Tag
Bộ Y tế

Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo tiếp tục có nguy cơ xuất hiện

Tin Y tế 06/02/2024 16:00
aa
TTTĐ - Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024. Theo Bộ Y tế, dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam dự báo vẫn diễn biến khó lường trong thời gian tới và tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới, các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi.
Tăng cường ý thức toàn dân phòng chống dịch bệnh Tăng cường giám sát dịch bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán Không để dịch bệnh lây lan dịp Tết Nguyên đán Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh

Dịch bệnh vẫn có nguy cơ lây lan

Theo kế hoạch do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành cho biết, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, cùng với bối cảnh toàn cầu hoá, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao, diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là các điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh (từ các bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi...; các bệnh dự phòng bằng vắc xin như bạch hầu, ho gà, uốn ván... đến các bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập từ nước ngoài như đậu mùa khỉ...).

Ảnh minh hoạ
Tiêm phòng vắc xin là cách phòng dịch bệnh hữu hiệu nhất

Theo Bộ Y tế, năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia.

Tại Việt Nam, năm 2023, tình hình các bệnh truyền nhiễm được kiểm soát và cơ bản đạt mục tiêu chung là giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.

COVID-19 đã chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B góp phần quan trọng trong việc phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của đất nước; số mắc và tử vong do sốt xuất huyết giảm mạnh so với năm 2022; tay chân miệng, sởi ghi nhận số mắc tăng so với năm 2022 nhưng được kiểm soát kịp thời, đã giảm từ tháng 10/2023; bạch hầu chỉ xảy ra cục bộ tại một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc và trong nước không ghi nhận các bệnh truyền nhiễm nhóm A như tả, Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9) cúm A (H5N1), cúm A (H5N6)...

Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, trong công tác phòng chống dịch ở nước ta vẫn còn một số khó khăn như: Dịch bệnh diễn biến chưa ổn định, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi tiếp tục xuất hiện; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.

Các địa bàn trọng điểm về sốt xuất huyết với số mắc lưu hành hàng năm cao đều là những địa phương đông dân cư, tình trạng đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, khu công nghiệp, tình trạng di biến động dân cư với nhiều khách du lịch, học sinh, sinh viên… nên khó khăn trong việc kiểm soát ca bệnh và thực hiện các hoạt động phòng chống dịch.

Tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp, chưa đạt tiến độ đề ra, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số sinh sống; miễn dịch giảm theo thời gian.

Một số nơi chưa thực sự chủ động để đảm bảo hậu cần, phục vụ công tác phòng, chống dịch dẫn đến việc không sẵn sàng về thuốc, sinh phẩm, vắc xin, hóa chất, vật tư, trang thiết bị cho các hoạt động giám sát, xét nghiêm, chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu, đậu mùa khỉ…

Sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch bệnh

Tại Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024, Bộ Y tế giao các Cục/Vụ/Viện/ đơn vị chức năng thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ theo nhiệm vụ được giao.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn triển khai hiệu quả hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng;

Các đơn vị tổ chức tập huấn, diễn tập đáp ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra hoặc các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp; triển khai hoạt động của các đội đáp ứng nhanh và xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng khi xảy ra các tình huống của dịch bệnh; xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm chủng cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.

Các địa phương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế và đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, các đơn vị tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của các đơn vị tại địa phương; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng...

Đọc thêm

Xử phạt, tước giấy phép hoạt động Công ty TNHH Bệnh viện Mary Nhịp sống phương Nam

Xử phạt, tước giấy phép hoạt động Công ty TNHH Bệnh viện Mary

TTTĐ - Thông tin từ Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan này đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Mary số tiền 95 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở trong thời hạn 3 tháng vì có nhiều vi phạm trong quá trình hoạt động.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện Tin Y tế

Tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội có công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Phẫu thuật bệnh nhi gãy xương đùi bằng phương pháp ít xâm lấn Tin Y tế

Phẫu thuật bệnh nhi gãy xương đùi bằng phương pháp ít xâm lấn

TTTĐ - Bệnh viên Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi (7 tuổi, trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chuyển từ bệnh viện tuyến dưới đến với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi và không đi lại được đã được nẹp tạm thời.
Hàng loạt doanh nghiệp bị xử lý vi phạm lĩnh vực y tế Tin Y tế

Hàng loạt doanh nghiệp bị xử lý vi phạm lĩnh vực y tế

TTTĐ - Công ty Cổ phần thương mại OPEN PHARMA, Công ty TNHH MTV 120 Armephaco, Công ty Cổ phần Pymepharco, Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Gia Phú... là những doanh nghiệp vừa bị xử lý vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Thành tựu của y học cổ truyền lan tỏa qua những bài thuốc quý Tin Y tế

Thành tựu của y học cổ truyền lan tỏa qua những bài thuốc quý

TTTĐ - Sáng 3/11, Hội thảo khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền” đã diễn ra với sự tham dự đông đảo các lương y, thầy thuốc Nhân dân khắp cả nước tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội.
Lâm Đồng ghi nhận 4 trường hợp mắc viêm màng não mô cầu Tin Y tế

Lâm Đồng ghi nhận 4 trường hợp mắc viêm màng não mô cầu

TTTĐ -Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 4 trường hợp mắc viêm màng não mô cầu. Trong đó, có 3 trường hợp xuất phát từ một quán karaoke ở huyện Cát Tiên.
Tăng cường phòng chống tai nạn thương tích lứa tuổi học sinh Tin Y tế

Tăng cường phòng chống tai nạn thương tích lứa tuổi học sinh

TTTĐ - Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hoài Đức đã tổ chức phát động “Xã hội chung tay phòng chống tai nạn thương tích - Xây dựng cộng đồng an toàn” năm 2024.
Phát hiện thêm một phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền”, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an Nhịp sống phương Nam

Phát hiện thêm một phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền”, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an

TTTĐ - Thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan này vừa phát hiện thêm một phòng khám đa khoa tái diễn “vẽ bệnh, moi tiền”, xem thường pháp luật và sức khoẻ người dân nên cần được xử lý nghiêm.
Người bệnh có thể yên tâm hơn Tin Y tế

Người bệnh có thể yên tâm hơn

TTTĐ - Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, được đại biểu Quốc hội đánh giá cao khi làm giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân.
Cảnh giác với chiêu trò quảng cáo “chân mày phong thuỷ” Nhịp sống phương Nam

Cảnh giác với chiêu trò quảng cáo “chân mày phong thuỷ”

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã đưa ra cảnh báo để người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo của các cơ sở “chân mày phong thủy” khi chưa rõ thông tin hoạt động của cơ sở, chưa có những kiểm chứng khoa học liên quan phong thủy, dễ sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Xem thêm