Đẩy lùi thừa cholesterol cho trái tim khỏe mạnh
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Thừa Choleterol gây ra các bệnh lý về tim mạch, là 1 trong các nhóm (BKLN. Tại Việt Nam, BKLN là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Trong năm 2016, có 548.800 ca tử vong, trong đó tử vong do BKLN chiếm 77%.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại lễ phát động. |
Cứ 10 người chết̀ có 7 người chết do BKLN tập trung ở các bệnh như: tim mạch đa phần do lượng người mắc Cholesterol cao, 10 người có 3 người chỉ số cholesterol cao vượt ngưỡng, hơn ½ phụ nữ trong độ tuổi 50-69 có cholesterol cao, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính.
Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần".
"Tỷ lệ thừa cholesterol ở Việt Nam cao, chủ yếu xuất phát từ lối sống ít vận động, đặc biệt là thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và việc nhìn nhận tầm quan trọng của vấn đề này còn chưa đúng cách.
Xuất phát từ thực trạng này, Bộ Y tế triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Tháng hành động tập trung vào tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng và quản lý các bệnh không lây nhiễm ngay từ y tế cơ sở. Các buổi truyền thông, tư vấn và xét nghiệm miễn phí cho người dân sẽ được tổ chức tại 5 tỉnh/thành phố, 15 bệnh viện trên cả nước" - Thứ trưởng chia sẻ.
Trong khuôn khổ của “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể”, Bộ Y tế sẽ triển khai các chương trình hành động với quyết tâm khống chế tốc độ gia tăng và tiến tới làm giảm tỷ lệ người thừa cholesterol ở Việt Nam.
Bộ Y tế ưu tiên việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự nhận thức và điều chỉnh thói quen ăn uống, lối sống để kiểm soát tình trạng thừa cholesterol.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Bạch Mai - nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu chẩn đoán thừa cholesterol mà không phải do bệnh nền và yếu tố tiền sử gia đình, trước tiên và quan trọng nhất, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Người bệnh cần hạn chế tất cả các loại chất béo không có lợi. Các chất chứa nhiều cholesterol có nhiều trong các nguồn thực phẩm cô đặc như: nội tạng, lòng đỏ trứng, mỡ heo, mỡ bò, thịt gia cầm béo (vịt, ngỗng nuôi công nghiệp).