Tag
Những tuyến đường huyết mạnh của Long An

"Dải lụa" Vành đai TP Tân An sau hơn 7 tháng thông xe

Đô thị 14/08/2024 17:43
aa
TTTĐ - Đường Vành đai TP Tân An (gồm cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) đã chính thức thông xe vào cuối năm 2023. Sau thời gian thông xe toàn tuyến, kinh tế - xã hội tỉnh Long An đã có nhiều sự chuyển biến tích cực.
Long An: Đạt đô thị loại 2, bất động sản TP Tân An “cất cánh” Đẩy nhanh tiến độ "siêu dự án" Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh Dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh thi công vượt tiến độ

Dự án đường Vành đai TP Tân An là một trong những công trình trọng điểm theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X và XI. Đây là công trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển hạ tầng đô thị, kết nối giao thông, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tân An và các địa phương lân cận.

Việc sớm đầu tư xây dựng công trình hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, các khu dân cư, thương mại dịch vụ của thành phố Tân An nói riêng và tỉnh Long An nói chung.

Đường Vành đai TP Tân An là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Long An. (Ảnh: Kiên Định)
Đường Vành đai TP Tân An là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Long An. (Ảnh: Kiên Định)

Chia sẻ với báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Võ Hồng Thảo, Chủ tịch UBND TP Tân An cho biết: “Tân An là địa phương hưởng lợi trực tiếp từ công trình này, sau khi chính thức thông xe ngày 23/12/2023, tổng quan diện mạo thành phố Tân An đã có nhiều thay đổi và phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Dự án đóng góp vào sự phát triển đô thị chung của thành phố và các địa phương lân cận; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển, lưu thông hàng hóa, vận chuyển hành khách; đồng thời, giảm thiểu tai nạn giao thông khi các xe có tải trọng lớn đi vào thành phố như trước đây”.

Theo Chủ tịch TP Tân An, để phát huy hiệu quả đầu tư, thành phố đang tập trung xây dựng và triển khai phương án khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường vành đai theo quy hoạch phân khu chức năng đảm bảo đúng định hướng, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và thành phố; góp phần nâng cao các chất lượng hoạt động thương mại - dịch vụ, các khu đô thị mới đưa thành phố phát triển hơn, xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, xây dựng và phát triển thành phố trở thành đô thị loai I trước năm 2030 theo định hướng đã đề ra.

Đường Vành đai TP Tân An có chiều dài khoảng 23km, mặt đường rộng 33m (bao gồm mặt đường và hành lang), xây mới 5 cầu, qua địa bàn huyện Thủ Thừa và TP Tân An.

Điểm đầu giao với ngã tư Mỹ Phú (huyện Thủ Thừa), điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 1 - Đường tỉnh 833, TP Tân An. Quy mô xây dựng 4 - 6 làn xe, hệ thống cầu trên tuyến, hệ thống cống thoát nước, hệ thống chiếu sáng công cộng... được chia thành 9 gói thầu thi công.

Tổng mức đầu tư của các dự án thành phần hơn 3.100 tỉ đồng. Trong đó, chi phí đầu tư xây dựng hơn 1.660 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 1.440 tỉ đồng.

Sau 7 tháng thông xe toàn tuyến, có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội tỉnh Long AnHUỲNH DU
Sau 7 tháng thông xe, tuyến đường có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội tỉnh Long An (Ảnh: Huỳnh Du)

Theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An, sau 7 tháng thông xe, tuyến đường đã có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội tỉnh Long An. Về kinh tế, đường Vành đai TP Tân An đã tạo trục giao thông liên hoàn, xuyên suốt; Giải quyết được nhu cầu của xã hội về phát triển vùng ven, tạo cân bằng trong quá trình đô thị hóa giữa thành thị và nông thôn.

Vành đai TP Tân An cũng phát huy được các thế mạnh tiềm năng; huy động được các nguồn lực, các thành phần kinh tế cùng Nhà nước đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng; khai thác hiệu quả quỹ đất công dọc hai bên đường góp phần quan trọng trong cân đối, tính toán hiệu quả của quá trình đầu tư.

Về mặt xã hội, đại diện lãnh đạo, các sở, các ban ngành đã ra sức quan tâm và thực hiện được chiến lược phát triển đô thị TP Tân An theo hướng lan tỏa có kiểm soát và phân vùng; thực hiện chỉnh trang, quy hoạch bố trí các cụm dân cư, đô thị đúng theo quy hoạch.

Đường Vành đai TP Tân An cũng đã góp phần giúp chính quyền tỉnh Long An giải quyết tốt các vấn đề về an ninh, trật tự an toàn giao thông; giảm bớt áp lực giao thông trên tuyến QL1A, chuyển hướng lưu thông vận tải ra các vùng ven ngoại thành. Đồng thời, tạo thành trục đô thị kết nối liền lạc giữa các phân vùng (Châu Thành - Tân An - Thủ Thừa, Châu Thành - Tân An -Tân Trụ); thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng và khu vực.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu, phát triển metro Đô thị

TP Hồ Chí Minh thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu, phát triển metro

TTTĐ - Mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị (metro) TP Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: 70 năm thành phố anh hùng “Trung dũng - Quyết thắng” Đô thị

Hải Phòng: 70 năm thành phố anh hùng “Trung dũng - Quyết thắng”

TTTĐ - Suốt 70 năm qua, với truyền thống “Trung dũng, Quyết thắng”, Hải Phòng luôn tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước. Với khát vọng vươn lên trở thành thành phố đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước, mới đây Hải Phòng lại vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Thành phố Anh hùng”.
Tên 168 phường, xã của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập Nhịp sống phương Nam

Tên 168 phường, xã của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập thêm tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có 168 đơn vị hành chính cấp xã (113 phường, 54 xã và đặc khu Côn Đảo). Dự kiến chính quyền địa phương mới đi vào hoạt động chậm nhất từ ngày 15/8/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024 Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lọt vào top các địa phương dẫn đầu Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.
Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS Đô thị

Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên Hải Phòng đạt vị trí số 1 ở cả 3 chỉ số cải cách lớn nhất cấp quốc gia, tạo dấu ấn mang tính lịch sử, thể hiện rõ nét những chuyển biến mạnh mẽ trong quản trị và điều hành của chính quyền thành phố .
Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất Đô thị

Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác dân vận trong quy hoạch, thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh "điểm nóng".
“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân Đô thị

“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân

TTTĐ - Với sự trách nhiệm, tận tụy cùng cách vận động thuyết phục, khéo léo của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ phường Thanh Xuân Trung trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã tạo được sự đồng thuận của người dân, góp phần giải quyết nhiều việc mới và khó.
Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi! Đô thị

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi!

TTTĐ - Phạt gấp đôi với trường hợp vi phạm là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo nghị quyết mới của TP Hà Nội về mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Xem thêm