Tag

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành các hồ thủy điện

Môi trường 02/08/2024 15:45
aa
TTTĐ - Trong hôm nay (2/8), ba hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang đồng loạt mở nhiều cửa đáy. Dự báo mực nước trên sông Hồng và các sông nội địa sẽ tiếp tục lên cao. Do đó, cần đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành các hồ thủy điện.
Bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân vùng ngập úng Tổng vệ sinh môi trường, ổn định cuộc sống sau khi nước lũ rút Hà Nội tìm giải pháp ổn định cuộc sống người dân vùng lũ Bắc Bộ mưa dông, cảnh báo ngập lụt ở các vùng trũng

Đồng loạt mở nhiều cửa đáy tại các hồ thủy điện

Thực hiện Công điện số 5605/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 2/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Thủy điện Sơn La mở cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Sơn La hồi 16 giờ ngày 2/8/2024; Công ty Thủy điện Tuyên Quang mở tiếp cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang hồi 15 giờ ngày 2/8/2024 và mở cửa xả đáy thứ 3 vào hồi 17 giờ ngày 2/8/2024.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công điện đề nghị các Công ty Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang mở nhiều cửa xả đáy vào 12 giờ trưa nay (2/8). Điều này khiến mực nước trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình được nhận định sẽ tiếp tục lên cao trong những giờ tới.

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành các hồ thủy điện
Ngày 2/8, ba hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang đồng loạt mở nhiều cửa đáy (Trong ảnh là Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang)

Để đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, chiều 2/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã có công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn.

Theo đó, các địa phương cần tổ chức thông báo ngay đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông, cơ sở nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải thủy, các công trình đang thi công, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khai thác cát, các bến đò ngang biết thông tin xả lũ hồ thủy điện Sơn La, Tuyên Quang để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cũng đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo tại Văn bản số 54/BCH ngày 13/6/2024 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ thủy điện. Tổ chức Trực ban nghiêm túc, theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời về Văn phòng Ban Chỉ huy theo quy định.

Hà Nội vẫn còn 1.007 hộ bị nước lũ cô lập

Thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết, tính đến trưa nay (2/8), trên địa bàn thành phố vẫn còn 1.007 hộ dân bị ngập úng; trong đó, huyện Chương Mỹ có 912 hộ dân, huyện Quốc Oai 95 hộ dân. Huyện Thạch Thất không còn hộ dân bị ngập lụt nhà ở, chủ yếu thiệt hại về sản xuất nông nghiệp…

Để bảo đảm ổn định đời sống người dân vùng úng ngập, các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất… tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ Nhân dân.

Đặc biệt, tại huyện Chương Mỹ, tính đến sáng nay, địa phương đã tiếp nhận các nguồn hỗ trợ, ủng hộ, cấp phát cho người dân vùng úng ngập 4.721 thùng mì tôm, 3.220 bình nước (loại 20 lít/bình), 100 lít dầu thắp sáng, 602 suất quà là tiền mặt với tổng số tiền 173,6 triệu đồng.

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành các hồ thủy điện
Tính đến trưa nay (2/8), trên địa bàn thành phố vẫn còn 1.007 hộ dân bị ngập úng (Ảnh: Bảo Châu)

Với mong muốn hỗ trợ, động viên Nhân dân vùng ngập lụt, chiều 2/8, đoàn công tác của quận Ba Đình đã thăm, trao hỗ trợ cho huyện Chương Mỹ nhằm khắc phục hậu quả do mưa lũ. Cụ thể, lãnh đạo quận đã trao 50 triệu đồng hỗ trợ của Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận; 10 triệu đồng hỗ trợ của Liên đoàn Lao động quận tới huyện Chương Mỹ.

Lãnh đạo quận Ba Đình bày tỏ mong muốn, những tình cảm yêu thương và tinh thần "lá lành đùm lá rách" của quận sẽ giúp đỡ người dân huyện Chương Mỹ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống sau thiên tai.

Bên cạnh đó, cùng với hỗ trợ nhu yếu phẩm của Hội Cựu chiến binh quận Ba Đình, Bệnh viện Phổi trung ương tham gia đoàn công tác hỗ trợ huyện Chương Mỹ 10.000 viên thuốc sát khuẩn và 1.500 tuýp thuốc bôi chân.

Theo đại diện các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất…, các khu vực úng ngập không phát sinh ổ dịch; không có gia đình bị đói hoặc không có nơi ở… Địa phương thực hiện đúng phương châm "lũ rút tới đâu, vệ sinh môi trường tới đó"...

Về sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn thành phố hiện còn hơn 939ha lúa bị ngập; trong đó, huyện Chương Mỹ là 384ha, Ba Vì 214ha, Quốc Oai 189ha, Thanh Oai 107ha… Hiện các tổ chức thủy lợi thành phố Hà Nội đang vận hành 70 trạm bơm với 181 tổ máy để tiêu úng diện tích sản xuất nông nghiệp, giảm ngập lụt khu dân cư.

Hiện các đơn vị quản lý hồ đã huy động 100% lực lượng ứng trực, tăng cường tuần tra để kịp thời phát hiện sự cố đập hồ.

Trước đó, ngày 1/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cũng có Công điện số 04/CĐ-BCH đề nghị các sở, ban, ngành, các địa phương tập trung các giải pháp ứng phó, không để thương vong về người.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và thành phố.

Tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tế trên địa bàn. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cũng đề nghị các sở, ban, ngành, các địa phương tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại trên hệ thống thông tin, mạng xã hội.

Bên cạnh đó, rà soát, bổ sung lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

Đọc thêm

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Xem thêm