Tag

Đẩy mạnh công tác quy hoạch, khắc phục chồng chéo trong sử dụng đất

Đô thị 12/08/2021 17:07
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 22/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Khảo sát công tác quản lý, sử dụng đất đai tại huyện Gia Lâm và Mê Linh Tăng cường đổi mới chính sách quản lý, sử dụng đất đai để tạo nguồn lực phát triển
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo Chỉ thị này, thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đất đai, trong thời gian qua, các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang tổ chức lập đồng thời các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực và địa phương phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc như việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm; Việc rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện tốt; Công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực chưa sát với thực tiễn.

Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả; Khắc phục các mâu thuẫn, chồng chéo trong sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), các bộ, ngành có liên quan khẩn trương tập trung triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và lập kế hoạch sử dụng đất các cấp.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đẩy mạnh việc tổ chức lập quy hoạch tỉnh, trong đó, chú trọng nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo quy định tại khoản 6, Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/1/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai gửi về Bộ TN&MT có ý kiến theo quy định tại khoản 7, Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/1/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai trước khi tích hợp vào quy hoạch tỉnh và gửi về Bộ TN&MT có ý kiến trước ngày 1/1/2021.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung chỉ đạo lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm (2021-2025) theo quy định và gửi về Bộ TN&MT để tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/12/2021.

Các đơn vị đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; khoản 3, khoản 4 và khoản 9, Điều 1, Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ; Thời hạn hoàn thành trước ngày 1/9/2021.

Các tỉnh, thành phố chỉ đạo và thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo quy định của pháp luật, làm căn cứ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Xác định rõ nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án, bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm tính khả thi cao, không để xảy ra tình trạng dự án treo ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Đối với trường hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 chưa được phê duyệt mà các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 chưa thực hiện hết thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 49 Luật Đất đai (được sửa đổi tại khoản 1, Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch); Đồng thời chỉ đạo việc cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện để tổ chức thực hiện.

Đối với các bộ, ngành, khẩn trương hoàn thành việc lập quy hoạch ngành có sử dụng đất; Có trách nhiệm rà soát, xác định, đề xuất nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các công trình, dự án có sử dụng đất của ngành, lĩnh vực theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và gửi báo cáo về Bộ TN&MT trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm (2021-2025); Thời hạn hoàn thành trước ngày 15/8/2021.

Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm (2021-2025) trình Hội đồng thẩm định quy hoạch quốc gia và trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2021. Bộ TN&MT kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương thực hiện theo đúng quy định và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị.

Bộ TN&MT chủ động phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các cơ quan liên quan của Quốc hội để kịp thời trình Quốc hội quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kể hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm (2021-2025).

Về tổ chức thực hiện, Bộ trưởng Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, bảo đảm chính xác về số liệu, chất lượng, tính khả thi cao theo đúng quy định của pháp luật; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn trong quá trình thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Xem thêm