Tag

Cha mẹ háo hức chuẩn bị cho trẻ mầm non trở lại trường

Nhịp sống trẻ 12/04/2022 18:05
aa
TTTĐ - Sau quãng nghỉ dài "kỷ lục" vì dịch bệnh COVID-19, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản đồng ý cho trẻ mầm non đi học trở lại vào ngày 13/4/2022. Trước thông tin này, không ít bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi mầm non bày tỏ sự vui mừng, háo hức và mong chờ đến ngày con được đi học trực tiếp.
Trẻ mầm non, học sinh tiểu học Đà Nẵng chuẩn bị đi học trực tiếp 54/63 tỉnh, thành phố đã cho trẻ mầm non đến trường Hà Nội: Từ ngày 13/4, trẻ mầm non được đi học trở lại

Cho trẻ mầm non trở lại trường là cần thiết

Từ ngày 13/4, trẻ mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội được đến trường đi học trực tiếp sau khoảng thời gian phải nghỉ học do tình hình dịch COVID-19 phức tạp và kéo dài. Nhiều gia đình có con trong độ tuổi mầm non đã vô cùng háo hức, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để đưa con đến trường.

Cha mẹ cần cho con làm quen với nề nếp trước khi trở lại trường học trực tiếp
Cha mẹ cần cho con làm quen với nề nếp trước khi trở lại trường học trực tiếp

Chị Trần Quỳnh Trang 28 tuổi ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã không giấu được sự phấn khởi. Theo chị Trang, thời điểm này tình hình dịch đã giảm nhiệt, mọi người cần thích ứng linh hoạt với dịch COVID-19 nên việc cho các bé trở lại đi học trực tiếp là điều cần thiết.

"Dù là lứa tuổi mầm non nhưng đến trường để học tập, gặp cô, gặp bạn cũng là điều quan trọng cho sự phát triển của các bé. Hơn nữa, việc bé ở nhà quá lâu cũng khiến bố mẹ gặp nhiều lo lắng trong vấn đề gửi con để đi làm. Vì thế, khi nghe tin các con sẽ được trở lại trường, tôi cảm thấy rất vui. Đến trường, con được giao tiếp, vận động nhiều hơn, mọi sinh hoạt cũng vào nề nếp, quy củ hơn so với thời gian ở nhà", chị Trang cho hay.

Có con nhỏ 3 tuổi, chị Phạm Thu Hường 25 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng cho biết, con có thể đến trường trực tiếp là niềm vui lớn với gia đình chị. "Có thể nói, mầm non là bậc học nghỉ dài nhất. Không phải học online nên tôi gửi cháu về quê cho ông bà. Một phần để có người trông nom các cháu, một phần về quê cũng giúp tránh dịch. Nói thật, không có con ở cùng, bản thân là bố mẹ rất nhớ. Chính vì vậy, khi thành phố quyết định cho trẻ mầm non đến trường, tôi rất vui. Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, chúng tôi tranh thủ về quê đón con để chuẩn bị cho cháu đến trường", chị Thu Hường nói.

Anh Bùi Văn Nam 30 tuổi ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) có con theo học mầm non lớp 5 tuổi chia sẻ: "Ở các trường, lớp mầm non 5 tuổi sẽ được các cô giáo dạy lớp tiền tiểu học như làm quen với chữ cái và số. Đó là hành trang cần thiết để các con bước vào bậc học mới. Tôi đã rất lo lắng khi thấy sắp hết năm học nhưng con vẫn chưa được đến trường. Dù bố mẹ dạy nhưng không có kỹ năng sư phạm nên không thể bằng cô giáo ở trường. Vì vậy, con đi học vào ngày mai làm tôi thấy yên tâm phần nào”.

Thời gian vàng để cho trẻ phát triển là từ 0 đến 6 tuổi
Thời gian vàng để cho trẻ phát triển là từ 0 đến 6 tuổi

Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian vàng để cho trẻ phát triển là từ 0 đến 6 tuổi. Đây cũng là khoảng thời gian ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Vì thế, trẻ phải ở nhà quá lâu sẽ mất đi những kết nối bình thường với xã hội và nó sẽ ảnh hưởng tác động đến quá trình phát triển của các con . Vì vậy, việc cho trẻ mầm non đến trường hầu hết được các cha mẹ mong mỏi và đồng thuận.

Trang bị những gì khi trẻ đến trường?

Chị Phạm Minh Thúy 29 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội có con 5 tuổi cũng tâm sự: "Không chỉ phụ huynh chúng tôi cảm thấy vui mừng, tôi nghĩ các cô giáo và nhà trường cũng đều rất mong ngóng ngày các con đến trường, đến lớp. Bản thân tôi là giáo viên nên tôi hiểu được cảm giác hạnh phúc khi được sống với nghề, với công việc mà bản thân tâm huyết.

Để chuẩn bị cho con đi học sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ, tôi đã hướng dẫn con cách rửa tay sát khuẩn sao cho đúng cách. Tôi cũng chuẩn bị con một chiếc ba lô nhỏ có đầy đủ đồ dùng cần thiết và nhắc nhở bạn ấy phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nhằm tránh lây nhiễm. Với các con tuổi mầm non, giờ đây, mỗi ngày đến trường không chỉ là một ngày vui mà còn cần phải được đảm bảo an toàn trước dịch bệnh!"

Chị Nguyễn Thu Hồng ở quận Long Biên cho biết: “Từ vài hôm nay, thi thoảng rảnh tôi lại cho cháu ra hiệu sách để ngắm nghía xem thứ gì cần thiết cho con đi học ở trường để mua như: Màu, bút chì, vở tập tô… Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị tâm lý cho con về việc quay trở lạ trường, gặp bạn bè ra sao, thời gian đi học cũng như việc gặp thầy cô, bạn bè phải chào hỏi như thế nào… Tôi nghĩ, con ở quá lâu nên con quên hết các nề nếp khi trở lại trường. Cha mẹ cần phải tái khởi động lại lịch trình ăn ngủ và rèn nề nếp cho con từ vài hôm trước khi trở lại trường”.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là chơi, vì thế để tránh bỡ ngỡ cho trẻ khi trở lại trường học trực tiếp, bố mẹ nên “lập kế hoạch” cho trẻ trong mỗi hoạt động: vui chơi, ăn, ngủ… với những qui định thời gian cụ thể để phù hợp với thời gian biểu tại trường mầm non.

Cha mẹ háo hức chuẩn bị cho trẻ mầm non trở lại trường

Ngoài ra, trước khi quay trở lại trường, cha mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện với con để hướng dẫn con cách diễn đạt cho người khác hiểu điều mình muốn, mình suy nghĩ như thế nào: “Con thích....”, “Con muốn...”, “Con cảm thấy...” hoặc cách chia sẻ quan điểm của trẻ đối với thế giới xung quanh…

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy cùng con chuẩn bị những vật dụng cần thiết để đến trường như: Quần áo, vật dụng cá nhân, đồ dùng học tập ... là những đồ vật trẻ cần mang theo khi gia nhập môi trường mới. Bố mẹ nên cùng với con liệt kê danh sách tất cả các món cần cho việc đến trường, trong lúc đó sẽ đặt câu hỏi hoặc giải thích cho trẻ: Vì sao món đồ ấy lại cần thiết. Dần dần về sau, bố mẹ hãy tập cho trẻ thói quen tự chuẩn bị hành trang đến trường để trẻ trưởng thành hơn, lúc này, bố mẹ chỉ cần đóng vai trò đồng hành và kiểm tra sự chuẩn bị đó của trẻ.

Cuối cùng, hãy luôn đồng hành để giải thích hợp lý cho trẻ điều trẻ quan tâm nhất trong suốt tiến trình học tập của mình: vì sao con cần phải đến trường? Vì đó là cách tốt nhất để con có thể thực hiện ước mơ của mình; dù muốn trở thành ai trong cuộc sống, thì trường học cũng luôn là nơi tốt nhất giúp chúng ta hoàn thành điều đó…

Đọc thêm

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xem thêm