Cận cảnh rừng Cư Yang, Đak Lak bị phá “tan hoang”
Bài liên quan
Đắk Lắk tăng cường thanh tra, giải quyết dứt điểm khiếu nại kéo dài
Đắk Nông: Hàng loạt doanh nghiệp bị “hành” bởi một biển cấm tải trọng tự phát?
Những lóng gỗ có đường kính từ 40 - 80cm nằm ngổn ngang trong rừng |
Gỗ lớn nằm ngổn ngang trong rừng, lâm trường không biết
Bức xúc trước cảnh lâm tặc ngày đêm “xẻ thịt” cánh rừng tại Tiểu khu 686 (xã Cư Yang, huyện Ea Kar, Đak Lak), một số người dân đã thông tin để báo chí phản ánh nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng. Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đi qua trạm QLBVR số 9 khoảng chừng 5km theo hướng về thôn 11 và thôn 13 là đến khu vực rừng bị phá tan hoang.
Đi bộ khoảng 2km từ chân núi, chúng tôi đã chứng kiến hàng chục lóng gỗ có đường kính từ 40 - 80cm nằm ngổn ngang trong rừng. Một người địa phương cho biết, lâm tặc ngày đêm vào rừng chọn những cây gỗ lớn sau đó cưa hạ, cưa ngắn thành những khúc dài từ 3 - 6m.
Cứ như thế, hàng chục cây bị cưa hạ, cắt ngắn “phơi mình” giữa rừng sâu. Khoảng 1 tuần sau, khi những gốc cây đó khô, nhẹ hơn, các đối tượng tiến hành đưa trâu, bò lên kéo từng khúc xuống núi và dùng xe máy, xe độ chở đi tiêu thụ.
Nhìn ngoài là một cánh rừng xanh tốt nhưng sâu trong đó là cảnh tan hoang, gỗ cũ, gỗ mới nằm dày đặc. Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng khi một cây gỗ dày hơn 20m, đường kính 80cm đang nằm “phơi mình” giữa rừng. Những gốc cổ thụ 2-3 người ôm có đường kính gần 1m cũng bị lâm tặc “xẻ thịt” để làm “chân cẳng”, “bộ ngựa”... Dọc hai bên lối vào rừng là những gốc dổi, sơn huyết… cũng mới bị cưa hạ, cắt khúc tròn nằm ngổn ngang chờ vận chuyển.
Đặc biệt, nằm giữa khu rừng tái sinh đang tồn tại một khoảng đất rộng đã được trồng cà phê. Quanh đó, là ngổn ngang những cây gỗ lớn bị “cạo trọc, đốt sạch” để nhường đất rừng cho nương rẫy.
“Đá bóng” trách nhiệm trước tình trạng phá rừng
Tình trạng phá rừng ở đây diễn ra từ lâu nay nhưng các cán bộ kiểm lâm Hạt kiểm lâm và Công ty lâm nghiệp huyện Ea Kar lại tỏ ra dửng dưng, không biết tình trạng phá rừng trên.
Khi biết tình trạng phá rừng, chúng tôi đã liên hệ với Hạt kiểm lâm nhằm ngăn chặn các đối tượng “lâm tặc” bị động tẩu tán gỗ. Tuy nhiên, nhiều lần liên lạc đều không nhận được hồi âm. Sau đó, PV đã liên hệ với Chi cục kiểm lâm tỉnh Đak Lak nhằm thông báo sự việc nhằm chặn, phối hợp để phối hợp bảo vệ hiện trường, tiến hành đo đếm theo quy định pháp luật.
Một đại diện từ đoàn Chi cục kiểm lâm thông tin, gỗ ở trong rừng thuộc trách nhiệm của chủ rừng… Sau nhiều giờ, chúng tôi đã thông tin với Công ty lâm nghiệp Ea Kar để vào hiện trường. Ngày hôm sau, PV đã trực tiếp dẫn đoàn Lâm trường và kiểm lâm vào tận khu vực rừng bị tàn phá.
Được biết, khu vực xã Cư Yang nói riêng và huyện Ea Kar, tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép đang ở mức báo động. Tuy nhiên, các trường hợp tìm ra thủ phạm và xử lý thì rất ít. Chính vì vậy, các đối tượng lâm tặc vẫn ngang nhiên phá rừng, vận chuyển lâm sản trên địa bàn.
Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.