Tag
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Thông điệp 2K

Tin Y tế 13/04/2023 21:43
aa
TTTĐ - Trước tình hình COVID-19 có xu hướng gia tăng, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có những trao đổi chính thức.
Tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh COVID-19 COVID-19 có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh các biện pháp phòng dịch Bổ sung vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca trong tháng 4-6/2023 Ca mắc COVID-19 tăng nhưng dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát

PV: Bộ Y tế nhận định như thế nào về tình hình dịch COVID-19 hiện nay? Việc gia tăng số ca mắc COVID-19 từ đầu tháng 4 đến nay tập trung ở khu vực nào, nguyên nhân vì sao? Hiện biến thể nào đang chiếm ưu thế?

GS.TS Phan Trọng Lân: Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 cao nhất thế giới. Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát, giảm các trường hợp bệnh nặng và đã qua 105 ngày không ghi nhận trường hợp tử vong.

Theo đánh giá sơ bộ về cấp độ dịch dựa vào số liệu (số ca mắc, tử vong, độ bao phủ vắc xin, khả năng đáp ứng thu dung với quy mô toàn quốc) thì tất cả yếu tố đều là màu xanh và không vượt qua cấp độ 1.

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Thông điệp 2K
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) lý giải về số ca mắc mới COVID-19 gia tăng

Việc đánh giá tình hình dịch COVID-19 sẽ dựa trên 3 yếu tố. Đó là: Thứ nhất, là virus SARS-CoV-2. Đến thời điểm này, biến thể phụ Omicron đã xuất hiện được 16 tháng với hơn 500 biến thể phụ khác nhau. Biến thể này hiện đang lưu hành hầu hết các nơi trên thế giới và đang chiếm ưu thế.

Các chuyên gia nhận thấy đây là biến thể có đặc tính lây lan nhanh. Những nơi có tăng ca nặng là do số mắc tăng tương ứng. Một số khu vực ghi nhận số ca mắc tăng cục bộ, tăng số ca nặng là do số ca mắc tăng tương ứng.

Thứ hai, là môi trường sống, hành vi của người dân. Biến thể Omicron có đặc điểm lây lan nhanh. Hiện nay hầu hết các nước đã mở cửa, nới lỏng toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch kể cả ở những nước có sự lây nhiễm cao.

Cùng với đó, việc giao lưu đi lại sau 3 năm đại dịch gia tăng rất lớn, thậm chí ngay trong nước cũng làm gia tăng sự giao tiếp. Những sự giao lưu này đã tạo điều kiện cho virus lây lan sang đối tượng khác.

Thời gian qua hoạt động phòng chống dịch của chúng ta đạt hiệu quả nhờ đẩy mạnh tiêm vắc xin. Vì thế, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan với biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn, chính điều này làm gia tăng sự lây nhiễm.

Thứ ba, về biện pháp đáp ứng, vũ khí hiệu quả của Việt Nam là do chúng ta đã bao phủ vắc xin phòng chống dịch COVID-19 rất cao.

Với liều cơ bản, chúng ta bảo phủ gần như 100% cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên, mũi 3, 4 cũng đạt tỷ lệ cao 80-90%, việc tiêm cho trẻ từ 5 đến - dưới 12 tuổi mũi 1 cũng lên đến 90%, mũi 2 là gần 70%. Tuy nhiên có nơi, có chỗ tỷ lệ tiêm chưa đạt như mong muốn, đặc biệt ở đối tượng nguy cơ cao.

Trên thực tế, hiện nay tại nước ta số mắc tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc - nơi đang có sự giao mùa. Thống kê hiện nay là đã tăng khoảng gần 4 lần với tuần trước đó. Bên cạnh đó, thời tiết hiện nay thuận lợi cho sự phát triển của virus, ý thức của con người, đặc biệt là việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, cơ sở khám chữa bệnh có lúc có nơi chưa đảm bảo.

Thời gian qua, Lào Cai, Hà Nội có xảy ra chùm ca mắc, tuy nhiên, các cấp chỉ đạo tiến hành chủ động vào cuộc nhanh chóng và kiểm soát được. Như Lào Cai sau 5 ngày không còn sự lan rộng ra nữa.

Như vậy, chúng ta đánh giá chung tình hình thì số mắc trong thời gian tới có thể có sự gia tăng. Tuy nhiên, số nặng, nhập viện chưa có sự đột biến, do đó, tôi nhấn mạnh lại, chúng ta vẫn đang kiểm soát được tình hình dịch.

PV: Bộ Y tế đưa ra các biện pháp, khuyến cáo phòng chống dịch COVID-19 hiện nay là gì?

GS.TS Phan Trọng Lân: Ngày 12/4/2023, Bộ Y tế đã gửi công văn 2116/BYT-DP đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều biện pháp.

Trong đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố cần đẩy mạnh rà soát cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch, đồng thời, công bố thông tin chính xác, minh bạch để hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Các đơn vị đánh giá cấp độ dịch ở cấp xã/phường, khi phát hiện ca bệnh, chùm ca bệnh thì nhanh chóng xử lý, khoanh vùng không làm ảnh hưởng, gián đoạn đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác. Trong đó, người dân ghi nhớ việc đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, phương tiện giao thông, tại không gian kín và các địa điểm bắt buộc; khử khuẩn nhất là vệ sinh tay và tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Vì vậy, cùng với thực hiện đầy đủ khuyến cáo 2K + vắc xin và các biện pháp khác, người dân cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của chính quyền, cơ quan y tế địa phương trong việc phòng, chống dịch Covid-19.

PV: Hiện nay, người dân tiêm mũi 3 đã khá lâu, ông đánh giá khả năng bảo vệ của vắc xin phòng COVID-19 như thế nào? Kế hoạch tiêm chủng của Bộ Y tế trong thời gian tới ra sao?

GS.TS Phan Trọng Lân: Theo đánh giá của các chuyên khoa, một điểm cần lưu ý là đặc tính hiệu quả của vắc xin trong phòng lây nhiễm với biến thể Omciron còn hạn chế, tuy nhiên khả năng phòng chuyển nặng, nhập viện, tử vong thì hiệu quả.

Tổ chức Y tế thế giới đánh giá những người đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã từng nhiễm bệnh hầu hết đều có miễn dịch do vắc xin hoặc do mắc phải. Chính yếu tố này làm các trường hợp khi mắc bệnh có biểu hiện nhẹ hơn, ít hoặc không có triệu chứng.

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Thông điệp 2K
Các địa phương cần rà soát, đánh giá nhu cầu tiêm vắc xin phòng COVID-19

Theo khuyến nghị mới, chúng ta cần tập trung ưu tiên tiêm chủng bảo vệ nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai) bởi nếu miễn dịch của các đối tượng trên giảm dễ dẫn đến tình trạng tăng nặng, nhập viện, tử vong.

Các địa phương cần rà soát, đánh giá nhu cầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định và đề xuất gửi về Bộ Y tế làm cơ sở phân bổ cân đối đầy đủ vắc xin và có kế hoạch tiêm đúng thời điểm, đạt hiệu quả phòng dịch tốt nhất.

Việt Nam hiện đang tiếp tục thực hiện hiệu quả việc phòng chống dịch COVID-19 với hình thức quản lý bền vững.

Bộ Y tế đã và đang theo dõi chặt chẽ tình hình, không để bị động trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh; đồng thời phối hợp với các chuyên gia, các tổ chức trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình nhằm chủ động có các điều chỉnh phù hợp; bên cạnh đó vẫn đảm bảo việc huy động các nguồn lực của toàn thể hệ thống chính trị, xã hội trong công tác chống dịch và đảm bảo thống nhất đáp ứng với các quốc gia trên thế giới.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường Tin Y tế

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 2056/SYT-NVY chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2025 với chủ đề: “Nước sạch vì một nông thôn xanh, bền vững”.
Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân Tin Y tế

Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân

TTTĐ - Ngày 7/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường tiểu học Nghĩa Tân (Quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc miễn viện phí cho toàn dân Tin Y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc miễn viện phí cho toàn dân

TTTĐ - Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, việc miễn viện phí cho toàn dân là chủ trương rất lớn, nhân văn, thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ ta trong việc chăm nom sức khỏe cho người dân...
Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Tin Y tế

Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn thành phố

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có công văn số 2047/SYT-NVD ngày 5/5/2025 gửi đến Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội; Phòng Y tế quận, huyện, thị xã; các cơ sở sản xuất, công bố, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố.
Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong tháng 5 Tin Y tế

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong tháng 5

TTTĐ - Tại Hội nghị thông tin chuyên đề do Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/5, ông Vũ Cao Cương – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô trong 4 tháng đầu năm 2025. Báo cáo cho thấy, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là bệnh sởi và tay chân miệng.
“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng Tin Y tế

“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận cấp cứu cho một nữ bệnh nhân gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng dập nát đôi chân.
Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược Tin Y tế

Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược

TTTĐ - Ngày 6/5, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2054/SYT-NVD về việc triển khai quét mã QR đăng ký tài khoản kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược quốc gia.
Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg Tin Y tế

Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u ruột non khổng lồ hiếm gặp, nặng gần 4kg, cùng đoạn đại tràng trong ổ bụng.
Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi Tin Y tế

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi

TTTĐ - Bệnh viện Bắc Thăng Long đã phẫu thuật gắp thành công dị vật là hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản gốc trái cho bệnh nhân 85 tuổi.
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025 Tin Y tế

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi năm đợt 3 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn triển khai chiến dịch đồng bộ, theo đúng kế hoạch.
Xem thêm