Tag

Cùng dịch giả Nguyễn Bích Lan trò chuyện với giáo viên cắm bản về "Được học, được dạy"

Văn hóa 07/06/2019 11:53
aa
TTTĐ- Tối 7/6/2019, Nhà xuất bản Phụ nữ tổ chức buổi tọa đàm "Được học - Được dạy". Sự kiện diễn ra nhân dịp 15 thầy cô cắm bản ở miền núi Điện Biên về Thủ đô theo chương trình của Dự án "Nuôi em". Ngoài mục đích giới thiệu sách "Được học" của Nhà xuất bản Phụ nữ, sự kiện còn là dịp để các độc giả thủ đô lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các thầy cô ở những vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên.

Cùng dịch giả Nguyễn Bích Lan trò chuyện với giáo viên cắm bản về

Sự kiện cũng sẽ là dịp để các độc giả thủ đô lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các thầy cô ở những vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên

Bài liên quan

Giúp các teen nhận thức chuẩn mực đạo đức, lối sống thông qua "Những quỷ sứ học đường"

"Bé tự tin" lan tỏa thông điệp: "Các thiên thần nhí đẹp nhất khi là chính mình"

Bảo An rủ Ben Lee tung MV chào hè

Ra mắt hai tập tản văn về miền biên viễn Tây Nam của Tổ quốc

Chương trình bắt đầu lúc 19h tại "Không gian văn hóa Đông Tây" – Làng sinh viên Hacinco (99 Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội).

Khán giả sẽ được cùng tác giả, dịch giả Nguyễn Bích Lan giao lưu, trò chuyện với 15 thầy cô cắm bản ở tỉnh Điện Biên.

Được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam vào tháng 4/2019, Được học ở thành cuốn sách truyền cảm hứng “tận dụng mọi cơ hội để được học” ở Việt Nam.

Cùng dịch giả Nguyễn Bích Lan trò chuyện với giáo viên cắm bản về

Cuốn sách đã nhanh chóng được lệnh nối bản trong tháng 5 và tháng 6 lại tiếp tục được đề nghị in lần thứ 3, trở thành đầu sách bán chạy nhất của nxb Phụ nữ kể từ đầu năm 2019 đến thời điểm này.

Được học là câu chuyện của một cô gái sống ở miền núi nước Mỹ bị bố cấm đến trường. Tara Westover 17 tuổi mới được đến trường ngày đầu tiên.

Thậm chí cô bé này không có cả giấy khai sinh, nghĩa là trong hệ thống xã hội cô không tồn tại. Tara tồn tại theo “luật” của bố: cô được định nghĩa qua những công việc nhằm sửa soạn cho ngày Tận thế, những lao động khổ ải ở bãi phế liệu, và trên hết là nề nếp khắc kỷ tuyệt đối thể hiện lòng sùng kính Chúa.

Cô gái ấy lớn lên hầu như chỉ trong cảm giác vi phạm và tội lỗi – đi học là tội lỗi, rung động với bạn khác giới là tội lỗi, mặc váy và áo thun ôm sát là tay sai của quỷ Sa-tăng. Bố Tara đã nuôi dạy cô (cũng như các anh chị em khác) ở một “thành trì” kiên cố đến mức cô hầu như không thể quen với những lời khen, với tình cảm ân cần, ưu ái.

Tara Westover không hề hư cấu chuỗi kịch tính trong đời mình (đọc tự truyện, chúng ta sẽ thấy tác giả luôn lo ngại việc kể sai, kể sót): từ chuỗi vận nạn của chính cô đến những tai nạn lần lượt xảy ra với các thành viên gia đình, mà hầu như tất cả đều bắt nguồn nơi tính cách, lối sống kì dị của ông bố. Song càng lật mở những trang sách thì tim chúng ta càng thắt lại với câu hỏi: Sao kia, chuyện này là có thật?

Tara Westover đã vượt qua cái có thật ấy, dĩ nhiên chẳng hề theo cách thẳng băng, dễ dàng, để được đi học; và mãi về sau, khi trở thành Tiến sỹ tại Đại học Cambridge lừng danh, cô đã buộc phải chấp nhận tình cảnh đứt lìa mối quan hệ với hầu hết người ruột thịt.

Cùng dịch giả Nguyễn Bích Lan trò chuyện với giáo viên cắm bản về

Được học, được giáo dục là niềm vui, niềm hạnh phúc, với một số người đó còn là cứu rỗi. Như Tara. Dẫu giá phải trả cực kỳ đắt đỏ, dai dẳng, thấu xương. Nhưng cô đã chọn để được tự do, để trở nên tốt đẹp hơn, dù bao đơn độc.

Được học còn là câu chuyện của chính Nguyễn Bích Lan - người chọn dịch "Được học". Bích Lan mắc bệnh loạn dưỡng cơ và phải nghỉ học khi mới xong lớp 8. Bác sĩ tiên đoán cô không thể sống qua tuổi 18. Nhưng cô đã không chỉ sống gấp 2 lần tuổi 18 mà còn làm được những việc người bình thường còn khó làm được: Tự học ngoại ngữ và mở lớp dạy tiếng Anh, trở thành tác giả, dịch giả của 36 cuốn sách, tác giả của 4 cuốn sách.

Được dạy là câu chuyện của 15 thầy cô giáo cắm bản (bậc tiểu học) ở các điểm trường (vùng sâu, vùng xa) của tỉnh Điện Biên. Các thầy cô phải nỗ lực không ngừng nghỉ để học sinh chịu đến trường. Nếu học sinh không đến trường, họ sẽ không được dạy.

Tại sự kiện, độc giả sẽ được giao lưu những câu chuyện về được học – đan xen được dạy của các thầy cô giáo, thấu hiểu những khó khăn, mong muốn của thầy cô. Câu chuyện tự học của dịch giả Nguyễn Bích Lan cũng mong muốn truyền cảm hứng cho các thầy cô để họ cố gắng nỗ lực hơn nữa trong công việc cao cả mình đã lựa chọn.

Tại đây cũng sẽ giới thiệu về dự án “Nuôi Em” của nhóm tình nguyện Niềm tin - thực hiện chương trình mời các thầy cô về thủ đô từ nguồn đóng góp của cộng đồng và ra mắt dự án ”Được Dạy” với mục tiêu lắp 10 bộ năng lượng gió, mặt trời cho thầy cô trong năm học mới 2019-2020.

Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Đọc thêm

Tối nay (7/4), khai hội Tiên La tại Thái Bình Nghệ thuật

Tối nay (7/4), khai hội Tiên La tại Thái Bình

TTTĐ - Tối nay (7/4), chương trình khai mạc hội Tiên La sẽ diễn ra tại đền Mẫu Tiên La thuộc địa phận xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Báo Thái Bình, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tuổi trẻ và Pháp Luật cùng và các nền tảng số.
Giỗ Tổ Hùng Vương và động lực đoàn kết, vươn lên Văn hóa

Giỗ Tổ Hùng Vương và động lực đoàn kết, vươn lên

TTTĐ - Giỗ Tổ Hùng Vương cùng tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng đã trở thành niềm thành kính của người dân Việt Nam từ trong tiềm thức. Hoạt động này không chỉ là hội tụ văn hóa tâm linh của toàn dân tộc mà còn là biểu thị của sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu nhau của đồng bào sinh ra từ một bọc.
Phan Minh Huyền khoe nhan sắc trong trẻo với đầm trắng tinh khôi Thời trang - Làm đẹp

Phan Minh Huyền khoe nhan sắc trong trẻo với đầm trắng tinh khôi

TTTĐ - Mới đây, Phan Minh Huyền xuất hiện tại một sự kiện với nhan sắc trong trẻo trong chiếc đầm trắng tinh khôi. Như một đóa hoa giữa trời tháng tư Hà Nội, nữ diễn viên khiến ai cũng phải ngoái nhìn trầm trồ, ngưỡng mộ.
Bí quyết giữ gìn sự tươi trẻ của Hoa hậu Tài năng Tân Lê Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết giữ gìn sự tươi trẻ của Hoa hậu Tài năng Tân Lê

TTTĐ - Vóc dáng săn chắc, làn da căng tràn sức sống, phong thái rạng ngời của Hoa hậu Tài năng Việt Nam Tân Lê khiến nhiều người ngưỡng mộ. Vậy đâu là bí quyết để người đẹp luôn luôn tự tin, tỏa sáng như vậy?
Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình" Nghệ thuật

Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình"

TTTĐ - Chương trình cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình” được xây dựng quy mô, công phu, tái hiện một cách chân thực về những gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam, trong đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là chương rực rỡ nhất.
Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ Văn hóa

Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ

TTTĐ - Sáng 5/4, tại Quần thể Di tích lịch sử Quốc gia điện Thừa Hoa và Phúc Quang Từ đường (xã Định Hòa, Yên Định), Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ.
Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp Văn hóa

Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp

TTTĐ - Hà Nội luôn đề cao những phát triển mới trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Với việc xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp Văn hóa khẳng định đây không chỉ là bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa tầm nhìn “Thành phố sáng tạo” mà còn mở ra vô vàn cơ hội cho giới trẻ khẳng định bản thân, phát triển sự nghiệp trên nền tảng văn hóa dân tộc kết hợp đổi mới sáng tạo.
Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm Văn hóa

Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm

TTTĐ - Dịp nghỉ Giỗ Tổ và nghỉ lễ 30/4, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và khu vực phố cổ, nhằm tạo điểm đến hấp dẫn, kích cầu du lịch.
Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội Nghệ thuật

Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - "Tôi cảm thấy vô cùng háo hức, hào hứng và mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội", bạn Lại Diễm Quỳnh - một nhân viên tại công ty truyền thông ở Hà Nội vui vẻ chia sẻ.
Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên Văn hóa

Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên

TTTĐ - Phù điêu Kala Núi Bà, tuyệt tác điêu khắc đá độc bản thế kỷ XIV, biểu tượng văn hóa Champa vừa được vinh danh bảo vật quốc gia. Hiện vật quý hiếm này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của vùng đất này.
Xem thêm