Tag

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

Văn hóa 30/01/2023 11:00
aa
TTTĐ - Ngày 30/1/2023 (tức ngày Mùng 9 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội tổ chức lễ dâng hương, khai xuân tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với nước.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

Đây là hoạt động văn hóa truyền thống nằm trong chuỗi các hoạt động Tết mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023 diễn ra từ 23 tháng Chạp đến nay, bao gồm nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, giáo dục di sản và văn hóa truyền thống được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long như: Lễ cúng ông Công ông Táo, lễ dựng cây Nêu, hạ cây Nêu và nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

Chương trình dâng hương khai xuân được tổ chức trang trọng cùng với nhiều nghi thức truyền thống như lễ rước, dâng hương, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa dân gian có sự tham gia của Đội Rồng làng Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì); Đội trống hội Đình Hạ Yên Quyết (Yên Hòa, Cầu Giấy); Đội Tế nam Đền Lảnh Giang Vọng Từ (Hoàn Kiếm); Đội dâng hương nữ Đình, Đền Sở Thượng (Yên Sở, Hoàng Mai) cùng Hội viên các Chi hội thuộc Hội di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

undefined
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long

Tham dự nghi lễ dâng hương có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội…

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long
Bí thư Thành uỷ Hà Nội dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

Chương trình mở màn bằng màn múa Rồng của các nghệ nhân làng Triều Khúc, tái hiện hình ảnh con Rồng cháu Tiên, với mong ước mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an, nêu cao tinh thần thượng võ và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Lãnh đạo trung ương và thành phố Hà Nội dâng hương
Lãnh đạo trung ương và thành phố Hà Nội dâng hương

Tiếp đến là màn biểu diễn trống hội Thăng Long của các nghệ nhân làng Hạ Yên Quyết, thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đoàn rước có sự tham gia của nhiều hội viên được tập kết tại sân Đoan Môn và tiến vào sân Rồng điện Kính Thiên theo đúng nghi thức truyền thống.

Đồng chí Chu Hồng Minh - Bí thư Thành đoàn Hà Nội dâng hương
Đồng chí Chu Hồng Minh - Bí thư Thành đoàn Hà Nội dâng hương

Cũng nhân dịp này, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long còn sắp đặt nhiều không gian hoa xuân, tiểu cảnh… để phục vụ khách tham quan.

Một số hình ảnh tại lễ dâng hương
Một số hình ảnh tại lễ dâng hương

Lễ dâng hương khai xuân là nghi thức được tổ chức thường niên với ý nghĩa hướng về cội nguồn tiên tổ, tri ân công đức các bậc tiên đế, các đức vua anh minh, các bậc hiền tài có công với nước, đồng thời tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long - Hà Nội.

undefined
undefined
undefined

Sau ba năm bị hạn chế các hoạt động văn hóa do dịch COVID-19, trong dịp Tết Quý Mão vừa qua khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã thu hút 33.016 lượt khách.

Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành Du lịch Thủ đô nói chung và di sản Thế giới khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Mong rằng mỗi dịp Tết đến Xuân về nơi đây sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên Văn hóa

Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên

TTTĐ - Phù điêu Kala Núi Bà, tuyệt tác điêu khắc đá độc bản thế kỷ XIV, biểu tượng văn hóa Champa vừa được vinh danh bảo vật quốc gia. Hiện vật quý hiếm này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của vùng đất này.
Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Nghệ thuật

Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý, khai thác phát huy giá trị của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ về một số nội dung phát huy nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa.
Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô Văn hóa

Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, những lĩnh vực công nghiệp văn hóa (CNVH) ở Thủ đô không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng danh tiếng và thương hiệu của thành phố, tạo ra cơ hội việc làm và thu hút du khách.
Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá Văn hóa

Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá

TTTĐ - Theo Luật Thủ đô 2024, TP Hà Nội được xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực có vị trí phù hợp quy hoạch. Đây là một điểm mới được gửi gắm nhiều kỳ vọng sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hoá Thủ đô. Vì vậy, không chỉ chính quyền thành phố (TP) mà đông đảo người dân, doanh nghiệp đều đang mong đợi những quy định đặc thù của Luật Thủ đô sẽ sớm được hiện thực hoá.
Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá Văn hóa

Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Khu thương mại, văn hóa là một không gian với các hoạt động văn hóa, thương mại được gắn kết để làm động lực phát triển công nghiệp văn hóa. Tại Hà Nội, hiện có nhiều không gian có tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hóa như khu vực phố cổ Hà Nội, khu ẩm thực đảo Ngọc - Ngũ Xã… Nếu hình thành khu phát triển thương mại và văn hoá sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Thủ đô ngày càng tăng trưởng.
Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo Văn hóa

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đặt ra những cơ chế, chính sách để xây dựng những khu vực không chỉ phục vụ phát triển kinh tế mà còn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội. Đây không chỉ là một phần của quá trình đô thị hóa mà còn mang lại cơ hội lớn cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo của thành phố.
Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII Văn hóa

Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII

TTTĐ - Chiều 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
Người dân đồng tình ủng hộ việc phát triển thương mại và văn hóa Văn hóa

Người dân đồng tình ủng hộ việc phát triển thương mại và văn hóa

TTTĐ - Mới đây, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Liên quan đến dự thảo Nghị quyết này, nhiều người dân Thủ đô đồng tình với mong muốn Hà Nội sẽ phát huy được tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, từ đó góp phần quan trọng phát triển kinh tế, ngày càng nâng cao đời sống Nhân dân...
Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân Nghệ thuật

Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ Nhân dân Thủ đô tại các tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Xem thêm