Công nhân thu nhập ngày càng “teo top” do Covid-19
Dự báo thị trường lao động trong quý I và cả năm 2020 sẽ dịch chuyển mạnh do nhiều doanh nghiệp đóng cửa, thu hẹp chuỗi sản xuất
Bài liên quan
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chưa làm phụ huynh, học sinh an tâm thì chưa cho đi học trở lại
Việt Nam phát hiện ca thứ 16 nhiễm Covid-19 (nCoV)
Trao tặng bằng khen cho cá nhân và nhóm nghiên cứu phân lập virus Covid-19
Thủ tướng Chính phủ: Chống "virus” trì trệ, gỡ các điểm nghẽn để phát triển
Doanh nghiệp giảm nhân sự, cắt giảm thời gian tăng ca do dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây ra ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân |
Bài liên quan
Hai mươi ngàn chiếc khẩu trang được phát miễn phí tại quận Hoàng Mai
Pháp ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì mắc Covid-19
Nam thanh niên từ vùng có dịch ở Vĩnh Phúc về đã có kết quả âm tính với Covid-19
Virus Corona có thể khiến Apple lùi ngày ra mắt iPhone 12
Hàng loạt doanh nghiệp dừng hoạt động di virus Covid-19
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ảnh hưởng của dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra, tại 30 tỉnh, thành có 322 doanh nghiệp dừng hoạt động, 553 doanh nghiệp giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, 30 hợp tác xã và 300 hộ gia đình phải dừng hoạt động và thu hẹp sản xuất. Chưa kể, hơn 1.000 lao động tại 22 tỉnh thành, bị mất việc trong đó hơn 1/3 đến từ ngành dịch vụ lưu trú, 10% là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Các ngành khác có lao động bị ảnh hưởng là nông, lâm và thủy sản; cung cấp nước; quản lý và xử lý rác thải, nước thải; vận tải, kho bãi; bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy… Dự báo thị trường lao động trong quý I và cả năm 2020 sẽ dịch chuyển mạnh do nhiều doanh nghiệp đóng cửa, thu hẹp chuỗi sản xuất.
Tình hình sẽ còn căng thẳng ở các doanh nghiệp gia công cho các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp có đầu vào nguyên liệu phụ thuộc vào Trung Quốc.
Khảo sát từ cộng đồng doanh nghiệp của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho thấy, không chỉ bị sụt giảm doanh thu, thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì tâm lý người lao động bị ảnh hưởng từ virus Covid-19.
Ông Hoàng Hưu Thành, Giám đốc thương hiệu thời trang Wannave cho biết: “Sau kỳ nghỉ Tết, đến ngày đi làm trở lại nhưng hàng loạt công nhân xin nghỉ phép. Doanh nghiệp sản xuất mà không có công nhân nên khối văn phòng cũng nghỉ theo. Đến bây giờ mới trở lại hoạt động nhưng cũng chỉ lác đác một vài công nhân ngoại tỉnh. Nguyên nhân do tâm lý người lao động sợ dịch bệnh, tránh tiếp xúc đông người”.
Mặt khác, người lao động lo ngại dịch lây lan, học sinh chưa đến trường cũng ảnh hướng đến tâm lý phụ huynh. Trong khi đó nhiều cơ sở lớn vẫn phải chi trả quyền lợi cho công nhân giữa bối cảnh khó khăn. Điều này dẫn đến việc nhiều nhà máy phải đóng cửa lâu mới trở lại hoạt động.
Thu nhập “teo tóp”
Nhà máy đóng cửa, doanh nghiệp phải giảm nhân sự và cắt thời gian tăng ca, khiến cho đồng lương của công nhân vốn đã ít ỏi nay lại càng “teo tóp”.
Chị Nông Thị Thanh Huyền lao động di cư từ tỉnh Tuyên Quang xuống Hà Nội làm công nhân trong khu công nghiệp - chế xuất Bắc Thăng Long (Hà Nội), cho biết: “Buổi gặp mặt đầu năm nhưng chúng tôi chỉ giám mua 5 quả trứng, 1 cân cà chua, vài cây rau sống và một ít khoai tây để làm mâm cơm. Sở dĩ chúng tôi chọn mua cà chua và trứng thay cho mua thịt, cá vì mức thu nhập càng ngày càng “teo tóp”, không dám ăn sang. Nhà máy nơi tôi làm việc đang cắt giảm lao động, không tăng ca, sản xuất cầm chừng, do nguyên liệu dùng cho sản xuất đang dần cạn”.
Để trang trải cuộc sống, ngoài cắt giảm chi tiêu, nhiều công nhân phải ra ngoài tìm việc làm thêm, như: Bốc vác, giúp việc ngoài giờ, trông người bệnh… Tuy nhiên, ngay cả đến những việc như vậy cũng khó tìm trong thời buổi dịch bệnh.
Vợ chồng chị Đặng Thị Hải là công nhân may khu công nghiệp - chế xuất Gia Lâm (Hà Nội) nhưng gần tuần nay, chồng phải chạy xe ôm. Còn chị Hải nhận đồ về phòng trọ sửa, thi thoảng theo anh đi bốc hàng cho các thương lái ở bãi Tam Trinh (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Các nhà máy đang phải cắt giảm việc làm, một xu hướng đáng báo động là công nhân phải đối diện với “nạn” thất nghiệp. Câu chuyện của chị Huyền và vợ chồng chị Hải là tình cảnh chung của nhiều công nhân di cư ở Hà Nội. Khi họ đối mặt với các điều kiện làm việc ngày càng tệ trong các ngành sản xuất, do tác động ngày càng khốc liệt của dịch cúm do virus Covid-19.
Theo dữ liệu chính thức, tính đến 17h30 ngày 15/2, hiện nay có 67.100 người nhiễm virus Covid-19, trong đó ca tử vong là 1.526 và khỏi bệnh là 8.141. Việt Nam, có 16 trường hợp dương tính.
Chăm sóc an sinh xã hội cho người lao động là mối lo đối với các nhà hoạch định chính sách. Nguy cơ công nhân thất nghiệp hàng loạt trở thành vấn đề hàng đầu trong các chương trình nghị sự của nhà quản lý, khi ngày càng có dấu hiệu cho thấy dịch virus Covid-19 đang diễn biến phức tạp và chưa biết bao giờ được dập tắt.
Chưa kể, việc làm ít hơn và lương thấp hơn trong lĩnh vực sản xuất có thể gây tổn thương cho kế hoạch dài hạn của nền kinh tế Việt Nam. Nếu chỉ dựa vào tiêu dùng trong nước để cũng cố nền kinh tế là chưa đủ, vì mức thu nhập ngày càng “teo tóp” của đội ngũ công nhân di cư sẽ hạn chế mức chi tiêu của họ.
Do đó, doanh nghiệp đề xuất trình Chính phủ xem xét để có quy định hỗ trợ việc này.