Tag
Xây dựng Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Cần có duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, cơ bản, hiện đại

Giao thông 05/12/2024 14:50
aa
TTTĐ - Sáng 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với Bộ Giao thông vận tải, UBND TP Hà Nội, TP HCM và các bộ, ngành liên quan về Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.
Hai tuyến đường sắt đô thị thu hút 71.800 hành khách dịp nghỉ lễ Bài 4: Đường sắt đô thị phải là xương sống Bảo đảm năng lực nhân sự tham gia vận hành đường sắt đô thị Chính thức vận hành thương mại tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM với tư duy, cách nghĩ, cách làm hoàn toàn đổi mới, có duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, cơ bản, hiện đại, tổng thể, bao trùm, mang lại hiệu quả cao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM với tư duy, cách nghĩ, cách làm hoàn toàn đổi mới, có duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, cơ bản, hiện đại, tổng thể, bao trùm, mang lại hiệu quả cao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan và lãnh đạo TP Hà Nội, TP HCM.

Việc sớm đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh mạng đường sắt đô thị là rất cần thiết

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích bối cảnh, sự cần thiết đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh mạng đường sắt đô thị; bài học kinh nghiệm phát triển đường sắt đường sắt đô thị tại các nước và Việt Nam; quan điểm, mục tiêu xây dựng đường sắt đô thị; lựa chọn công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và phương án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.

Các địa biểu còn thảo luận về đánh giá tác động của dự án; định hướng phát triển đô thị theo hướng lấy phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch (TOD), kết nối giao thông; nguồn vốn, nhân lực cho phát triển đường sắt đô thị; công nghiệp đường sắt; các cơ chế, chính sách, giải pháp; nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện phát triển đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM…

Thủ tướng yêu cầu phải quan tâm phân cấp, phân quyền triệt để cho Hà Nội và TPHCM trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và xử lý các vấn đề liên quan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu phải quan tâm phân cấp, phân quyền triệt để cho Hà Nội và TP HCM trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và xử lý các vấn đề liên quan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo các đại biểu, việc sớm đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh mạng đường sắt đô thị là rất cần thiết nhằm hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị và triển khai các quy hoạch về phát triển đường sắt đô thị; tái cơ cấu không gian phát triển đô thị, phân bổ lại dân cư, tạo động lực tăng trưởng các thành phố. Việc đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh mạng đường sắt đô thị tăng năng lực cạnh tranh và tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch của các thành phố; góp phần phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh, gắn kết với giao thông công cộng (TOD) nhằm phát triển đô thị bền vững.

Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm hình thành mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố. Hiện nay, hai thành phố đã lập điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch thành phố và đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa phát triển đô thị với phát triển giao thông. Quốc hội đã ban hành một số cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đường sắt đô thị, khai thác nguồn lực từ quỹ đất; Chính phủ đang triển khai xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) với một số chính sách ưu đãi để hỗ trợ phát triển lĩnh vực đường sắt nói chung và đường sắt đô thị nói riêng.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành và Hà Nội, TPHCM phối hợp hoàn thiện thể chế, tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình liên quan phát triển đường sắt đô thị nói riêng và giao thông nói chung theo hướng hiện đại, đáp ứng thời kỳ phát triển mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành và Hà Nội, TP HCM phối hợp hoàn thiện thể chế, tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình liên quan phát triển đường sắt đô thị nói riêng và giao thông nói chung theo hướng hiện đại, đáp ứng thời kỳ phát triển mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt, hệ thống đường sắt đô thị có tổng chiều dài khoảng 413 km, đến năm 2035 đầu tư hoàn thành toàn bộ với chiều dài thực tế là 410,8 km (21,5 km đã đưa vào khai thác; 397,8 km chưa đầu tư). Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2065 (chưa được duyệt), đến năm 2035 dự kiến hoàn thành khoảng 410,8 km; đến năm 2045 hoàn thành thêm khoảng 200,7 km.

Còn theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020 được duyệt, hệ thống đường sắt đô thị có tổng chiều dài 173 km, đến năm 2035 đầu tư hoàn thành toàn bộ với chiều dài thực tế là 183 km. Theo quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 (chưa được duyệt), đến năm 2035 hoàn thành khoảng 183 km; đến năm 2045 hoàn thành thêm khoảng 168 km; đến năm 2060 hoàn thành thêm khoảng 159 km.

Sau khi hoàn thành, mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội có khả năng đảm nhận 35-40% thị phần; TP HCM đảm nhận 30-40% thị phần vận tải hành khách công cộng. Mặt khác, nếu được chuyển giao công nghệ thích hợp, Việt Nam có khả năng phát triển công nghiệp đường sắt, việc phát triển đường sắt đô thị là một trong các tiền đề để phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp đường sắt

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Bộ Giao thông vận tải, UBND TP Hà Nội, TP HCM chuẩn bị các tài liệu liên quan, cũng như các ý kiến tâm huyết, chất lượng của các đại biểu; yêu cầu các đơn vị chủ trì tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện đề án để sớm trình cấp có thẩm quyền trong năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM nhằm hiện thực hóa Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 72-KL/TW, ngày 23/2/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy tăng trưởng hai con số tại Hà Nội và TP HCM.

Đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu xây dựng Đề án với tư duy, cách nghĩ, cách làm hoàn toàn đổi mới, có duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, cơ bản, hiện đại, tổng thể, bao trùm, mang lại hiệu quả cao; phải nghiên cứu, chuẩn bị thật kỹ càng, toàn diện, sâu sắc để khi triển khai được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo quan tâm phân cấp, phân quyền triệt để cho Hà Nội và TP HCM trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và xử lý các vấn đề liên quan; phát triển hệ thống đường sắt đô thị bao gồm cả trên cao và ngầm, đặt trong tổng thể phát triển giao thông của cả nước, nhất là tại các thành phố nêu trên.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành và Hà Nội, TP HCM phối hợp hoàn thiện thể chế, tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình liên quan phát triển đường sắt đô thị nói riêng và giao thông nói chung theo hướng hiện đại, đáp ứng thời kỳ phát triển mới. Bộ hoàn thiện quy hoạch đường sắt đô thị nói riêng và giao thông nói chung với tầm nhìn xa, theo hướng hiện đại, trên tinh thần "qua sông thì bắc cầu, qua núi thì khoét núi, qua ruộng thì đổ đất", tránh các khu dân cư, công trình ngầm, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội để giảm tối thiểu giải phóng mặt bằng, cũng như ảnh hưởng tới dân cư, an ninh, quốc phòng, các hoạt động kinh tế-xã hội khác.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hoá các nguồn lực bao gồm nguồn lực nhà nước, nguồn lực tư nhân, vốn vay, hợp tác công tư; dành nguồn lực, tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp đường sắt; nghiên cứu, áp dụng khoa học quản trị, vận hành, quản lý, khai thác theo hướng thông minh.

Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, đặc biệt phải phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong suốt quá trình triển khai Đề án quan trọng này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, đặc biệt phải phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong suốt quá trình triển khai Đề án quan trọng này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, phân kỳ đầu tư phù hợp và góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030 nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Cùng với triển khai xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, Thủ tướng cho rằng cần đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp đường sắt và hệ sinh thái đường sắt theo hướng nhanh, xanh, công nghệ cao; đề xuất cơ chế chính sách đặc thù trong lựa chọn tư vấn, giám sát, nhà đầu tư, nhà thầu, đảm bảo minh bạch...

Trước mắt, Hà Nội và TP HCM khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và TP HCM trước ngày 25/12/2024 để xem xét phê duyệt, làm căn cứ phát triển, trong đó có đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị của hai thành phố.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo, giao Bộ Giao thông vận tải, UBND TP Hà Nội, UBND TP HCM và các bộ, cơ quan liên quan tập trung hoàn thiện Đề án, hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Chính trị xem xét về chủ trương đầu tư, cơ chế, chính sách… Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, đặc biệt phải phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong suốt quá trình triển khai Đề án quan trọng này.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Đảm bảo an toàn giao thông, “đón” người dân quay trở lại Thủ đô Nhịp điệu cuộc sống

Đảm bảo an toàn giao thông, “đón” người dân quay trở lại Thủ đô

TTTĐ - Hôm nay (4/5) là ngày nghỉ lễ cuối cùng, dự báo sẽ có hàng triệu người dân từ khắp các tỉnh thành lại đồng loạt trở về Thủ đô để bắt nhịp với công việc và cuộc sống thường nhật. Để người dân di chuyển thuận lợi, an toàn, Công an thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng và triển khai các phương án đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trở về Thủ đô.
Đường Vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua 7 huyện, TP Hải Dương Giao thông

Đường Vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua 7 huyện, TP Hải Dương

TTTĐ - Vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua 7 huyện, thành phố (TP) của Hải Dương góp phần mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết vùng và thu hút đầu tư.
Ngày 3/5, xử lý 1.836 trường hợp vi phạm nồng độ cồn Giao thông

Ngày 3/5, xử lý 1.836 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - Ngày 3/5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 1.836 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông cuối đợt nghỉ lễ Giao thông

Tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông cuối đợt nghỉ lễ

TTTĐ - Dù còn nghỉ lễ đến hết ngày mai nhưng từ hôm nay (3/5), nhiều người đã bắt đầu trở lại các thành phố lớn. Tại Hà Nội, lực lượng chức năng đang tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ.
Đề xuất điều chỉnh giờ tàu, đáp ứng nhu cầu đi lại sau sáp nhập Nhịp điệu cuộc sống

Đề xuất điều chỉnh giờ tàu, đáp ứng nhu cầu đi lại sau sáp nhập

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đề xuất Bộ Xây dựng và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam xem xét điều chỉnh khung giờ tàu tại ga Đông Hà và ga Đồng Hới, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của cán bộ, người dân sau sáp nhập.
Đắk Lắk đẩy nhanh tiến độ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột Giao thông

Đắk Lắk đẩy nhanh tiến độ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

TTTĐ - UBND tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực tháo gỡ những vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB) và các thủ tục liên quan, nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Ngày 2/5, xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn Giao thông

Ngày 2/5, xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - Theo báo cáo, trong ngày 2/5, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 22 người, bị thương 44 người. Đặc biệt, lực lượng chức năng xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
28 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày 1/5 Giao thông

28 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày 1/5

TTTĐ - Ngày 1/5 cũng là ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, toàn quốc ghi nhận 28 trường hợp tử vong vì tai nạn giao thông.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Giao thông

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Bến xe, nhà ga nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ đầu tiên Giao thông

Bến xe, nhà ga nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

TTTĐ - Đợt nghỉ Lễ 30/4 và Quốc tế lao động (1/5), người dân được nghỉ 5 ngày liên tục, dự báo lượng hành khách và phương tiện hoạt động tại các đầu mối giao thông tại TP Hồ Chí Minh tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Xem thêm