Tag

Cần “cơ chế” để bảo tồn làng nghề gốm sứ Bình Dương

Nông thôn mới 10/10/2023 07:46
aa
TTTĐ - Gốm sứ Bình Dương là một trong những thương hiệu nổi tiếng từ nhiều năm. Trái với sự nổi tiếng, nghề truyền thống làm gốm sứ tại tỉnh Bình Dương đang đối mặt tình trạng mai một, khó khăn bủa vây.
Bình Dương: Nhiều quyết sách đúng đắn trên con đường phát triển kinh tế Phát huy sức mạnh toàn dân xây dựng Nông thôn mới Hướng tới trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Mai một nghề gốm sứ truyền thống

Trước năm 2020, tỉnh Bình Dương có hàng trăm lò làm gốm sứ thì nay chỉ còn khoảng 80 xưởng, doanh nghiệp lớn nhỏ giữ nghề truyền thống này. Các thương hiệu như: Gốm sứ Lái Thiêu; Gốm sứ Thủ Dầu; Gốm sứ Tân Uyên… đang dần mai một.

Trao đổi vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương Vương Siêu Tín chia sẻ, những năm gần đây, các doanh nghiệp không còn mặn mà trong lĩnh vực giữ lại nghề truyền thống và đang dần thu hẹp. Doanh nghiệp giảm nhưng chất lượng sản phẩm ngày được tăng cao để cạnh tranh với thế giới.

Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương khảo sát, làm việc với các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh
Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương khảo sát, làm việc với các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

Quy mô sản xuất công nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất. Ngược lai, nguồn nguyên liệu tăng cao, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường gốm sứ cả trong nước và gốm sứ nước ngoài… đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà máy sản xuất trong tỉnh. Hiện nay, giới trẻ không có hứng thú, đam mê trong công việc làm gốm sứ mà thay vào đó các ngành nghề dịch vụ đã thu hút các lực lượng này, vì vậy tìm kiếm lao động trong nghề gốm sứ gặp nhiều khó khăn.

Cùng với đó, các nhóm ngành khác như bất động sản, kinh doanh, dịch vụ mang lại giá trị lợi nhuận cao đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp chuyển hướng dẫn đến nghề gốm sứ truyền thống của Bình Dương đang dần mai một.

Hiện nay, các doanh nghiệp làm gốm trong tỉnh Bình Dương cũng tìm tòi, phát triển nhiều hướng khác nhau như: Gốm sứ Minh Long chuyên sản phẩm cao cấp; Gốm sứ Phước Dũ Long chuyên gốm sứ vườn, trang trí ngoài trời, gốm sứ công nghiệp, gạch, chum… Để tồn tại, các đơn vị phải liên kết, phát triển nguồn cung đa dạng trong và ngoài nước.

Chia sẻ về giải pháp bảo tồn, ông Tín cho hay, tỉnh Bình Dương đang quan tâm đến việc di dời các nhà xưởng ra khỏi khu dân cư, đưa vào các khu công nghiệp, hình thành làng nghề tập trung. Từ đó, tỉnh mới nghĩ đến việc thúc đẩy liên kết dịch vụ như du lịch trải nghiệm, tham quan… đảm bảo nhà sản xuất gốm sứ có đủ lợi nhuận, người kinh doanh có thù lao xứng đáng.

Một hộ gia đình làm gốm sứ chuyên về chén (bát) tại Bắc Tân Uyên
Một hộ gia đình làm gốm sứ chuyên về chén (bát) tại Bắc Tân Uyên

Mặt khác, chúng ta cũng cần tuyên truyền rộng rãi tới thế hệ trẻ để các bạn thấu hiểu, đam mê, nhiệt huyết với nghề gốm. Ngoài ra, để bảo tồn, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp cùng với tuyên truyền, liên kết, quảng bá hình ảnh bằng những chương trình sự kiện như: Con đường gốm sứ, bảo tàng gốm sứ, lễ hội gốm sứ… để thu hút du khách tham quan mua sắm.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần năng động tìm kiếm nhiều thị trường, xác định nghề gốm là chính để phát triển thích hợp. Đơn cử như, Công ty TNHH Phước Dũ Long với các sản phẩm gốm sứ sân vườn được xuất khẩu chủ yếu qua Mỹ, Ý và bán tại thị trường trong nước với số lượng lớn.

Cần “cơ chế” bảo tồn làng nghề truyền thống

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, tính đến tháng 8/2023, tỉnh Bình Dương có 2 di sản thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 5 di sản thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, 2 loại hình nghề thủ công truyền thống được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là nghề sơn mài Tương Bình Hiệp và nghề gốm sứ Bình Dương.

Trước đó, để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng nghề thủ công truyền thống, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một”; Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương - Quá trình phát triển và bảo tồn”, góp phần tìm hiểu, nghiên cứu, nhận diện di sản văn hóa phi vật thể một cách hệ thống, bài bản.

Nghệ nhân tráng men, tạo hình trước khi cho vào nung
Nghệ nhân tráng men, tạo hình trước khi cho vào nung

Qua các đề án đã có đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phá huy giá trị di sản văn hóa trong tình hình mới như: Festival “Gốm sứ Việt Nam - Bình Dương”; Tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm chuyên đề giới thiệu về loại hình di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống phục vụ du khách; Thực hiện các phim tài liệu, xuất bản sách, ấn phẩm giới thiệu, quảng bá nghề thủ công truyền thống ở Bình Dương...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Bình Dương tổ chức các buổi tham quan, học tập ngoại khóa, tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống tại di tích lịch sử cấp tỉnh Lò lu Đại Hưng, các lò sản xuất gốm sứ truyền thống và hiện đại, các cơ sở sản xuất sơn mài trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Tân Uyên… Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị hệ thống di sản, qua đó góp phần thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Để có được những thành quả đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp ngành trong tỉnh. Nhiều văn bản quản lý Nhà nước về quản lý di sản văn hóa được ban hành nhằm đảm bảo tính hiệu quả và lâu dài.

Hình ảnh những lô gốm sứ vừa nung chuẩn bị ra lò
Hình ảnh những lô gốm sứ vừa nung chuẩn bị ra lò

Chia sẻ về khó khăn việc bảo tồn, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay tỉnh chưa xây dựng đề án cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề gốm Bình Dương. Hoạt động bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống tuy bước đầu có được những kết quả tích cực song chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chưa đóng góp nhiều vào việc phát triển kinh tế, xã hội.

Bên cạnh đó, các di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống ở Bình Dương đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, đặc biệt là di sản nghề gốm cổ truyền và nghề sơn mài truyền thống. Nhận thức về tính chất và vai trò của di sản và việc bảo vệ di sản truyền thông của một bộ phận cộng đồng dân cư, các chủ thể thực hành di sản văn hóa, người làm công tác phụ trách, quản lý di sản văn hóa chưa thực sự sâu sắc, toàn diện dẫn đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

Cần “cơ chế” để bảo tồn làng nghề gốm sứ Bình Dương
Cần “cơ chế” để bảo tồn làng nghề gốm sứ Bình Dương
Một số sản phẩm gốm sứ truyền thống
Một số sản phẩm gốm sứ truyền thống

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa chưa đảm bảo về cả số lượng và chất lượng; Nguồn ngân sách đầu tư vào lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể còn rất hạn chế... do đó, chưa thể tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hệ thống giá trị và sưu tầm các hiện vật liên quan.

Mặt khác, nhiệm vụ xây dựng đề án về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa được thực hiện, chưa có sự gắn kết với các hoạt động khai thác du lịch văn hóa - lịch sử. Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn thiếu cơ chế đặc thù nên chưa tạo được sức hút đối với các nguồn lực trong xã hội.

Du khách tham quan làng nghề gốm sứ Bình Dương
Du khách tham quan làng nghề gốm sứ Bình Dương

Do đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đề xuất trong thời gian tới, các ngành chức năng cần tổ chức tuyên truyền, phố biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và chủ thể di sản trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể nói riêng; Tăng cường các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn nghiên cứu khoa học, sưu tầm tư liệu, hiện vật; Trưng bày, triển lãm; Hướng dẫn tham quan, tổ chức các hoạt động giáo dục, trải nghiệm phục vụ khách tham quan; Quảng bá, giới thiệu giá trị di sản văn hóa nghề thủ công truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội… nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề thủ công truyền thống, gắn với phát triển du lịch.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cần xây dựng đề án tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030, định hướng đến năm 2040; Xây dựng cơ chế chính sách đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề thủ công truyền thống, trong đó có chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng cho nghệ nhân, người truyền dạy và thực hành di sản; Cơ chế đặc thù cho hoạt động xã hội hóa.

Vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đã đến khảo sát các làng nghề truyền thống trong đó có nghề gốm sứ. Tại buổi làm việc với Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi đã chia sẻ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ cũng như việc bảo tồn, phát huy nghề truyền thống. Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu các Sở, ngành liên quan của tỉnh, phối hợp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất gốm sứ; Tham mưu tỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ di dời vào khu, cụm công nghiệp, chính sách giá thuê đất, vốn, xúc tiến thương mại... nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp gốm sứ phát triển sản xuất cũng như bảo tồn nghề truyền thống của tỉnh.

Đọc thêm

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân Kinh tế

Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân

TTTĐ - Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội nông dân triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những thiệt hại và khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.
Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão Nông thôn mới

Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 10/9, đồng chí Phạm Hải Hoa, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đến thăm và động viên một số hộ hội viên nông dân bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 gây ra tại thị xã Sơn Tây và huyện Đan Phượng.
Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất Nông thôn mới

Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất

TTTĐ - Tại các địa phương của Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đang tập trung các nguồn lực nhằm hồi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng cơn bão số 3. Không khí hăng hái, nhiệt tình theo phương châm "4 tại chỗ" đã được Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài quán triệt.
Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn Nông thôn mới

Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 với 18 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó công tác giao thông vận tải được xác định là lĩnh vực hết sức quan trọng “đi trước mở đường”.
Xem thêm