Tag
Bắc Ninh

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Muôn mặt cuộc sống 07/07/2024 18:10
aa
TTTĐ - Sáng 7/7 (tức ngày 2 tháng 6 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích Đền thờ Lý Thường Kiệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Hội đồng họ Ngô tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Việt Quốc công, Thái úy Lý Thường Kiệt (1105-2024).
Nghệ nhân Bắc Ninh mang xe gỗ tới triển lãm quốc tế Nghệ nhân gỗ Bắc Ninh chế tạo xe gỗ từ phác thảo của AI
Đồng chí Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dâng hương tưởng niệm Thái úy Lý Thường Kiệt.
Đồng chí Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dâng hương tưởng niệm Thái úy Lý Thường Kiệt (Nguồn: BNO)

Tham dự lễ dâng hương có các đồng chí: Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Ngô Văn Luật, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh; Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn; Ngô Tân Phượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cùng đại diện Họ Ngô Việt Nam các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt
Các đại biểu dự sự kiện
Các đại biểu dự sự kiện

Sự kiện có ý nghĩa trọng đại này không chỉ là ngày hội lớn của dòng tộc họ Ngô nói chung, mà còn là dịp để cả nước tri ân công lao to lớn của một trong những danh tướng kiệt xuất nhất trong lịch sử dân tộc. Lễ dâng hương tưởng niệm Thái úy Lý Thường Kiệt đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người tham dự.

Ban khánh tiết thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang tổ chức tế lễ, tưởng niệm Thái ủy Lý Thường Kiệt.
Ban khánh tiết thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang tổ chức tế lễ, tưởng niệm Thái ủy Lý Thường Kiệt (Nguồn: BNO)

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo địa phương và dòng họ Ngô đã nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của việc tổ chức lễ tưởng niệm. Đây không chỉ là dịp để tri ân công đức của Thái úy Lý Thường Kiệt, mà còn là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Lý Thường Kiệt (1019-1105) vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Từ nhỏ, Lý Thường Kiệt tỏ rõ là người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ. Dưới triều Lý Thái Tông, ông được bổ nhiệm vào ngạch thị vệ để hầu vua, rồi được thăng dần lên chức Đô trị, trông coi mọi việc trong cung. Đầu triều Lý Thái Tông, ông được phong chức Bổng hành quân hiệu úy (một chức võ quan cao cấp), rồi được thăng Kiểm hiệu thái bảo. Năm 1061, ông được lệnh cầm quân đi trấn yên Thanh - Nghệ. Năm 1069, ông cầm quân đi đánh Champa. Lần này vua Lý Thánh Tông thân chinh, Lý Thường Kiệt được phong đại tướng, chỉ huy đội tiên phong. Sau khi toàn thắng, giữ yên được biên giới phía Nam, Lý Thường Kiệt được ban các chức tước: Phụ quốc thái phó và Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, Khai quốc công, Thái úy.

Đại diện
Đại diện Câu lạc bộ Người làm báo họ Ngô thành kính dâng hương

Năm 1072, Vua Lý Nhân Tông lên ngôi, Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tước hiệu Thượng phụ công. Với cương vị như Tể tướng, ông gánh vác sứ mệnh trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cánh vượt biên giới, tiến vào nước ta. Tại phòng tuyến sông Cầu, quân Tống thảm bại phải rút chạy về nước. Bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt vang lên trên phòng tuyến sông Cầu được coi là Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Năm 1082, ông thôi chức Tể tướng và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở về triều giữ lại chức Tể tướng. Lúc này ông đã 82 tuổi nhưng vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104).

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt là một trọng thần đã trải ba triều vua (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), luôn luôn được triều đình tin tưởng, nể trọng. Từ đời Lý Thánh Tông, ông đã được cất lên ngang hàng các hoàng tử, được vua nhận làm con nuôi và ban hiệu Thiên tử nghĩa nam. Đời Lý Nhân Tông, ông được nhà vua coi như em và ban hiệu Thiên tử nghĩa đệ. Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Dự án đầu tư xây dựng Khu Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong được UBND tỉnh phê duyệt gồm 20 hạng mục với tổng mức đầu tư hơn 254 tỷ đồng, khởi công xây dựng năm 2017. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh nhằm tôn vinh và tri ân công lao đóng góp của Thái úy Lý Thường Kiệt và Vương triều Nhà Lý đối với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Với ý nghĩa lịch sử và các giá trị văn hóa, kiến trúc, Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tiếp bước cha anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025 Nhịp sống phương Nam

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Lá cờ Phật giáo có kích thước lớn nhất thế giới 500m² tung bay trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã đóng góp 720 triệu đồng vào Quỹ “Vì người nghèo” huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh để xây dựng 8 căn nhà kiên cố cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ là một hoạt động thiện nguyện, sự đóng góp này còn thể hiện rõ nét triết lý phát triển Bất động sản "Vị Nhân Sinh" mà Văn Phú – Invest theo đuổi.
Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện Muôn mặt cuộc sống

Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của chính quyền cấp huyện.
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Những kí ức không quên… Muôn mặt cuộc sống

Những kí ức không quên…

TTTĐ - Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, lực lượng toàn ngành Y đã đoàn kết, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tích cực góp công sức, trí tuệ và cả máu xương để cùng dân tộc đi đến ngày toàn thắng 30/4/1975. Trên đầu là đạn bom, dưới chân là chông gai nhưng với những người thầy thuốc ngày ấy, khó khăn không là gì khi trước mắt họ là những thương binh đang chờ cứu sống.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo Muôn mặt cuộc sống

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

TTTĐ - Với quyết tâm “không để ai lại phía sau”, cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh Yên Bái đoàn kết, cùng nhau xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị Xã hội

Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

TTTĐ - Thành cổ Quảng Trị là một biểu tượng lịch sử thiêng liêng, không chỉ là Di tích Quốc gia đặc biệt mà còn là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu những trang sử bi tráng nhất của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực triển khai các phương án chuẩn bị cho việc sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, trong đó, đang lên phương án bố trí trụ sở làm việc, nhà ở công vụ cho 880 cán bộ, công chức, viên chức từ 2 tỉnh sẽ đến TP Đà Lạt công tác.
Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng

TTTĐ - Chiều 2/5, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025, tiến tới đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”.
139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá Muôn mặt cuộc sống

139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá

TTTĐ - Ngày 1/5, Công an Hà Nội và nhiều tỉnh thành đã công bố Quyết định đặc xá dịp 30/4 năm 2025 cho một số phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, biết ăn năn, hối cải.
Xem thêm