Tag

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

Giáo dục 19/04/2025 08:48
aa
TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Lựa chọn ngành nghề - nỗi băn khoăn không chỉ của học sinh? Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế 5 bước chọn ngành nghề phù hợp với bản thân Đồng hành cùng học sinh trên con đường lựa chọn ngành nghề

20% thí sinh trúng tuyển không nhập học

Trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 thí sinh trúng tuyển vào đại học nhưng 20% không nhập học, 5 - 7% sau đó phải đăng ký lại, cho thấy nhiều thí sinh đã chọn sai ngành, sai trường.

Bên cạnh đó, sau năm thứ nhất thì khoảng 5 - 7% sinh viên phải đăng ký xét tuyển lại. Như vậy, số em đã chọn sai hay chọn chưa phù hợp khi đăng ký nguyện vọng là rất nhiều.

Có lẽ vì thế, việc lựa chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân khiến tình trạng sinh viên kêu than "ngồi nhầm chỗ" sau mỗi mùa tuyển sinh đã không còn là chuyện lạ. Nhiều em rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” vì nghỉ học thì dở dang, tốn kém, lãng phí cả về tiền bạc, thời gian và cơ hội nhưng học tiếp cũng không xong vì không có động lực, không đủ điều kiện hoặc bản thân không đáp ứng được yêu cầu của ngành học…

Theo các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, một số sai lầm phổ biến của các bạn học sinh khi chọn ngành hiện nay là chọn ngành nghề theo phong trào, theo “hot trend” mà nhiều khi không quan tâm đến việc có phù hợp với năng lực sở thích của bản thân hay không.

Có những học sinh chọn trường hoàn toàn theo định hướng của gia đình hoặc theo ý thích của bố mẹ. Chẳng hạn, bố mẹ làm giáo viên thì định hướng cho con vào sư phạm, bố mẹ làm bác sĩ thì cho con học ngành y, bố mẹ làm ngân hàng thì cho con học tài chính - ngân hàng để “nối gót” nghề nghiệp của mình mà quên mất sở thích, mong muốn của các bạn.

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề
Chọn sai ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chính các bạn học sinh

Cô Nguyễn Thị Hường, Giám đốc tuyển sinh hệ thống giáo dục quốc tế Dynamic cho rằng, thất bại trong việc chọn sai nghề chủ yếu đều xuất phát từ tư duy đơn thuần. Ví dụ, có hiện tượng học sinh chỉ định hướng vào trường với suy nghĩ chỉ cần vào các trường top trên, trường danh tiếng là sẽ thành công, dễ xin việc mà quên mất rằng, chọn ngành học còn quan trọng hơn chọn trường vì trường mình chỉ học 4 - 5 năm còn ngành học sẽ theo mình đến hết cuộc đời…

“Lại có những học sinh mặc dù biết rõ năng lực học tập khó đáp ứng được yêu cầu khi vào đại học, nhưng cứ cố gắng nhất nhất phải theo học đại học và cho rằng đó là con đường duy nhất. Đó có thể cũng là lý do vì sao, rất nhiều người học đại học nhưng sau này ra làm công nhân. Một phần có thể họ không thích ngành mình đã học, hoặc bản thân không đáp ứng được như cầu tuyển dụng của thị trường lao động”, cô Hường nhấn mạnh thêm.

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề
Cô Nguyễn Thị Hường, Giám đốc tuyển sinh hệ thống giáo dục quốc tế Dynamic cùng các em học sinh tại chương trình Đối thoại tư vấn hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức ngày 19/4

Theo cô Hường, khi nghĩ rằng chọn sai ngành, trước hết cần phải xác định chính xác lý do khiến mình cảm thấy không phù hợp là do tính cách, năng lực hay chỉ là do bản thân thiếu kiên nhẫn, ngại khó và né tránh những vấn đề tâm lý khác. Chỉ đến khi nào các em chắc chắn về con đường phía trước thì mới chuyển sang ngành học khác để tránh tình trạng “chọn sai đến 2 lần”.

Có nhiều con đường dẫn đến thành công

Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, cánh cửa tương lai mở ra với nhiều lựa chọn và quan niệm truyền thống thường hướng các bạn trẻ vào con đường đại học. Tuy nhiên, như chia sẻ đầy tâm huyết của cô Nguyễn Thị Hường, Giám đốc tuyển sinh hệ thống giáo dục quốc tế Dynamic, đại học không phải là con đường duy nhất để đi đến thành công.

“Mỗi người đều có một ước mơ. Có người mơ trở thành bác sĩ, có người khao khát trở thành kỹ sư, nhà khoa học, có người lại chọn làm công nhân lành nghề… Cũng có những người dám bước ra khỏi vùng an toàn để kiến tạo con đường riêng bằng sự kiên trì, đam mê và khát vọng cống hiến. Họ chính là những người khởi nghiệp - những người không chỉ tạo ra giá trị kinh tế, mà còn góp phần thay đổi xã hội bằng chính trí tuệ và tầm nhìn của mình. Tùy theo mong muốn và khát vọng của mỗi người”, cô Hường đánh giá.

Với 12 năm học tập và làm việc tại Hàn Quốc và đã đồng hành cùng 30 bạn học sinh xuất cảnh thành công khi làm việc tại Dynamic, cô Hường nhấn mạnh rằng, bên cạnh việc theo đuổi học vấn tại các trường đại học trong nước, việc lựa chọn du học cũng là một hướng đi vô cùng giá trị và mở ra nhiều cơ hội phát triển bản thân, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến và trải nghiệm văn hóa đa dạng. Đây là một lựa chọn tốt, giúp các bạn trẻ mở rộng tầm nhìn và xây dựng mạng lưới quan hệ quốc tế.

“Thực tế, không chỉ có đại học hay du học. Học nghề, tham gia các khóa đào tạo kỹ năng chuyên sâu, hay thậm chí là bắt đầu khởi nghiệp sớm cũng là những con đường tiềm năng, phù hợp với năng lực và sở thích của từng cá nhân. Mỗi lựa chọn đều có thể dẫn đến thành công theo những cách khác nhau”, cô Hường nhấn mạnh.

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

Nhiều học sinh đến tìm hiểu thông tin về các chương trình Du học Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc... tại gian tư vấn của hệ thống giáo dục quốc tế Dynamic trong chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”

Điểm mấu chốt và quan trọng nhất, như cô Hường đã tinh tế chỉ ra, chính là việc mỗi người trẻ cần dành thời gian để "hiểu mình”.

“Các bạn nên đặt cho mình những câu hỏi trước khi đưa ra quyết định như: Tôi thích nghề gì, phù hợp nghề gì? Tôi chọn nghề gì và nên học tập ở đâu? Sự tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu, đam mê và mục tiêu cá nhân là kim chỉ nam giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho con đường sự nghiệp của mình”, cô Hường đặc biệt lưu ý.

Theo cô Hường, khi chọn được con đường phù hợp với bản thân, các bạn trẻ sẽ có động lực mạnh mẽ để kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt được thành công thực sự - thành công được định nghĩa bằng sự hài lòng, phát triển và có đóng góp ý nghĩa cho xã hội.

Vì vậy, thay vì áp lực bởi một lối đi duy nhất, cô Hường khuyên các bạn học sinh hãy tự tin khám phá và lựa chọn con đường phù hợp nhất với chính mình. Thành công không có khuôn mẫu cố định, nó nằm ở cuối mỗi hành trình mà các bạn dũng cảm theo đuổi bằng tất cả sự thấu hiểu bản thân và nỗ lực không ngừng.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế Giáo dục

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế

TTTĐ - Không còn bó hẹp trong những trang sách, lịch sử đang đến gần hơn với học sinh qua các tiết học trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm với những trang sử hào hùng và tương lai của đất nước.
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào? Giáo dục

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào?

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu nghiêm túc xử lý việc giáo viên quận Hà Đông vi phạm quy định về dạy thêm.
Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Sáng 29/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London Giáo dục

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

TTTĐ - Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) vừa chính thức được công nhận là “Đối tác Quốc tế” của Đại học London, lọt vào nhóm số ít đối tác trên toàn cầu được Đại học London trao tặng danh hiệu này.
Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất Giáo dục

Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất

TTTĐ - Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sáng 29/4 cho biết, trong số các môn tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Lịch sử là môn được nhiều thí sinh chọn nhất với 499.357 em.
VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên Giáo dục

VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên

TTTĐ - Ngày 28/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã đến với Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Chuyến thăm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhật Bản đối với sự phát triển của nhà trường, đồng thời khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giữa hai quốc gia.
Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Chiều 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin về công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Xem thêm