Tag

Cần làm gì để “siêu dự án” chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP HCM sớm vận hành?

Đô thị 02/07/2022 12:37
aa
TTTĐ - “Siêu dự án” chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP HCM dù đã đạt hơn 90% khối lượng được một thời gian dài nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành để vận hành. Lỗi không phải do nhà đầu tư mà do những vướng mắc cơ chế khiến công việc vẫn bình đình trệ.
Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng “sốt ruột” chờ ngày “về đích”

Theo tìm hiểu của phóng viên, Văn phòng UBND TP HCM mới đây đã ban hành kết luận chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn… năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.

Kết luận nêu nhấn mạnh của ông Hoan về việc thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm ngập đô thị do mưa lớn, triều cường, xả lũ, rác thải… Các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án giảm ngập của TP HCM, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Đặc biệt là dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) chậm nhất đến đầu năm 2023 đưa vào vận hành hoạt động.

Theo yêu cầu của lãnh đạo UBND TP HCM, các chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến đội các dự án giảm ngập của thành phố, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, nhất dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1, thuộc dự án chống ngập theo quy hoạch thủy lợi thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008), chậm nhất vào đầu năm 2023 phải đưa vào hoạt động.

Cần làm gì để “siêu dự án” chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP HCM sớm vận hành?
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 (mức đầu tư 10.000 tỷ đồng) là công trình đang được người dân mong đợi (Ảnh: Trungnam Group)

Được biết, dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 (mức đầu tư 10.000 tỷ đồng) do Trungnam Group làm nhà đầu tư theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), khởi công giữa năm 2016 nhằm kiểm soát ngập do triều; Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 750km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.

Công trình gồm 6 cống ngăn triều lớn (khẩu độ 40-160m) là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định và 7,8km đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh với các cống nhỏ khẩu độ dưới 10m. Địa điểm xây dựng thuộc quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1, là dự án thuộc vào quy hoạch thủy lợi 1547 của Thủ tướng Chính phủ. Từ những ngày đầu phát triển đã được xác định rõ 4 mục tiêu quan trọng là: Chống ngập triều, điều tiết mực nước kênh rạch, đảm bảo giao thông thuỷ và cải tạo cảnh quan, cải thiện môi trường.

Đặc biệt, khi có các diễn biến cực đoan của môi trường, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng này còn phòng tránh, cũng như hạn chết khả năng xâm thực, xâm nhập mặn, khi nước biển dâng trong tương lai. Nghĩa là khi xảy ra tình huống triều biển cao, nước biển xâm thực vào sông ngòi, làm thay đổi môi trường nước và ảnh hưởng môi trường sống của sinh vật, lúc này, các cống kiểm soát triều lớn sẽ đóng lại, khép kín môi trường nước trong kênh rạch và ngăn chặn hoàn toàn sự xâm thực từ nước biển.

Hiện tại, dự án chống ngập trị giá hơn 10.000 tỷ đồng vẫn chưa thể hoạt động, dù đã đạt khoảng 90% khối lượng công việc. Hiện, TP HCM và nhà đầu tư đang nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, sớm giải quyết tình trạng ngập úng.

Theo tìm hiểu, vướng mắc chính của dự án liên quan phương án thanh toán cho nhà đầu tư. Dù chưa có quy định cụ thể tỷ lệ thanh toán bằng quỹ đất và tiền, nhưng việc UBND TP HCM ký hợp đồng BT với tỷ lệ giá trị quỹ đất chỉ bằng 16% tổng chi phí dự án, còn lại bằng tiền được cho là chưa hoàn toàn phù hợp.

Trước đó, với tầm quan trọng của dự án, ngay cả Chính phủ cũng vào cuộc chỉ đạo. Hồi tháng 4/2021, Thủ tướng ký Nghị quyết số 40 gỡ vướng cho dự án, giao UBND TP HCM chịu trách nhiệm thanh toán cho nhà đầu tư và rà soát, loại bỏ các chi phí bất hợp lý để hoàn thành dự án.

Nhận định về vấn đề này, Luật sư Phan Thị Lam Hồng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, cơ quan có thẩm quyền, trong đó UBND TP HCM cần sớm đưa ra những quyết định tháo gỡ vướng mắc để nhà đầu tư nhanh chóng hoàn tất khối lượng công việc, sớm đưa công trình vào vận hành.

Theo vị luật sư, nhiều ý kiến chuyên gia đã đánh giá dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng được kỳ vọng rất lớn để giúp thành phố cải thiện, hướng đến chấm dứt tình trạng ngập do triều cường nhưng thi công hơn 5 năm qua vẫn chưa hoàn thành, đưa vào vận hành thì quá chậm, trong khi không phải lỗi do năng lực của nhà đầu tư.

Mặt khác, việc không sớm đưa ra những tháo gỡ sẽ khiến nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là thiệt hại đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, bởi việc chậm trễ thanh toán khiến nhà đầu tư phát sinh thêm nhiều chi phí như lãi vay, nhân công, máy móc thiết bị chờ việc, khấu hao vật tư, thuê kho bãi...

"Nếu vấn đề nằm ở cơ chế thì cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương phải sớm có biện pháp tháo gỡ để nhà đầu tư sớm hoàn thiện dự án. Đây vừa là giúp cho Nhà nước khi đáp ứng được nguyện vọng của người dân về việc giải quyết ngập lụt vừa giảm thiệt hại cho nhà đầu tư", Luật sư Hồng chia sẻ.

Đọc thêm

Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9 Đô thị

Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9

TTTĐ - Ngày 14/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 17/CĐ-UBND về việc tập trung đẩy mạnh công tác thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn các quận nội thành.
Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão Môi trường

Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 14/9, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và người dân quận Hà Đông đồng loạt tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng Đô thị

Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng

TTTĐ - Không ngần ngại giúp đỡ người già, trẻ nhỏ với thái độ niềm nở, thân thiện, anh nhân viên của Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội không chỉ góp phần làm nên hình ảnh đẹp của ngành vận tải công cộng mà còn lan tỏa những giá trị nhân văn trong cộng đồng.
EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ Đô thị

EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ

TTTĐ - Đồng hành cùng người dân vùng lũ, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã sẵn sàng các biện pháp để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.
Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông Đô thị

Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin về công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại, bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông sau cơn bão số 3 từ ngày 9 - 12/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, bão, lũ đã khiến xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông.
Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9 Đô thị

Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9

TTTĐ - Hà Nội huy động sự vào cuộc của các đơn vị để hoàn thành việc khắc phục hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, hệ thống chiếu sáng đô thị, chỉnh trang đô thị để sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi Đô thị

Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi

TTTĐ - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn, đến sáng 13/9, các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục vận hành được khoảng 90% đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão.
TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm Giao thông

TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm

TTTĐ - Nhiều tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang được mở rộng lên 30 - 40m, như đường Tân Kỳ - Tân Quý, Dương Quảng Hàm, dự kiến sẽ được thông xe từ tháng 9 - 12/2024. Việc mở rộng các tuyến đường này sẽ giúp thông thoáng và giải quyết nhiều điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông.
TP Hồ Chí Minh phát triển xe buýt điện, quyết giảm phát thải metan Đô thị

TP Hồ Chí Minh phát triển xe buýt điện, quyết giảm phát thải metan

TTTĐ - Tầm nhìn đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống xe buýt hiện có của thành phố thành xe buýt điện, với kế hoạch triển khai gần 2.800 xe. Đây là bước đi tiên phong của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí metan và CO₂, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững cho tương lai.
EVN thông tin về vận hành và cung cấp điện sau bão số 3 Đô thị

EVN thông tin về vận hành và cung cấp điện sau bão số 3

TTTĐ - EVN tiếp tục huy động tập trung nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục cung cấp điện trở lại cho các khách hàng bị ảnh hưởng do bão, lũ trong thời gian nhanh nhất.
Xem thêm