Tag

Đào tạo nhân lực chất lượng cao - "chìa khóa" phát triển ngành dệt may

Giáo dục 18/08/2020 13:34
aa
TTTĐ - Trong xu thế vươn lên cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng, cũng như có thể đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành dệt may đóng vai trò quan trọng.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, năm 2020, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã chuẩn bị những điều kiện sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết, đáp ứng mô hình chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh với quy mô 5.000 sinh viên

Đó là những thông tin được BGH trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội chia sẻ sáng 18/8 tại buổi gặp gỡ báo chí thông tin về chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

3138 hieu truong 3

Cách mạng 4.0 trong ngành dệt may

Ở Việt Nam, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng lớn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 trên 39,1 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Việt Nam cũng đứng thứ 2 -3 trên thế giới về quy mô xuất khẩu dệt may, thứ 4 về quy mô sản xuất dệt may toàn cầu. Ngành cũng sử dụng xấp xỉ 1,7 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng hơn 20% so với lao động công nghiệp cả nước.

Tốc độ tăng trưởng lao động hằng năm từ 60.000 - 90.000 lao động mới/năm, cao hơn mức trung bình của tất cả các ngành khác. Theo dự báo nhu cầu lao động ngành dệt may trong các năm tới vẫn gia tăng. Dự kiến giai đoạn 2020 - 2025 tăng 8%; giai đoạn từ 2026 - 2030 tăng 6% cho đến khi áp dụng hoàn toàn Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành.

Theo TS Tạ Văn Cánh, Phó Trưởng khoa Kinh tế (trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội), dự báo đến năm 2025, ngành dệt may Việt Nam dự báo sẽ cần thêm 130.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng. Con số này sẽ tăng lên trên 210.000 vào năm 2030. Đặc biệt, nếu tính chất lượng nhân lực để có thể đáp ứng các vị trí, quy trình sản xuất ngành dệt may theo yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 thì ngành dệt may đang thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn,

Cũng theo ông Cánh, những hạn chế cả về số lượng và chất lượng đang là thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành dệt may và khó có thể đáp ứng yêu cầu của công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng như hiện nay.

Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm là ứng dụng các công nghệ số, kỹ thuật số, trong tương lai rất nhiều khâu trong chuỗi giá trị ngành dệt may sẽ được sử dụng những máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, sử dụng rô-bốt… thay cho sức lao động của con người.

“Khi ứng dụng rộng rãi các công nghệ 4.0, vận hành những máy móc, thiết bị hiện đại như vậy mà chất lượng nguồn nhân lực không được nâng lên, nhất là không có chuyên môn kỹ thuật cao thì không thể đáp ứng được yêu cầu làm việc, từ đó sẽ hạn chế, kìm hãm sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam”, ông Cánh nhấn mạnh.

Đào tạo nhân lực chất lượng cao cần những yếu tố nào?

Theo TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Để đáp ứng được Cách mạng công nghiệp 4.0, trong tương lai gần đòi hỏi nguồn nhân lực dệt may cần có kỹ năng thiết kế sản phẩm sử dụng công nghệ 3D, có khả năng vận hành dây chuyền tự động hóa cao bằng rô-bốt công nghiệp, có khả năng sử dụng máy in 3D, máy dệt 3D để sản xuất sản phẩm…

Ngoài ra, nguồn nhân lực dệt may cần có năng lực nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu mới sử dụng trong ngành dệt may để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng như vật liệu có khả năng theo dõi và bảo vệ sức khỏe, vật liệu có khả năng kết nối internet, vật liệu có thể tự thay đổi màu sắc…

3247 hieu truong
TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Với bề dày 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam đào tạo đại học, cao đẳng phục vụ chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh với quy mô 5.000 sinh viên ở 7 ngành: Công nghệ sợi, dệt; Thiết kế thời trang; Công nghệ may; Marketing thời trang; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Quản lý công nghiệp.

TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội thông tin: Hằng năm, lượng tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng cho ngành dệt may của trường chiếm 40% tổng số tuyển sinh ngành dệt may của cả nước. Bên cạnh đó trường có doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu với 500 lao động được đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại. Đây là môi trường lý tưởng để sinh viên thực hành, thực tập nghề nghiệp theo đúng chuẩn doanh nghiệp. Mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng, sau khi học lý thuyết, sinh viên được trực tiếp thực hành trên các sản phẩm từ thị trường. Điều này giúp sinh viên nâng cao ý thức, tính kỷ luật và hòa nhập với thực tiễn sản xuất.

“Để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành dệt may, nhà trường đã chuẩn bị đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 283 ngườivới trên 80% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đặc biệt, hằng năm trường lựa chọn từ 10 - 20% giảng viên đi thực tế tại các doanh nghiệp có công nghệ và thiết bị tiên tiến nhất của ngành dệt may với thời gian từ 6 - 12 tháng. Điều này giúp đội ngũ cán bộ giảng viên nâng cao năng lực thực tiễn, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn sản xuất”, Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh.

Dựa vào kết quả khảo sát nhu cầu thị trường lao động của ngành dệt may, vị trí việc làm thực tế và dự báo sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến ngành dệt may, nhà trường tiến hành phát triển chương trình đào tạo nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra. Chương trình được thiết kế với đủ khối kiến thức cơ bản, nền tảng, khối kiến thức cơ cở ngành và chuyên ngành; Đặc biệt là chú trọng rèn kỹ năng tư duy, kỹ năng kỹ thuật và giải quyết vấn đề cho sinh viên.

Để tổ chức đào tạo gắn liền với thực tiễn, nhà trường đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với gần 50 doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp này đã bố trí cho sinh viên thực tập theo đúng mục tiêu đào tạo, cử chuyên gia tham gia giảng dạy, phát triển chương trình, giáo trình, tài trợ học bổng và bố trí việc làm đúng với năng lực của sinh viên sau khi ra trường.

Kết quả khảo sát việc làm năm 2020 cho thấy, sau 24 tháng tốt nghiệp có 98.3% sinh viên cao đẳng có việc làm với mức thu nhập bình quân là 9,5 triệu đồng/tháng, trong đó 80% đảm nhiệm vị trí kỹ thuật và quản lý. Một số ngành có mức thu nhập cao nhất từ 30 - 50 triệu đồng/tháng.

Đọc thêm

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Xem thêm