Tag

Dám nghĩ, dám làm, cô gái trẻ thu tiền tỷ mỗi năm từ nông nghiệp

Đối thoại với Thanh niên 08/03/2022 14:25
aa
TTTĐ - Từng nếm mùi thất bại khi giá lợn hơi xuống thấp thảm hại, chị Đinh Tuyết Nhung, Giám đốc Hợp tác xã Nhung Lũy (xã Yến Dương, Ba Bể, Bắc Kạn) quyết định chuyển hướng đi. Thay vì quá phụ thuộc vào thương lái và thị trường, chị đầu tư máy móc chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp.
Hà Nội phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi hiệu quả, bền vững

Với hướng đi này, chị Nhung tạo việc làm thường xuyên cho 15-20 lao động, giúp nhiều người dân xã Yến Dương thêm thu nhập.

Cú sốc lớn

Tốt nghiệp khoa Kế toán trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, chị Nhung theo gia đình chồng đến xã Yến Dương, huyện Ba Bể, Bắc Kạn sinh sống và lập nghiệp. Luôn muốn tự mình làm chủ nên chị không đi xin việc mà bàn với chồng xây dựng trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Thời gian đầu mọi việc diễn ra thuận lợi khiến chị rất tự tin với con đường đã chọn.

Tuy nhiên, năm 2016 giá lợn hơi xuống thấp thảm hại. Các trang trại chăn nuôi lợn đều rơi vào tình trạng khốn đốn, gia đình chị Nhung cũng không ngoại lệ. “Toàn bộ vốn liếng, vợ chồng đổ vào mua giống, thức ăn chăn nuôi nhưng khi xuất chuồng lại thu về chẳng được bao nhiêu. Càng nuôi càng lỗ nên vợ chồng mình chấp nhận bán tháo với giá bèo bọt”, chị Nhung cho biết.

Sau cú sốc đó, vợ chồng chị Nhung tưởng như không thể gượng lại được. Một số chủ trang trại xung quanh đã bỏ cuộc. Tuy nhiên, chị lại không muốn tâm huyết bị đổ bỏ nên tìm cách tháo gỡ.

Chị Đinh Tuyết Nhung
Chị Đinh Tuyết Nhung

Nhận thấy cây chuối tây được trồng nhiều ở địa phương có thể làm thức ăn chăn nuôi, chị Nhung đã thu mua về chăn lợn nhằm giảm chi phí và cho chất lượng thịt thơm ngon hơn. Đặc biệt, khi cùng cả gia đình làm lạp sườn, thịt gác bếp, món ăn truyền thống của người địa phương để mang làm quà biếu, chị đã nảy ra ý tưởng đưa sản phẩm trở thành hàng hóa cạnh tranh trên thị trường.

Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chị bắt tay vào làm những mẻ lạp sườn, thịt gác bếp đầu tiên, pha chế theo công thức, tỷ lệ nhất định, tạo ra sản phẩm thơm ngon, hợp khẩu vị với đa số người tiêu dùng.

Từ mô hình này, chị Nhung đã mời một số bà con cùng nhau thành lập tổ hợp tác với 10 thành viên, trong đó có 7 hộ nghèo tham gia sản xuất và chế biến những sản phẩm truyền thống như: Lạp sườn, thịt lợn gác bếp, bí xanh thơm.

Áp dụng công nghệ

Người dân nơi đây vốn quen với tập quán canh tác lạc hậu khiến việc phát triển sản xuất gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa đất đai ở đây cũng không liền mảnh, liền khối khiến chị Nhung gặp khó trong phát triển vùng nhiên liệu.

Khó nhưng không nản, chị vừa vận động, thuyết phục, hướng dẫn bà con canh tác theo hướng mới vừa đầu tư công nghệ, máy móc để chế nông sản: Lạp sườn, thịt treo gác bếp, gạo nếp, bí thơm, chè giảo cổ lam, chuối sấy dẻo… Trang trại cũng được phát triển theo mô hình khép kín nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu sạch và an toàn cho chế biến lạp sườn. Sản phẩm sau khi chế biến được đóng gói, hút chân không kỹ càng nên rất được thị trường ưa chuộng và có giá bán cao.

Chị Tuyết Nhung kiểm tra chất lượng sản phẩm lạp sườn
Chị Tuyết Nhung kiểm tra chất lượng sản phẩm lạp sườn

Từ sự cố gắng đó, năm 2018, Hợp tác xã Nhung Lũy đã ra đời. Để có chỗ đứng trên thị trường, chị Nhung mang sản phẩm của hợp tác đi đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm, làm hồ sơ công bố sản phẩm, gắn mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc. Các thành viên trong hợp tác xã cũng được phân chia theo từng mảng nhằm mở rộng thị trường.

Ngoài bán buôn bán lẻ, bán tại chỗ, qua hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, nhà hàng, siêu thị mini, trạm dừng nghỉ… chị Nhung và các thành viên hợp tác xã ứng dụng công nghệ thông tin bán sản phẩm qua sàn thương mại điện tử, trang cá nhân, website…

Để sản xuất có hiệu quả cao hơn, hợp tác xã đã thành lập các tổ thành viên liên kết trồng nguyên liệu với gần 100 hộ. Trong đó, có nhiều hộ nghèo được tạo việc làm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tăng thu nhập.

Hợp tác xã cũng kết nối tiêu thụ sản phẩm với 8 chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch và đặc sản vùng miền, các đại lý siêu thị ở khắp các tỉnh thành. Đặc biệt, sản phẩm đã có mặt ở các siêu thị lớn như Vinmart, BigC… Hiện, mô hình sản xuất theo chuỗi của Hợp tác xã Nhung Lũy đã cho thu về mỗi năm trên 1 tỷ đồng.

Vượt qua những khó khăn do tác động của dịch COVID-19, thời gian tới chị Nhung sẽ hoàn thiện một nhà xưởng mới, đồng thời mở rộng sản xuất.

“Ngoài mở rộng quy mô trang trại, chúng mình sẽ chăn nuôi thêm bò. Đặc biệt, chúng mình đầu tư máy móc để chế biến sâu nông sản, nhất là quả bí thơm, sản phẩm nổi tiếng của huyện Ba Bể. Với hướng đi này, mình mong muốn không chỉ nâng cao giá trị nông sản mà còn mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng”, chị Nhung cho biết.

Không chỉ giỏi trong phát triển kinh tế, chị Đinh Tuyết Nhung còn được biết đến là một thanh niên mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm với nhiều ý tưởng sáng tạo. Năm 2017, chị đoạt giải Nhất cuộc thi "Ý tưởng của thanh niên trong phát triển nông nghiệp bền vững" tỉnh Bắc Kạn.

Năm 2018, chị tham gia cuộc thi "Dự án khởi nghiệp” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng các đối tác chiến lược tổ chức và lọt vào vòng chung kết toàn quốc.

Năm 2021, chị Nhung là một trong những thanh niên nông thôn xuất sắc nhận giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn trao tặng.

Đọc thêm

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi Đối thoại với Thanh niên

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi

TTTĐ - Chiều 2/7, trong khuân khổ Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thanh Oai, lãnh đạo huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức đối thoại với đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển tuổi trẻ trong thời gian tới.
Hải Phòng tổ chức đối thoại với thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Hải Phòng tổ chức đối thoại với thanh niên

TTTĐ - Sáng 4/5, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam chủ trì đối thoại với thanh niên thành phố năm 2024 với chủ đề “Việc làm và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên”.
Tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phát huy đổi mới sáng tạo Đối thoại với Thanh niên

Tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phát huy đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 158/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Chương trình gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024.
Thanh niên phát huy tinh thần "Năm xung kích", “Sáu khát vọng” Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên phát huy tinh thần "Năm xung kích", “Sáu khát vọng”

TTTĐ - Đó là thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi tới các bạn trẻ trong chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên, nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, diễn ra ngày 26/3 tại Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với đoàn viên, thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với đoàn viên, thanh niên

TTTĐ - Tại chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024 diễn ra vào sáng nay 26/3, nhiều tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên trên cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ giải đáp.
Cải cách hành chính, tạo lập cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo Đối thoại với Thanh niên

Cải cách hành chính, tạo lập cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo

TTTĐ - Cải cách hành chính, tạo lập cơ sở dữ liệu lớn là những nội dung được đề cập trong chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên diễn ra ngày 26/3.
An ninh mạng là “chiếc phanh” để chuyển đổi số nhanh, an toàn hơn Đối thoại với Thanh niên

An ninh mạng là “chiếc phanh” để chuyển đổi số nhanh, an toàn hơn

TTTĐ - An toàn, an ninh mạng là nội dung được nhiều bạn trẻ quan tâm tại chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, diễn ra sáng 26/3.
Thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số

TTTĐ - “Với sứ mệnh là chủ nhân tương lai, là rường cột của nước nhà, thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số Việt Nam, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, phát triển”.
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia Đối thoại với Thanh niên

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia

TTTĐ - Sáng 26/3, trong không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên năm 2024, kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), Bộ Nội Vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, với chủ đề: "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia".
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số Đối thoại với Thanh niên

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số

TTTĐ - Sáng 26/3, đúng ngày kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên với chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia".
Xem thêm