Tag

Cột cờ Hà Nội trường tồn với thời gian

Người Hà Nội 03/09/2023 21:32
aa
TTTĐ - Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX thuộc Niên hiệu Vua Gia Long, trải qua hơn 200 năm, tới nay, Cột cờ Hà Nội (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội) là chứng tích ghi lại những dấu ấn oanh liệt của Thăng Long - Hà Nội; Là biểu tượng thiêng liêng, biểu trưng cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam.
Cột cờ Hà Nội nơi đất Mũi Cà Mau

Những người đang sống ở Hà Nội dù đã rất quen với hình ảnh Cột cờ Hà Nội nhưng mỗi lần chạy xe trên đường Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ ngước mắt lên cột cờ lại thấy lòng dâng lên một niềm yêu mến, tự hào. Với khách du lịch, đặc biệt là những du khách nước ngoài, đây cũng là một trong những điểm đến được họ đặc biệt ưa thích.

Có chuyện kể rằng, Tổng thống Venezuela - ông Hugo Chavez trong một lần đến Hà Nội khi đi qua cột cờ bỗng yêu cầu dừng xe và ngỏ ý muốn vào thăm. Vị Tổng thống đã trèo lên tận đỉnh và rất cảm kích trước công trình đặc biệt này.

Cột cờ Hà Nội trường tồn với thời gian
Cờ Tổ quốc được treo thường trực trên đỉnh cột

Cột cờ hay còn gọi là kì đài (kì là cờ, đài là nhà làm cao để có thể nhìn xa, nhìn rộng được). Công trình được xây dựng trên phần đất phía Nam Hoàng thành Thăng Long, từ năm 1805 đến 1812 thì hoàn thành.

Mặc dù chính quyền đô hộ Pháp tiến hành phá hủy nhiều công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội trong những năm 1894 - 1897 nhưng may mắn thay, Cột cờ Hà Nội vẫn còn nguyên vẹn.

Đến nay, đây là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long.

Vào thời nhà Nguyễn, Cột cờ Hà Nội còn có chức năng là vọng canh. Từ trên đỉnh của kì đài có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài khu thành cổ. Về mặt kiến trúc, cột cờ gồm những khối lăng trụ xếp chồng nhau, cao thon dần từ dưới lên trên.

Bố cục cân đối ấy đã tạo lên những đường nét thẳng, khỏe khoắn, vững vàng. Đứng dưới chân cột cờ ngước lên ta cảm nhận được sự hài hòa, thanh thoát giữa các tam cấp, thân cột và vọng canh.

Cột cờ Hà Nội trường tồn với thời gian
Nhiều bạn trẻ thích đến nơi này để lưu giữ kỷ niệm

Cột cờ Hà Nội cao hơn 33m. Tính cả trụ treo cờ thì cao hơn 41m, gồm 3 tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch.

Theo đó, tầng một mỗi chiều 42,5m, cao 3m, có 2 thang gạch dẫn lên; Tầng hai mỗi chiều 27m, cao 3,7m có 4 cửa; Tầng ba mỗi chiều 13m, cao 5m; Cũng có 4 cửa theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Trên cửa phía Đông có 2 chữ Hán đắp nổi “Nghênh húc”, có nghĩa là đón ánh sáng ban mai; Trên cửa vòm phía Tây được đắp chữ “Hồi quang”, có nghĩa là ánh sáng phản chiếu; Trên cửa vòm phía Nam được đắp chữ “Hướng minh”, có nghĩa là hướng về nơi sáng rõ. Riêng cửa phía Bắc không đắp chữ.

Ở cửa hướng Bắc được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phải và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt. Sân thượng được bao quanh bằng lan can gỗ cùng với tường hoa trổ những hình lục giác có hình vuông ở giữa, được đan lồng với nhau trông tựa hình mạng nhện.

Thân cột cờ hình trụ 8 cạnh, thon dần lên trên, cao 18,2m, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có cầu thang 54 bậc xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được soi sáng bằng 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình dẻ quạt. Những lỗ này được đặt dọc các mặt, mỗi mặt có từ 4 đến 5 lỗ. Nhờ có các lỗ thông hơi chạy xung quanh thân cột nên ánh sáng tự nhiên và không khí lúc nào cũng được thông thoáng.

Đỉnh cột cờ (vọng canh) được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, cao 3,3m, có 8 cửa sổ tương ứng 8 mặt, có thể đủ cho 5 - 6 người đứng quan sát. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4m, cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cao 8m). Phần mái giống như hình nón đội, xương mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói và giữa đỉnh mái có cột sắt cùng với ròng rọc để treo cờ.

Tuy nhiên, không phải bất cứ thời điểm nào du khách cũng may mắn được lên đỉnh cột cờ. Chỉ vào dịp đặc biệt trong năm Bảo tàng mới mở cửa và khi đó, khách phải xếp hàng.

Cột cờ Hà Nội hiện nằm trên phần đất thuộc quận Ba Đình, hiện là di tích lịch sử, văn hóa do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội quản lý nhưng do nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nên công việc trông nom hằng ngày được giao cho đơn vị này.

Những người sống lâu năm ở Hà Nội vẫn còn nhớ rõ, ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội. Sự kiện đó đã được nghệ sĩ nhiếp ảnh Hữu Cấy ghi lại. Công trình kiến trúc Cột cờ Hà Nội không chỉ được các nhiếp ảnh gia khai thác mà còn xuất hiện trong thơ, nhạc, đặc biệt là hội họa.

Nhiều họa sĩ đã thể hiện dáng vẻ lộng lẫy của kì đài. Đặc biệt, công trình này còn được đưa vào những con tem bưu chính và được in trang trọng trên đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành lần đầu tiên.

Hai trăm năm đi qua, Cột cờ Hà Nội đã lưu dấu chân hàng triệu triệu lượt người. Trước đây chỉ vào những dịp lễ, lá cờ đỏ sao vàng mới được treo trên đỉnh cột. Đến năm 1986, cờ Tổ quốc mới được treo thường trực trên đỉnh cột.

Để người dân từ xa đã có thể nhìn thấy, lá cờ có kích thước 4 x 6m, diện tích 24m2, được may bằng vải phi bóng ở cơ sở thêu may cờ 67 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm. Dù được đặt may cẩn thận nhưng vì trên cao gió lộng, cờ vẫn rất nhanh bị rách. Mỗi năm cũng phải thay cờ khoảng trên dưới 20 lần.

Ngày nay, Cột cờ Hà Nội luôn là điểm du lịch quen thuộc với du khách tham quan. Vào các dịp lễ Tết, 30/4, 1/5 hay Quốc khánh 2/9, khách tới tham quan thường phải xếp hàng đông kín khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Đọc thêm

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Xem thêm