Tag

Chính quyền địa phương cần xử lý quyết liệt vi phạm đê điều

Bạn đọc 14/12/2021 09:24
aa
TTTĐ - Đê điều là công trình phòng, chống lũ đặc biệt quan trọng của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay, tại một số huyện ngoại thành đang xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật đê điều, gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai. Do đó, chính quyền địa phương cần vào cuộc quyết liệt xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
Các địa phương cần sẵn sàng phương án đối phó với tổ hợp thời tiết nguy hiểm Hàng chục hộ dân huyện Ba Vì sống trong nguy hiểm, sợ hãi vì sạt lở đê sông Sắp xếp cấp huyện, xã để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động bộ máy chính quyền địa phương Hà Nội đảm bảo an toàn các công trình đê điều trong mùa mưa lũ

Gia tăng tình trạng vi phạm

Thống kê của Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội cho thấy, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn thành phố phát sinh 46 vụ vi phạm pháp luật đê điều. Mặc dù cơ quan thẩm quyền đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc nhưng đến thời điểm này các địa phương mới xử lý 10 vụ, tồn đọng 36 vụ...

Cụ thể, dọc bến đò Dấp thuộc địa bàn xã Thống Nhất, huyện Thường Tín (Hà Nội), hàng loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng đã và đang gây ảnh hưởng nhất định tới an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường; Đặc biệt là vi phạm hành lang an toàn đê điều.

Theo ghi nhận của phóng viên, dọc bến đò Dấp, các trạm trộn bê tông, bãi tập kết vật liệu, các nhà hàng, hồ câu, sân bóng… được xây dựng trên nền diện tích lên tới hàng nghìn mét vuông ngay sát rìa đê, trên đường xuống bến đò, giữa các khu dân cư và đều không có phép.

Tại bãi tập kết vật liệu xây dựng, rất nhiều ô tô trọng tải lớn thường xuyên vận chuyển cát, sỏi ra vào bãi. Loạt xe này không chỉ ồn ào, gây ô nhiễm cát bụi, mà còn có dấu hiệu cơi nới thùng, chở quá trọng tải, gây nguy hiểm cho người dân lên xuống khu vực bến đò và đặc biệt là vi phạm pháp luật đê điều.

Chính quyền địa phương cần xử lý quyết liệt vi phạm đê điều
Một bãi tập kết vật liệu tại bến đò Dấp, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín (Hà Nội)

Còn tại tuyến đê hữu Hồng trên địa bàn xã Hồng Vân, huyện Thường Tín (Hà Nội), hộ ông Phạm Văn Thược đã đào bạt mái và xây tường chắn đất trên mái đê, tạo thành lối đi từ khu dân cư dưới chân đê lên mặt đê. Hay trên tuyến tả Hồng, hộ ông Nguyễn Hữu Sơn ở xã Thạch Đà (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã đổ chất thải lên chân đê, hành lang bảo vệ đê...

Không chỉ xâm hại mái đê, mặt đê, chân đê, nhiều địa phương còn để xảy ra tình trạng đổ phế thải, tập kết cát, sỏi, xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ. Điều đáng nói, dù cơ quan chức năng của thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc nhưng đến thời điểm này các địa phương chưa xử lý dứt điểm vi phạm.

Đơn cử như tại quận Tây Hồ, thời gian qua chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý dứt điểm hành vi đổ đất thải vào lòng sông, lấp lạch sông, xây dựng công trình ở bãi sông Hồng, đoạn thuộc các phường: Phú Thượng, Nhật Tân... Huyện Đông Anh chưa xử lý triệt để hành vi đổ phế thải xây dựng xuống lòng sông Cà Lồ để tạo mặt bằng xây dựng công trình, sản xuất nông nghiệp của một số người dân thuộc các xã: Xuân Nộn, Thụy Lâm, Nguyên Khê...

Hay như ở huyện Sóc Sơn chưa xử lý dứt điểm hành vi đổ phế thải tạo mặt bằng ở bãi sông Công, sông Cầu để lắp dựng trạm trộn bê tông, sản xuất cấu kiện xây dựng của một số hộ dân ở xã Trung Giã...

Trưởng phòng Quản lý đê điều (Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội) Vũ Duy Hợp cho biết, những hành vi kể trên không chỉ vi phạm pháp luật đê điều mà còn đe dọa an toàn công trình chống lũ, làm gia tăng rủi ro thiên tai... Do vậy, các hạt quản lý đê đã lập biên bản, tạm đình chỉ hành vi vi phạm và chuyển hồ sơ đề nghị cấp xã, cấp huyện xử lý theo thẩm quyền.

Cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương

Để khắc phục những vi phạm Luật Đê điều, thời gian qua UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, kiến nghị xử lý vi phạm. Tuy vậy, với hệ thống đê điều lớn, đi qua địa bàn hầu hết các quận, huyện... đòi hỏi cần có sự quyết liệt của chính quyền địa phương trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm.

Liên quan đến vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội Nguyễn Duy Du cho rằng: Nhiều năm gần đây, các dòng sông lớn của Hà Nội không xuất hiện lũ lớn, khiến một số người dân và cán bộ chính quyền cấp cơ sở chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hệ thống đê điều.

Chính quyền địa phương cần xử lý quyết liệt vi phạm đê điều
Để bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, tránh những vi phạm đê điều phát sinh mới, đòi hỏi sự quyết liệt của chính quyền địa phương trong kiểm tra, xử lý

Bên cạnh đó, nhu cầu về sử dụng đất đai, nhà ở, vật liệu xây dựng của người dân Hà Nội, nhất là vùng ven đê ngày càng lớn. Trong khi đó, việc tổ chức di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê theo quy định của Luật Đê điều chưa được thực hiện. Hơn nữa, một số địa phương chưa quản lý chặt chẽ về đất đai, trật tự xây dựng, chưa kịp thời ngăn chặn và quyết liệt xử lý, giải tỏa vi phạm...

Để thực hiện nghiêm pháp luật đê điều, bảo đảm an toàn hệ thống phòng, chống lũ, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tập trung kiểm tra, rà soát, đánh giá, tổng hợp các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn; Đồng thời chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều; Kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định pháp luật các vi phạm tồn đọng, đặc biệt là các vụ vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn đê điều, công trình thoát lũ, gây bức xúc trong dư luận.

Cùng với đó, thời gian qua, Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội đã yêu cầu các hạt quản lý đê thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, lập biên bản; Kịp thời kiến nghị ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều; Khai thác cát lòng sông trái phép; Hoạt động tập kết vật liệu xây dựng không phép; Lắp dựng trạm trộn bê tông không phép ở khu vực bãi sông...

Đê điều của thành phố Hà Nội là hệ thống lớn, đi qua địa bàn của hầu hết các quận, huyện, thị xã (26/30 quận, huyện, thị xã)… Do đó, để bảo đảm an toàn hệ thống đê điều nói chung, tránh những vi phạm đê điều phát sinh mới, đòi hỏi sự quyết liệt của chính quyền địa phương trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm. Như vậy, hệ thống đê điều của thành phố mới đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất những sự cố xảy ra trong mùa mưa bão.

Đọc thêm

Quảng Nam: Chợ mới để không, người dân tranh thủ phơi lúa Đường dây nóng

Quảng Nam: Chợ mới để không, người dân tranh thủ phơi lúa

TTTĐ - Chợ Bình Long do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 501 thi công hoàn thành đã nhiều tháng qua nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động, gây lãng phí.
Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép Đường dây nóng

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép

TTTĐ - Trang trại chăn nuôi heo được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) nhưng Chủ tịch UBND xã Pô Kô lại cho rằng... "không sai phạm".
Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Xem thêm