Tag

Cái chết "bí ẩn" của 2 cây giáng hương trăm tuổi và bản báo cáo tận thu "bất thường"

Bạn đọc 19/10/2019 05:12
aa
TTTĐ - Giữa đại ngàn, 2 cây giáng hương cổ thụ tại xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hơn trăm năm tuổi bị “bức tử” đến chết. Tuy nhiên, đơn vị chủ rừng báo cáo 2 cây gỗ quý này bị ngã đổ tự nhiên và xin tận thu.

Cái chết

Cây giáng hương trăm tuổi bị bức tử cho tới chết bị các đối tượng xẻ mang đi

Cây giáng hương trăm tuổi bị bức tử cho tới chết bị các đối tượng xẻ mang đi
Cây giáng hương trăm tuổi bị bức tử cho tới chết bị các đối tượng xẻ mang đi

Cái chết “bí ẩn” của 2 cây giáng hương trăm tuổi

Theo Báo cáo số 32 của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa (Công ty lâm nghiệp Krông Pa), lực lượng chức năng đã phát hiện tại khoảnh 3, Tiểu khu 94 có 2 cây giáng hương quý bị ngã đổ tự nhiên. 2 cây hương có chiều dài khoảng 11m, đường kính mặt gốc gần 1m, tổng khối lượng khoảng hơn 16 khối gỗ. Theo đó, Công ty Krông Pa đã xin được tận thu.

Nghi ngờ có sự bất thường trong báo cáo tận thu, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra lại.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNN Gia Lai đã tiến hành kiểm tra và công bố: Nguyên nhân 2 cây gỗ hương chết là có tác động của con người. Kết luận cũng cho biết: Đây là hành vi khai thác rừng trái phép có dấu hiệu phạm tội, nên yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh làm rõ.

Cây hương bị các đối tượng đốt cháy gốc
Cây hương bị các đối tượng đốt cháy gốc

Để tìm hiểu hình thức “bức tử” 2 cây gỗ hương quý trên địa bàn xã Krong, huyện Kbang, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã nhờ lãnh đạo Công ty Công ty lâm nghiệp Krông Pa dẫn đến hiện trường 2 cây gỗ hương bị ngã đổ.

Tuy nhiên, ông Võ Ngộ (Giám đốc Công ty) từ chối với lý do: “Anh em mới đi hiện trường về, không có ai dẫn mấy anh đi nữa đâu! Xa lắm, đi không nổi đâu”. – Ông Ngộ nói. Và sau nhiều lần phóng viên đề nghị, ông Ngộ vẫn tìm cách lẩn tránh.

Nhìn có vẻ như cây bị đổ ngã tự nhiên
Nhìn có vẻ như cây bị đổ ngã tự nhiên

Với sự giúp đỡ của Hạt kiểm lâm huyện Kbang, phóng viên đi xe máy men theo con đường đi làm rẫy của người dân. Sau hơn 1h vượt núi, lội suối, chúng tôi đã đến được hiện trường, nơi 2 cây gỗ hương bị “bức tử”.

Cảnh tượng hoang tàn đập ngay vào mắt chúng tôi: gốc, cành, lá của cây hương nằm ngỗn ngang, một số bị đốt cháy. Xung quanh là những cây rừng khác bị ngã đổ trong quá trình cây hương bị triệt phá hạ.

Cây hương đổ ngã nằm ngay giữa triền dốc, với đường kính gốc khoảng 1m, dài khoảng 20m, một số cành, nhánh đã bị cưa, đẽo và mang đi. Một phần gốc cây bị đốt cháy thành than.

Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường nơi 2 cây hương bị đổ ngã
Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường nơi 2 cây hương bị đổ ngã

Quan sát bằng mắt thường có thể dễ nhận thấy, trên một phần gốc cây hương bị cắt bằng vết cưa máy. Phần còn lại, nhìn qua như cây Hương ngã đổ tự nhiên. Tuy nhiên, trên thân cây vẫn còn để lại những vết khoan sâu, một số lỗ đã được bịt bằng dăm.

Cây đã bị các đối tượng đục lỗ và bỏ thuốc vào cho chết
Cây đã bị các đối tượng đục lỗ và bỏ thuốc vào cho chết

Được biết, đây cũng chính là thủ đoạn thường thấy của các đối tượng khi lấn chiếm, khai thác rừng trái phép như: khoan lỗ, đổ thuốc diệt cỏ để cây chết rồi tìm cách đưa gỗ ra khỏi rừng.

Ngoài ra, cách đó khoảng 100m, phía triền dốc cao hơn, 1 cây hương cổ thụ khác với với đường kính gốc khoảng 1m cũng đã bị “sát hại” theo cách tương tự. Tuy nhiên, gốc cây này có đến hơn chục lỗ khoan sâu vào gốc và bị đổ thuốc để “bức tử”.

Một phần thân gốc của cây hương này bị xẻ thành hộp với quy cách ước khoảng 0,4x4m và mang đi khỏi hiện trường. Phần gốc bị bật trơ cả rễ nhưng vẫn có vết cắt bằng máy cưa để lại tại phần gốc với đường kính khoảng 25cm.

Điều đó cho thấy, chỉ cần nhìn bằng mắt thường đều có thể nhận thấy, 2 cây hương trăm tuổi này đã bị bức tử đến chết, rồi bị các đối tượng cưa hạ ngã đổ.

Nhìn bằng mắt thường cũng thấy rõ cây bị con người bức tử
Nhìn bằng mắt thường cũng thấy rõ cây bị con người bức tử

Rừng giáng hương cổ thụ “kêu cứu”

Nghi vấn, 2 cây gỗ hương đều bị “bức tử”, vì tại hiện trường có vết khoan gỗ, cưa xẻ. Thế nhưng đơn vị chủ rừng là Công ty Lâm nghiệp Krông Pa không hề báo cáo những thông tin bất thường này trong văn bản, mà nội dung chỉ báo cáo 2 cây hương bị “chết tự nhiên” và xin được tận thu.

Chỉ đến khi có sự kiểm tra của đoàn liên ngành tỉnh, sự việc bất thường mới được báo cáo lên UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT Gia lai khi có dấu hiệu tội phạm.

Ông Võ Ngộ, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Krong Pa cho rằng, giáng hương có giá trị cao nên lâm tặc thường xuyên rình rập. Khi công ty phát hiện hai cây bị đổ, đốt cháy đã báo UBND huyện và hạt kiểm lâm.

Cái chết

Qua tìm hiểu, từ đầu năm tới nay, tại lâm phần do Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Kông Pa quản lý đã xảy ra 10 vụ khai thác rừng trái phép, làm thiệt hại gần 90m3 gỗ. Trong đó, có 14 cây gỗ hương quý hiếm bị đốn hạ không thương tiếc.

Hiện, chỉ còn lại 300 cây gỗ hương nằm rải rác trên 7 tiểu khu, với diện tích khoảng 8.000 ha rừng, do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa quản lý. Tuy nhiên, những cây gỗ hương cổ thụ quý này liên tục bị lâm tặc "nhòm ngó" và xâm hại.

(Còn nữa…)

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Xem thêm