Tag

Các start-up tại ASEAN biến rác thải nhựa thành sản phẩm tiêu dùng

Nhìn ra thế giới 05/03/2023 15:53
aa
TTTĐ - Khi còn nhỏ, Syukriyatun Niamah được cha khuyến khích khám phá vẻ đẹp quê hương Indonesia thông qua các hoạt động cắm trại và leo núi. Tuy nhiên, những gì cô ấy nhớ chỉ là sự ô nhiễm rác thải nhựa tràn lan ngoài trời…
Biến rác thải nhựa giá trị thấp thành “vàng” Giảm thiểu rác nhựa tại trường học Thúc đẩy các giải pháp tái chế rác thải nhựa ở các nước Đông Nam Á
Nhiều start-up tại ASEAN đang nỗ lực tái chế rác thải nhựa thành những đồ vật có ích (Ảnh: The Incubation Network)
Nhiều start-up tại ASEAN đang nỗ lực tái chế rác thải nhựa thành những đồ vật có ích (Ảnh: The Incubation Network)

Indonesia, quốc gia đông dân nhất trong khối ASEAN không chỉ sở hữu những viên ngọc du lịch nổi tiếng như đảo Bali mà còn tồn tại những núi rác thải - sản phẩm phụ của sự phát triển kinh tế nhanh chóng - đã làm mất đi sự tỏa sáng của những cảnh quan hấp dẫn khác. Nhiều rác thải chứa bao bì nhựa trôi nổi trên các con sông ở Indonesia, đôi khi làm tắc nghẽn cả đường thủy.

Chính những khung cảnh thời thơ ấu đã thúc đẩy Niamah - cô gái 28 tuổi, thành lập Robries - công ty khởi nghiệp nhằm ngăn chặn rác thải nhựa ra đại dương bằng cách biến chúng thành đồ nội thất và vật dụng gia đình.

“Indonesia là đất nước xinh đẹp nhưng có rất nhiều rác thải trong môi trường. Khi còn học đại học, tôi đã nhận thấy vấn đề rác thải nhựa sẽ ngày càng gia tăng”, cô Niamah chia sẻ.

Niamah đã theo học ngành thiết kế sản phẩm trước khi thành lập start-up vào năm 2018. Ứng dụng kỹ năng sẵn có, cô đã tìm tòi, thí nghiệm với các quá trình tái chế, chuyển đổi rác thải nhựa thành sản phẩm hữu ích.

Hiện tại, start-up Robries đã mở rộng thêm nhiều nhân công để cung cấp đa dạng mặt hàng như bàn ghế, bình vại, khay, đồng hồ… được thiết kế bắt mắt. Một chiếc ghế được làm hoàn toàn bằng rác tái chế có giá 626.000 rupiah (hơn 900 nghìn VNĐ), còn một bộ 4 lót ly được bán với giá 150.000 rupiah (khoảng 230 nghìn VNĐ).

Một số sản phẩm tái chế từ rác của start-up Robries (Ảnh: The Incubation Network)
Một số sản phẩm tái chế từ rác của start-up Robries (Ảnh: The Incubation Network)

Nữ doanh nhân trẻ chia sẻ: “Chúng tôi đang tìm cách tiến ra thị trường quốc tế. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ mang các sản phẩm này đi khắp Indonesia để giúp giáo dục, tuyên truyền ý thức người dân, khuyến khích nhiều người hơn nữa tham gia phong trào sống không rác thải”.

Hiện tại, doanh nghiệp non trẻ này đang trong giai đoạn kêu gọi vốn ở vòng series B với mục tiêu 250.000 USD. Họ đã thành công tái chế được 4 loại nhựa bao gồm: Polypropylene, polyethylene mật độ cao, polyethylene mật độ thấp và polystyrene chịu lực. Bên cạnh đó, công ty đang nghiên cứu công nghệ để mở rộng khả năng hơn nữa.

Bằng cách đưa ra một cái nhìn mới cho rác thải nhựa, Niamah mong muốn có thể thay đổi suy nghĩ, nhận thức của mọi người về thói quen tiêu dùng.

Nhựa vẫn là một vấn đề nóng ở Đông Nam Á, nơi đồ uống mang đi được phục vụ trong các cốc nhựa, từ cà phê đến trà thường. Thậm chí, một số người bán hàng rong vẫn sử dụng bao bì nilon cho các món ăn mang về, dù một số người đã chuyển sang ống hút giấy, đồ dùng bằng gỗ và hộp đựng có thể phân hủy sinh học. Sự phụ thuộc vào nhựa ngày càng trở nên đáng chú ý hơn khi đại dịch COVID-19 khuyến khích sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn nhiều hơn.

“So với những nơi khác, Nam Á và Đông Nam Á sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần nhiều hơn do giá rẻ và tiện lợi”, ông Prak Kodali, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của pFibre nói. pFibre là công ty sử dụng nguyên liệu từ các loại thực vật biển để sản xuất sản phẩm bao bì, vật chứa có tính chất tương tự như nhựa nhưng có thể phân hủy sinh học.

Các start-up tại ASEAN biến rác thải nhựa thành sản phẩm tiêu dùng

Những doanh nghiệp thân thiện với môi trường tại ASEAN đang tìm cách thúc đẩy “nền kinh tế tuần hoàn”. Mục tiêu của họ là giảm thiểu hoặc loại bỏ chất thải do con người tạo ra trong bối cảnh các Chính phủ tại Châu Á ngày càng quan tâm đến ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, ReForm Plastic, công ty chuyên chuyển hóa nhựa giá trị thấp thành vật liệu xây dựng và các thành phẩm khác cũng đã thành công và đang mở rộng ra nhiều chi nhánh khắp Đông Nam Á.

Sử dụng kỹ thuật nén khuôn, ReForm Plastic đã biến nhựa thải thành các tấm vật liệu và dùng chúng làm nguyên liệu gốc để sản xuất thành phẩm tiêu dùng, tương tự như quá trình sản xuất gỗ, kim loại hay bìa carton.

Những nỗ lực như vậy có ý nghĩa toàn cầu vì nhựa chiếm 80% tổng số rác thải ở các đại dương trên thế giới. ASEAN, nơi tạo ra hàng chục triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, cam kết vào năm 2021 sẽ chống lại rác thải đại dương.

Ông Varawut Silpa-archa, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Thái Lan, cho biết vào năm 2021: “Khối lượng chất thải rắn và rác thải biển được tạo ra trên khắp Đông Nam Á đang gia tăng”.

Circulate Initiative, một tổ chức phi lợi nhuận giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa đại dương ở Nam Á và Đông Nam Á, thông tin, mỗi năm có tới 11 triệu tấn rác thải nhựa đổ vào đại dương, con số dự kiến ​​sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2040.

Theo Circulate Initiative, nhựa có thể mất hàng trăm năm để phân hủy và thải ra khí nhà kính trong suốt quá trình. Do vậy, chỉ riêng việc loại bỏ ô nhiễm nhựa ở Ấn Độ và Indonesia vào năm 2030 sẽ loại bỏ được khoảng 150 triệu tấn khí thải nhà kính.

Đọc thêm

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Xem thêm