Tag
Bình Dương:

“Đi trước, đón đầu” phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ

Đô thị 07/09/2024 14:08
aa
TTTĐ - Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển nhanh chóng tại Việt Nam và sự phát triển đó không thể tách rời với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông vận tải. Nhằm hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, tỉnh Bình Dương đã và đang từng bước chú trọng triển khai hoàn thiện, thực hiện các nhiệm vụ để thúc đẩy tiến độ, sớm hoàn thành các công trình, phát triển kinh tế.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình hạ tầng giao thông "Dải lụa" 10 làn hiện đại bậc nhất Bình Dương Đột phá chiến lược để Bình Dương phát triển bứt tốc

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ

Hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại không chỉ là động lực thúc đẩy kinh tế mà còn là nền tảng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành 12 dự án gồm: Mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 13 từ 4 làn xe lên 6 làn xe; tuyến đường cao tốc dài 30km, kết nối khu công nghiệp Mỹ Phước với Tân Vạn; đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng với chiều dài khoảng 50km; mở rộng từ 4 làn xe lên 8 làn xe đường ĐT 743 (đoạn từ An Phú đến Miếu Ông Cù); nâng cấp từ 2 làn xe lên 4 làn xe đường ĐT 747B (đoạn Uyên Hưng - Thái Hòa); mở rộng tuyến đường lên 4 làn xe đường ĐT 746 tại (Tân Uyên - Bắc Tân Uyên); dự án Cầu Phú Long (kết nối Bình Dương - TP Hồ Chí Minh); dự án nâng cấp đường ĐT 741 (đoạn từ Phú Giáo đến Bến Cát); đường Vành đai trong TP Thủ Dầu Một; Cầu Bạch Đằng 2 (kết nối Bình Dương - Đồng Nai); tuyến đường dài 20km Mỹ Phước - Bàu Bàng và 30km đường Vành đai Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng; mở rộng lên 4 làn xe đường ĐT 746 tại (Tân Uyên - Bắc Tân Uyên).

Ngoài ra, tỉnh đang tập trung triển khai hoàn thiện thêm kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đầu tư các công trình có tính đột phá, bao gồm các tuyến cao tốc, Quốc Lộ trọng yếu, các tuyến có nhu cầu vận tải lớn, kết nối liên vùng.

Dự án thi công đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương (Ảnh: Minh Duy)
Dự án thi công đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương (Ảnh: Minh Duy)

Các tuyến giao thông trọng yếu đã và đang tiếp tục được ngành giao thông dồn lực thực hiện. Điển hình các dự án đang được thi công như: Dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc Lộ 13; đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2); đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1) và 3 dự án đã được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, gồm: Dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh Bình Dương; xây dựng hầm chui tại nút giao ngã năm Phước Kiến; đầu tư thí điểm hệ thống giám sát điều hành giao thông.

Mục tiêu thúc đẩy hạ tầng giao thông phát triển mạnh

Để thực hiện tốt các chủ trương quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống giao thông hiện đại theo mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng. Tỉnh Bình Dương đang từng bước tập trung và huy động tối đa nguồn lực, phát triển hạ tầng giao thông, phù hợp với quy hoạch chung.

Hiện tỉnh đang thi công 4 dự án giao thông đường bộ quan trọng như: Dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2); đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1) và 3 dự án đã được phê duyệt khả thi, gồm: Dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh Bình Dương; xây dựng hầm chui tại nút giao ngã năm Phước Kiến; đầu tư thí điểm hệ thống giám sát điều hành giao thông.

“Đi trước, đón đầu” phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ
"Dải lụa" 10 làn xe Mỹ Phước - Tân Vạn tại Bình Dương

Theo ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công trung hạn còn hạn chế, đặc biệt trong nhiệm kỳ này tỉnh phải thực hiện đầu tư nhiều công trình giao thông trọng điểm với chi phí đầu tư lớn, tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp rà soát, thực hiện giãn, hoãn các công trình chưa thật sự cần thiết để tập trung nguồn lực đầu tư các công trình trọng điểm, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách trung ương cho các dự án để bảo đảm phù hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, trong thời gian tới, tỉnh đang tập trung nghiên cứu các giải pháp đề xuất nguồn vốn như: Hỗ trợ đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền của trung ương quản lý; kêu gọi đầu tư và đầu tư bằng nhiều nguồn vốn hợp pháp khác; đề xuất các phương án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2023-2024.

Mục tiêu của tỉnh Bình Dương là trở thành trung tâm đô thị mang tầm quốc tế vào năm 2050
Mục tiêu của tỉnh Bình Dương là trở thành trung tâm đô thị mang tầm quốc tế vào năm 2050

Bên cạnh đó, tỉnh cần ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Các nội dung chỉ đạo toàn diện, bao quát tất cả các quy trình của đầu tư công, từ khâu xây dựng kế hoạch vốn, thẩm định, phê duyệt dự án, thương thảo, ký kết hợp đồng, thi công đến thanh, quyết toán các công trình…

Qua đó, cho thấy các dự án giao thông đường bộ tại tỉnh Bình Dương không chỉ nhằm cải thiện hạ tầng giao thông mà còn là nguồn động lực, tiềm lực thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Xem thêm