Tag

Đà Nẵng: Xe cộ chìm nổi la liệt trên phố, người dân chạy lụt trong đêm

Môi trường 15/10/2022 08:19
aa
TTTĐ - Đến gần 23 giờ đêm ngày 14/10, tình hình mưa tại TP Đà Nẵng vẫn không có dấu hiệu giảm, mưa vẫn đang xối xả, nhiều tuyến phố và tại các con hẻm, một số khu vực dân cư ngập sâu từ 0,5-1,5m; người dân phát tín hiệu cầu cứu.
Đà Nẵng: Mưa trắng trời, nhiều tuyến đường đã thành sông
Đường phố thành sông, xe cộ ngập nước chết máy la liệt (Ảnh người dân cung cấp)
Đường phố thành sông, xe cộ ngập nước chết máy la liệt (Ảnh người dân cung cấp)

Theo đó, mưa lớn đổ xuống từ trưa ngày 14/10 nên đến khoảng 16 giờ nước đã vây kín nhiều tuyến đường tại TP Đà Nẵng. Vào thời điểm tan tầm, rất đông phương tiện lưu thông càng khiến cho tình hình giao thông thêm khó khăn.

Rất nhiều ô tô, xe máy bị chết máy phải dắt bộ hoặc gọi cứu hộ, đặc biệt tại là đường số 4 (quận Liên Chiểu) nước chảy siết, ngập sâu hơn 1m. Nhiều người dân cho biết, bao nhiêu năm nay mới gặp cảnh ngập nặng như này.

Tuyến đường Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu) ngập sâu, các phương tiện ì ạch di chuyển trên đường (Ảnh CTV)
Tuyến đường Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu) ngập sâu, các phương tiện ì ạch di chuyển trên đường (Ảnh CTV)
Khu vực phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã ngập sâu trong nước (Ảnh: Hữu Tiến)
Khu vực phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã ngập sâu trong nước (Ảnh: Hữu Tiến)

Bên cạnh đó, nhiều nhà dân ở các quận, huyện đã ghi nhận nước tràn vào nhà, gây hư hỏng đồ đạc, xe cộ. Các lực lượng chức năng đã được huy động tối đa để điều tiết giao thông, hỗ trợ người dân di tản, kê cao đồ chống ngập lụt.

Theo báo cáo tính đến 19h ngày 14/10 của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng, gần như tất cả các tuyến đường trung tâm thành phố đều đã bị ngập nước, nhiều nơi nước đã vào nhà dân từ 0,5m đến 1m.

Nhiều khu dân cư thấp trũng ước ngập ngang bụng, người dân nháo nhào kê dọn đồ đạc lên cao (Ảnh người dân cung cấp)
Nhiều khu dân cư thấp trũng ước ngập ngang bụng, người dân nháo nhào kê dọn đồ đạc lên cao (Ảnh người dân cung cấp)
Ảnh người dân cung cấp
Lực lượng chức năng cứu hộ người dân vùng bị ngập sâu (Ảnh: CTV)

Tại huyện Hòa Vang, thôn An Châu (xã Hòa Phú) đang bị chia cắt do lũ lụt, nước dâng lên các đập tràn cao hơn 0,7m; đoạn đường ĐH5, thôn Hòa Thọ (xã Hòa Phú) bị ngập nước hơn 0,5m, đất đá tràn xuống đường; nhiều xã khác cũng đang ngập trong nước. Các địa phương chưa ghi nhận thiệt hại về người, chưa thống kê được thiệt hại về tài sản.

Đồng thời, tổng phương tiện tàu thuyền của Đà Nẵng là 1230 tàu/8365 lao động. Tàu thuyền đang hoạt động trên biển là 1 tàu/11 lao động (Khu vực giữa Biển Đông-Trường Sa, không thuộc vùng nguy hiểm), còn lại đang neo đậu tại các bến.

Nước ngập sâu, nhiều hộ dân kêu cứu lực lượng chức năng khẩn trương triển khao công tác ứng cứu
Nước ngập sâu, nhiều hộ dân kêu cứu lực lượng chức năng khẩn trương triển khao công tác ứng cứu (Ảnh: CTV)

Tổng số tàu thuyền đang neo đậu tại Âu Thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà) là 735 tàu (trong đó có 545 tàu đến từ các tỉnh, thành khác). Hiện các phương tiện trên đã nắm được thông tin về vùng bị ảnh hưởng của bão và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và gia đình.

Nhiều tuyến đường đã thành sông (Ảnh người dân cung cấp)
Một xe ô tô bị chết máy trên đường (Ảnh CTV)
Đà Nẵng: Xe cộ chìm nổi la liệt trên phố, người dân chạy lụt trong đêm

Tối ngày 14/10, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản yêu cầu các đơn vị, trường học khẩn trương thông báo đến phụ huynh, học sinh về việc cho học sinh nghỉ học vào ngày 15/10.

Do đó, các cơ sở giáo dục mầm non không nhận giữ trẻ; học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên nghỉ học. Các trường, trung tâm ở địa bàn thấp trũng, dễ bị ngập lụt thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, mưa, lũ trong những ngày đến để kịp thời thông tin cho giáo viên, học sinh, học viên, sinh viên và phụ huynh học sinh.

Ảnh người dân cung cấp
Người dân chạy lũ trong đêm (Ảnh người dân cung cấp)

Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo Sở GD-ĐT, UBND các quận, huyện (qua phòng GD-ĐT), chủ động đề xuất phương án cho trẻ mầm non, học sinh, học viên nghỉ học phù hợp với tình hình thực tế.

Các trường đại học tư thục theo dõi tình hình bão, mưa lớn để chủ động cho sinh viên nghỉ học. Phân công các bộ phận có liên quan trực 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin dự báo thời tiết để theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lớn gây lũ, lụt. Khi có sự cố hoặc vấn đề phát sinh, liên hệ trực tiếp với lãnh đạo Sở GD-ĐT để được hướng dẫn xử lý.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Xem thêm