Tag

Cáp treo Fansipan và những tháng năm không thể nào quên

Du lịch 13/07/2021 18:46
aa
TTTĐ - Quá trình xây dựng cáp treo Fansipan, với những người trực tiếp tham gia, là một hành trình nếm trải vị đắng của gian khổ để đến với vị ngọt của thành quả.
Fansipan - hơn cả một giấc mơ Vì sao những ngôi chùa thiêng thường được dựng trên núi Sun World Fansipan Legend kỷ niệm 5 năm ngày vận hành tuyến cáp treo lên đỉnh Fansipan Dịp 30/4, tưng bừng với hàng loạt lễ hội, show nghệ thuật đỉnh cao tại các điểm đến của Sun Group

Những ngày mở tuyến

Tháng 5/2020, anh Trịnh Văn Hà - kỹ sư trắc đạc quê Nam Định, một trong những thành viên “nòng cốt” của dự án cáp treo Fansipan - quay trở lại Sa Pa sau 5 năm.

Cáp treo Fansipan – công trình hạ tầng lớn nhất tại Sa Pa
Cáp treo Fansipan - công trình hạ tầng lớn nhất tại Sa Pa

Ngồi trong ca bin cáp treo lướt trên đại ngàn hùng vỹ, những ngày xưa cũ, khi anh cùng các cộng sự leo bộ lên các đỉnh núi của rừng Hoàng Liên để khảo sát định tuyến cho cáp treo Fansipan cứ như thước phim lần lượt hiện về. “Những ngày đầu khảo sát thực sự kinh hoàng” - anh Hà hồi tưởng. Không có hệ thống GPS hay điện thoại di động, hệ thống bộ đàm không sử dụng được do khoảng cách quá xa, cả đội leo toàn bộ đỉnh núi trong phạm vi 5km và đánh dấu “thủ công” bằng lá cờ trắng. Đường đã không còn được tính bằng cây số nữa mà bằng cách đếm số con dốc và trảng rừng đã leo qua. “Phòng ở” được dựng sơ sài bằng tre nứa uốn cong, người ở trong “chui như con chuột” và lúc nào cũng phập phồng chờ sập. Từng nhân sự động viên nhau vượt qua nỗi sợ hãi, bằng cách hình dung về hình hài tuyến cáp sau này.

“Phòng ở” giữa rừng Hoàng Liên trong 6 tháng của nhóm kỹ sư định tuyến cáp treo Fansipan
“Phòng ở” giữa rừng Hoàng Liên trong 6 tháng của nhóm kỹ sư định tuyến cáp treo Fansipan

Sau 6 tháng ăn rừng, ngủ núi, tắm sương…, phương án cuối cùng của tuyến cáp treo đã được “định đoạt”: “Vị trí như hiện tại của tuyến cáp treo đảm bảo du khách sẽ được chiêm ngưỡng tất cả những đặc trưng của Sa Pa như ruộng bậc thang, các bản làng, sông suối, rừng đỗ quyên hay vân sam. Đồng thời vị trí này cũng thuận lợi hơn cho việc xây dựng hạ tầng” - kỹ sư Trịnh Văn Hà lý giải.

Nhưng tuyến đường cáp đi, vị trí đặt trụ và bản quy hoạch 1/500 của dự án mới là “màn khởi động” ban đầu. Thử thách thật sự bắt đầu khi hàng ngàn công nhân, kỹ sư Sun Group và các chuyên gia nước ngoài phải giải bài toán làm sao để vận chuyển hàng nghìn tấn vật liệu lên Fansipan mà không xâm phạm vào hệ sinh thái rừng Hoàng Liên?

Hành trình dựng cáp nhưng giữ rừng

Tháng 11/2013, quần thể cáp treo Fansipan chính thức khởi công. Theo phương án ban đầu của các chuyên gia Doppelmayr Garaventa, công nhân Việt có thể vận chuyển vật tư bằng việc chặt cây, mở đường. Nhưng tập đoàn Sun Group lập tức bác bỏ phương án trên, bởi tiêu chí tiên quyết của dự án là “không xâm phạm môi trường”. Các giải pháp tân tiến khác như khinh khí cầu hay trực thăng cũng đã được sử dụng, nhưng tất cả đều thất bại trước khí hậu và địa hình Fansipan.

Cheo leo dựng tuyến cáp
Cheo leo dựng tuyến cáp

Vậy là phương án cáp công vụ LCS được đưa ra. Tuy nhiên, để thực hiện tuyến cáp này và tiếp đó là đường dây 35kV cấp điện cho toàn bộ quá trình thi công cũng như vận hành cáp treo sau này, duy nhất “sức người” được áp dụng thành công. Hàng nghìn đôi vai trần cõng, địu hàng chục ngàn tấn sắt thép, máy móc, thiết bị… cần mẫn đi bộ như những “đàn kiến” trong địa hình núi non hiểm trở, toàn đèo dốc, vực sâu... trong suốt 1 năm trời.

Nguyễn Khắc Tưởng, kỹ sư tham gia tuyến cáp LCS hồi tưởng lại: “Ngày nào chúng tôi cũng phải đi theo đường thẳng của sợi cáp. Hướng lên, mệt mỏi vẫn cố gắng được. Chiều về, chân chùng xuống, tôi hướng theo ánh điện ‘bò’ về lán”.

“Ác mộng” với nhiều anh em trong giai đoạn này là sự khắc nghiệt của băng tuyết. Tháng 12 âm lịch năm 2014, tuyết rơi trắng xóa một vùng. Tuyết phủ trên cây, mỗi khi đi xuống lại tiềm ẩn nguy cơ trượt ngã, hoặc cành khô nặng tuyết rơi vào đầu. Đêm về, Tưởng chỉ dám nằm mà không dám ngủ, thấy bạt hơi võng phải lấy que chọc cho tuyết rơi bớt.

Tuyết Fansipan - “ác mộng” của những người “mang hồn cáp”
Tuyết Fansipan - “ác mộng” của những người “mang hồn cáp”

Trần Đình Luật, kỹ sư điện quê Lào Cai thì nhớ lại: “Để xây đường điện 35kV năm ấy, một người mỗi ngày chỉ vận chuyển được khoảng 20-30kg vật liệu, nên có thời điểm, 400-500 đồng bào người dân tộc H’mông (Sa Pa) và Thái (Lai Châu) được huy động để đẩy nhanh tiến độ thi công”. Vận chuyển đã khó khăn, việc thi công lại càng gian nan gấp bội phần. Một móng cột rộng trung bình 5-6m2, sâu 4m “như một căn phòng nhỏ” mà toàn bộ quá trình đào hoàn toàn bằng cuốc, xẻng.

Vậy mà đến đầu năm 2015, tuyến cáp LCS đã lần đầu thử tải thành công và đến tháng 11 năm ấy, 33 cột điện đã dựng nên dọc đường mòn, giúp củng cố hơn niềm tin vào sự thành công của công trình cáp treo trong một ngày không xa.

Niềm tự hào Việt Nam

Sau này, các chuyên gia Doppelmayr Garaventa tuyên bố, họ sẽ “không làm một công trình thứ hai như vậy do quá vất vả về địa hình, thời tiết, khí hậu và con người”.

Xây dựng cáp treo Fansipan phần lớn dựa vào sức người
Xây dựng cáp treo Fansipan phần lớn dựa vào sức người

Ban đầu, lúc kéo cáp công vụ gần xong, nhà ga dịch vụ cơ bản mới xong phần móng. Chứng kiến hình ảnh công nhân Việt đào thủ công, các chuyên gia ngoại nhận định, phải mất 5 năm, công trình này mới nên hình hài.

Nhưng với hàng nghìn con người đã “đủ điên” để bám trụ trên đỉnh Fansipan thi công dự án trong hàng trăm ngày qua, họ không dễ dàng đầu hàng. “Tiến độ không cho phép chúng tôi việc hôm nay để ngày mai. Nếu cáp công vụ hỏng thì 12h đêm cũng phải làm", Đỗ Minh Giang, quê Yên Bái, phụ trách bảo trì cáp công vụ cho biết một ngày hỏng cáp công vụ sẽ chậm tiến độ một tháng làm cáp treo.

Nguyễn Văn Mùi là Phó ban phụ trách phần thô, hạ tầng công nghệ dự án cho biết : “Cáp treo Fansipan là một trong những dự án mà ban lãnh đạo tập đoàn không ép tiến độ vì quá vất vả, song chính chúng tôi tự cũng đặt mục tiêu cho bản thân".

Nhờ sự tự gây áp lực ấy, các kỹ sư công nhân Việt cuối cùng cũng đưa được công trình về đích đúng yêu cầu về thời gian của các chuyên gia quốc tế. “Khi đó, họ mới tin người Việt nói được, làm được”, phiên dịch Nguyễn Xuân Hậu tâm sự.

Những công trình kỳ vỹ trên đỉnh Fansipan
Những công trình kỳ vỹ trên đỉnh Fansipan

“Điều tuyệt vời hơn là sau khi cáp treo Fansipan thành công, các chuyên gia quốc tế thể hiện sự tôn trọng với đội ngũ Việt Nam trong những dự án sau này, thay vì tâm lý áp đặt như trước đó", Hậu nói.

Không chỉ là sự tôn trọng dành cho kỹ thuật xây dựng của Việt Nam, hiệu ứng dây chuyền từ cáp treo đã nâng thương hiệu Sa Pa lên tầm cao mới. Liên tiếp những năm 2019, 2020, Sun World Fansipan Legend được vinh danh là tại “Điểm du lịch văn hoá hàng đầu thế giới”, “Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hàng đầu thế giới” tại World Travel Awards. Từ một “nàng công chúa ngủ quên”, Sa Pa giờ đây đã là niềm tự hào của du lịch Việt trên trường quốc tế.

Trải qua chuyến hành trình 800 ngày đầy gian nan và thử thách, tháng 2/2016, tuyến cáp treo chính thức hoàn thành, ghi tên vào bảng vàng Guinness World Record với 2 kỷ lục: “Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới” và “Cáp treo ba dây dài nhất thế giới”.

Cú chuyển mình ngoạn mục của “Nóc nhà Đông Dương” và những mảnh đời được đổi thay Cú chuyển mình ngoạn mục của “Nóc nhà Đông Dương” và những mảnh đời được đổi thay

TTTĐ - 5 năm qua, với những quyết sách đúng đắn của chính quyền địa phương cùng sự góp sức của những tập đoàn lớn ...

Khi du lịch Sa Pa… thôi lặng lẽ Khi du lịch Sa Pa… thôi lặng lẽ

TTTĐ - Đối với những người gắn bó với Sa Pa, cáp treo Fansipan là một “cú hích” ngoạn mục khiến ngành du lịch của ...

Chiêm ngưỡng các kỳ quan tâm linh ấn tượng trên đỉnh trời khắp thế giới Chiêm ngưỡng các kỳ quan tâm linh ấn tượng trên đỉnh trời khắp thế giới

TTTĐ - Toạ lạc ở địa thế hiểm trở, trên những đỉnh núi có độ cao từ 3.000m so với mặt nước biển, những công ...

Lên Sa Pa ngắm mai anh đào Nhật Bản đẹp tựa chốn Phù Tang Lên Sa Pa ngắm mai anh đào Nhật Bản đẹp tựa chốn Phù Tang

TTTĐ - Hơn 200 gốc anh đào Nhật Bản, 100 gốc đào Himalaya cùng 200 gốc đào rừng Hoàng Liên đang bung nở rực rỡ ...

Hành hương bái Phật về miền non thiêng Fansipan Hành hương bái Phật về miền non thiêng Fansipan

TTTĐ - Những ngày đầu xuân năm mới, trên “Nóc nhà Đông Dương”, đông đảo du khách, Phật tử tìm về, hành hương trong sự ...

Đọc thêm

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách Gen Z đi du lịch? Du lịch

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách Gen Z đi du lịch?

TTTĐ - Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới.
Cuối tuần này, Sơn Tây mở hội! Du lịch

Cuối tuần này, Sơn Tây mở hội!

TTTĐ - Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây sẽ tổ chức vào 20h tối 10/11 với sự góp mặt của những nghệ sỹ nổi tiếng như Hà Anh Tuấn, Trọng Tấn, Phương Linh... Sự kiện này hứa hẹn sẽ là lễ hội lớn nhất trong năm tại thị xã.
Đà Nẵng sẽ trồng thêm 3.497 cây dừa tại các bãi biển Du lịch

Đà Nẵng sẽ trồng thêm 3.497 cây dừa tại các bãi biển

TTTĐ - Đà Nẵng sẽ trồng thêm 3.497 cây dừa tại bãi biển, tạo cảnh quan xanh, bảo vệ bờ biển gắn với hình thành các điểm nhấn check - in cho người dân, du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch biển thành phố.
Bình Thuận khởi động Festival Thanh long đầu tiên Du lịch

Bình Thuận khởi động Festival Thanh long đầu tiên

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày Du lịch Bình Thuận. Trong đó lần đầu tiên tỉnh tổ chức Festival Thanh long vào năm 2025.
Tìm ý tưởng mô hình nghệ thuật cho bãi biển Đà Nẵng Du lịch

Tìm ý tưởng mô hình nghệ thuật cho bãi biển Đà Nẵng

TTTĐ - Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tổ chức cuộc thi “Thiết kế mô hình nghệ thuật tại bãi biển Đà Nẵng 2024” nhằm tiếp tục làm mới và tạo điểm nhấn cảnh quan cho các bãi biển du lịch nổi tiếng của thành phố.
Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt làng cổ Phước Tích Du lịch

Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt làng cổ Phước Tích

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc chuẩn bị lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt cho làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền).
TP Hồ Chí Minh: Doanh thu du lịch lữ hành tăng gần 50% Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Doanh thu du lịch lữ hành tăng gần 50%

TTTĐ - Tổng thu du lịch TP Hồ Chí Minh 10 tháng năm 2024 tăng 11,9% so với cùng kỳ, đạt 82,4% so với kế hoạch năm. Đặc biệt, doanh thu dịch vụ lữ hành tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 11 này, Vịnh Hạ Long “nóng” hơn bao giờ hết với Đại nhạc hội Superfest 2024 Du lịch

Tháng 11 này, Vịnh Hạ Long “nóng” hơn bao giờ hết với Đại nhạc hội Superfest 2024

TTTĐ - Hội tụ dàn nghệ sĩ hàng đầu từ hai show truyền hình ăn khách nhất hiện nay “Anh Trai Say Hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” trong Đại nhạc hội Superfest Halong 2024, cùng loạt ưu đãi đặc quyền hấp dẫn, vịnh di sản Hạ Long đang hứa hẹn là điểm đến “nóng” nhất tháng 11 này, dù trời đã chớm đông.
Cơ hội trải nghiệm văn hóa và khám phá thiên nhiên Kon Tum Du lịch

Cơ hội trải nghiệm văn hóa và khám phá thiên nhiên Kon Tum

TTTĐ - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với chủ đề "Trải nghiệm văn hóa - Khám phá thiên nhiên".
Ocean City tổ chức lễ hội và cuộc thi đèn lồng quốc tế Du lịch

Ocean City tổ chức lễ hội và cuộc thi đèn lồng quốc tế

TTTĐ - Công ty Cổ phần Vinhomes và Công ty Sunny Vietnam công bố khởi động Cuộc thi thiết kế và Lễ hội trình diễn đèn lồng quốc tế. Đây là cuộc thi thiết kế đèn lồng quy mô quốc tế đầu tiên được tổ chức, quy tụ nghệ nhân xuất sắc nhất đến từ các vùng văn hóa đèn lồng lớn nhất thế giới. Chương trình sẽ được tổ chức thường niên tại siêu quần thể đô thị Ocean City, kiến tạo điểm đến thưởng thức nghệ thuật và chiêm ngưỡng “di sản văn hóa phi vật thể” nổi tiếng thế giới.
Xem thêm