúng tôi nghĩ từ nay đến cuối năm 2022 là thời điểm có thể kiểm soát được loại virus này... khi chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể ca bệnh nghiêm trọng và tử vong”, bà Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học đứng đầu nhóm phản ứng với Covid-19 của WHO cho biết.
Quan điểm của này của Tổ chức Y tế thế giới dựa trên kết quả làm việc với các chuyên gia về dịch bệnh, những người đang dự báo diễn biến có thể xảy ra của đại dịch trong 18 tháng tới. Đến cuối năm 2022, WHO đặt mục tiêu 70% dân số thế giới được tiêm chủng.
Thực khách dùng bữa tại một nhà hàng ở Catania, Italy ngày 30/8 9 (Ảnh: Reuters) |
Tuy nhiên, bà cũng lo lắng về việc các quốc gia sớm dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19.
“Tôi thật ngạc nhiên khi nhìn thấy mọi người trên đường phố, như thể tất cả đã kết thúc”, bà nói.
Theo báo cáo của WHO, các trường hợp nhiễm và tử vong do virus SARS-CoV-2 đã giảm xuống kể từ tháng 8 ở hầu hết các khu vực trên thế giới.
Tuy nhiên, lục địa già có vẻ là một ngoại lệ. Sự lây lan của biến thể Delta đang gây ra sự tàn phá mới ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp như Nga, Romania, Ukraine, cũng như những nơi đã dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang.
Biến thể này cũng góp phần làm gia tăng ca nhiễm ở những quốc gia như Singapore và Trung Quốc, vốn có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng ít khả năng miễn dịch tự nhiên do áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt theo chiến lược “Zero Covid”.
Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 vẫn được dự đoán vẫn là nguyên nhân chính gây ra sự nhiễm bệnh và tử vong trong nhiều năm tới, giống như các bệnh đặc hữu khác như sốt rét.
Chuyên gia Van Kerkhove nói: “Đặc hữu không có nghĩa là lành tính”. Một số chuyên gia cũng nói rằng virus SARS-CoV-2 cuối cùng sẽ tồn tại và hoạt động giống như bệnh sởi, căn bệnh vẫn gây bùng phát ở những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Virus có thể sẽ tiếp tục đột biến, vì vậy đòi hỏi phải tiêm phòng hàng năm để đối phó với các biến thể mới nhất (Ảnh: Reuters) |
Một số chuyên gia khác thì nhận định rằng dịch Covid-19 có xu hướng trở thành một bệnh đường hô hấp theo mùa như bệnh cúm hoặc virus có thể ít gây chết người hơn, ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em, nhưng có thể mất hàng thập kỷ.
Chuyên gia Ferguson của Đại học Imperial, Anh, dự kiến số ca tử vong sẽ ở mức trên trung bình ở Anh vì nhiễm virus SARS-CoV-2 trong vòng 2 - 5 năm tới song căn bệnh này sẽ không có khả năng làm áp đảo hệ thống y tế hoặc đòi hỏi thiết lập lại các lệnh giãn cách xã hội.
Ông Trevor Bedford, một nhà virus học tại Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson, người đã theo dõi sự tiến triển của SARS-CoV-2, cũng nhận thấy một làn sóng dịch mùa đông nhẹ nhàng hơn ở Mỹ, sau đó là sự chuyển đổi sang bệnh đặc hữu vào năm 2022 - 2023.
Theo ông dự đoán, 50.000 đến 100.000 ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ mỗi năm, lớn hơn con số ước tính 30.000 ca tử vong hàng năm do cúm.
“Virus có thể sẽ tiếp tục đột biến, vì vậy đòi hỏi phải tiêm phòng hàng năm để đối phó với các biến thể mới nhất”, ông nhấn mạnh.