Tag

Các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN ứng dụng công nghệ vượt qua đại dịch

Kinh tế 21/08/2020 12:48
aa
TTTĐ - Các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN đang dựa vào công nghệ để khắc phục những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh của mình. Công nghệ được ưu tiên đầu tư cao nhất trong năm 2020 với 2/3 (64%) các doanh nghiệp nhỏ, bao gồm cả các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về vốn.
Doanh nghiệp duy trì sản xuất an toàn trong dịch Covid-19 Doanh nghiệp Dầu khí nâng cấp các giải pháp ứng phó dịch bệnh Covid-19 Doanh nghiệp được vay tín dụng online 24/7 tại HDBank Thúc đẩy phát triển Bancassusrance - Bảo hiểm Bảo Việt hợp tác cùng Ngân hàng UOB

Đây là kết quả của cuộc khảo sát 1.000 doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN do Ngân hàng UOB và các tổ chức Accenture và Dun & Bradstreet thực hiện. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu cách thức các doanh nghiệp nhỏ thích ứng với môi trường kinh doanh đang biến động vì dịch bệnh. Nghiên cứu được thực hiện tại năm nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp ưu tiên đầu tư công nghệ cao

Trong ASEAN, Thái Lan có tỷ lệ doanh nghiệp ưu tiên đầu tư công nghệ cao nhất (71%), theo sau là Indonesia (65%), Việt Nam (63%), Singapore (60%) và Malaysia (59%).

1044 dinh

Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN đang nỗ lực đầu tư vào công nghệ ngay cả khi doanh thu giảm sút. Mặc dù có tới 88% doanh nghiệp buộc phải giảm kỳ vọng doanh thu trong năm 2020, nhưng gần một nửa (44%) vẫn tăng ngân sách cho đầu tư cho công nghệ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhỏ có tầm nhìn vượt qua những khó khăn hiện tại và sẵn sàng áp dụng công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ông Lawrence Loh, Giám đốc Ngân hàng bán lẻ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng UOB cho biết: “Những ảnh hưởng chưa từng có về kinh tế, kinh doanh và xã hội của dịch Covid-19 nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của công nghệ đối với rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực. Phải đối mặt với gián đoạn việc kinh doanh vì Covid-19, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt với họ. Dù là đang điều chỉnh mô hình kinh doanh hay chuyển đổi toàn bộ việc kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang phải thích ứng với những thay đổi từ đại dịch bằng cách chuyển hướng sang công nghệ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cũng như nội lực trong dài hạn”.

Tính theo ngành, 50% các doanh nghiệp nhỏ ngành thực phẩm - đồ uống (F&B), công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe và 48% trong lĩnh vực xây dựng, 46% trong thương mại bán lẻ cho biết họ muốn đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ.

Ông Loh cho biết thêm: “Tại UOB, chúng tôi đã đồng hành cùng các doanh nghiệp nhỏ để giúp họ vượt qua các thời điểm khó khăn. Bên cạnh việc hỗ trợ các nhu cầu tài chính, chúng tôi còn giúp họ nhận diện và thực hiện các giải pháp số để quản lý việc kinh doanh hiệu quả trong môi trường mạng. Ví dụ, với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực gặp ảnh hưởng mạnh, như thực phẩm và đồ uống, chúng tôi hỗ trợ họ chuyển đổi từ bán hàng trực tiếp là chính sang mô hình bán hàng online. Thông qua hợp tác của chúng tôi với Google, chúng tôi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký các công cụ số như Google My Business và xây dựng năng lực vững mạnh trong môi trường mạng để thu hút khách hàng.

Ngoài công nghệ, các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN cũng muốn đầu tư vào việc phát triển kỹ năng cho nhân viên (51%), mua máy móc và thiết bị (40%). Việc đầu tư mua sắm các phương tiện xe cộ có mức ưu tiên thấp nhất (18%).

1046 untitled 1

Công nghệ giúp các doanh nghiệp nhỏ quản lý dòng tiền và chi phí

Khi các công ty nhỏ trong ASEAN nắm bắt công nghệ như một cách thức để đảm bảo mô hình kinh doanh bền vững trong dài hạn, họ nhận ra rằng công nghệ cũng có thể giúp quản lý hiệu quả hơn các dòng tiền. Tám trong mười (81%) các doanh nghiệp ưa chuộng việc sử dụng các ứng dụng số để quản lý tài chính. Ví dụ, các giải pháp số như UOB BizSmart cho phép các doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử để quản lý tài khoản phải thu nhanh chóng.

Ông Divyesh Vithlani, người lãnh đạo hoạt động thực hành tài chính của tổ chức nghiên cứu Accenture khu vực Đông Nam Á cho biết: “Khi các doanh nghiệp nhỏ chuẩn bị mở cửa trở lại sau thời gian khó khăn, việc tập trung vào công nghệ sẽ gia tăng khi họ hướng tới việc hồi sinh doanh nghiệp để đảm bảo sức cạnh tranh và sự bền bỉ trong dài hạn. Doanh nghiệp nhỏ tập trung vào chuyển đổi số để trở nên linh hoạt và cập nhật sẽ nhận được kết quả nhanh chóng. Các khoản đầu tư vào công nghệ là thiết yếu vì doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế quốc gia trong khu vực cũng như là đầu tầu tăng trưởng, vì vậy việc phục hồi của doanh nghiệp vừa và nhỏ sau Covid-19 sẽ là điều kiện cơ bản để các nền kinh tế trong ASEAN nhanh chóng phục hồi.

Doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN cũng đang nới lỏng áp lực nguồn vốn thông qua việc tìm kiếm các chính sách chậm trả nợ (75%) và tái thương lượng các điều khoản trong các hợp đồng với nhà cung cấp và bên cho thuê nhà (75%). Doanh nghiệp nhỏ cũng tăng vốn lưu động thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính trong dịp dịch Covid-19 (73%). Một ví dụ của chương trình hỗ trợ tài chính của Ngân hàng UOB là cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Singapore khoản vay duyệt trước lên tới 200.000 USD để họ có thể tiếp cận khi có nhu cầu.

Bà Audrey Chia, tổng giám đốc tổ chức Dun & Bradstreet Singapore cho biết: “Bất chấp những bất ổn do dịch Covid-19, triển vọng tăng trưởng dài hạn của ASEAN vẫn còn khi nói tới nhân khẩu và sức tiêu thụ trong khu vực. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN đang đối mặt với thách thức từ dịch bệnh, chúng ta có thể thấy rằng họ đang đi từng bước thực tế để tăng sức chống chọi của doanh nghiệp để chuẩn bị cho tương lai. Những doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh trong dài hạn, thậm chí sau Covid-19, chắc chắn sẽ vượt qua khó khăn hiện tại và tự tạo ra các cơ hội kinh doanh mới”.

Báo cáo có nghiên cứu nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN hiểu được cách thức chuyển đổi mô hinh kinh doanh để thích ứng với thay đổi cũng như đón đầu cơ hội tăng trưởng dài hạn trong khu vực.

Chi tiết báo cáo tại https://www.uob.com.vn/business/sme-study/asean-sme-transformation.page

Về Ngân hàng UOB Việt Nam

Ngân hàng UOB Việt Nam bắt đầu hoạt động như một ngân hàng độc lập ngày 6/8/2018, và là một ngân hàng con của Ngân hàng UOB tại Singapore, một ngân hàng hàng đầu tại châu Á với mạng lưới hơn 500 văn phòng ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Âu và Bắc Mỹ.

UOB thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 1993 và là ngân hàng Singapore đầu tiên thành lập chi nhánh ngân hàng tại TP. HCM năm 1995. Ngày nay, UOB Việt Nam cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân và doanh nghiệp cho cả khách hàng Việt Nam và nước ngoài thông qua mạng lưới kết nối khu vực của UOB. Năm 2019, UOB Việt Nam mở rộng ra thị trường phía Bắc với việc khai trương văn phòng chi nhánh tại Hà Nội.

Với kinh nghiệm hơn tám thập kỷ, các thế hệ nhân viên của UOB luôn giữ vững tinh thần doanh nghiệp, tập trung vào việc tạo dựng giá trị lâu bền cũng như cam kết vững chắc với việc tuân thủ những điều đúng đắn dành cho khách hàng và đồng nghiệp.

Chúng tôi tin tưởng vào sứ mệnh của một tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm, và cam kết tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của các bên liên quan cũng như cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Cũng như chúng tôi cam kết giúp đỡ khách hàng quản lý tài chính hiệu quả và phát triển doanh nghiệp của mình, UOB kiên định trong việc hỗ trợ phát triển xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực như nghệ thuật, trẻ em và giáo dục.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Đổi mới sáng tạo vì sức khỏe người Việt, FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025 Kinh tế

Đổi mới sáng tạo vì sức khỏe người Việt, FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025

TTTĐ - Tối 10/4/2025, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Kon Tum: Thi công trở lại dự án thủy điện Đăk Mi 1 Doanh nghiệp

Kon Tum: Thi công trở lại dự án thủy điện Đăk Mi 1

TTTĐ - Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) mới đây đã thống nhất cho phép thi công trở lại một số hạng mục thuộc công trình thủy điện Đăk Mi 1 tại huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Bỏ túi bí kíp du lịch siêu tiết kiệm với thẻ tín dụng VIB Doanh nghiệp

Bỏ túi bí kíp du lịch siêu tiết kiệm với thẻ tín dụng VIB

TTTĐ - Trước thềm dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5, Ngân hàng Quốc tế (VIB) chính thức khởi động chuỗi chương trình ưu đãi dành riêng cho chủ thẻ tín dụng, mang đến cơ hội mua sắm, du lịch và trải nghiệm dịch vụ với chi phí tiết kiệm nhất.
Lô PM3 CAA - biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển Doanh nghiệp

Lô PM3 CAA - biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển

TTTĐ - Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
Phát triển kinh tế tư nhân, bừng sáng khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng tự cường Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, bừng sáng khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng tự cường

TTTĐ - Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra những định hướng chiến lược sâu sắc, tiếp nối tư duy đổi mới nhất quán và tầm nhìn xuyên suốt của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập, tự chủ, tự cường và hội nhập sâu rộng. Từ nền tảng 40 năm đổi mới, bài viết đã khẳng định kinh tế tư nhân là một trong những động lực đột phá, mở ra kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam, góp phần định hình tương lai của nền kinh tế nước nhà.
Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

TTTĐ - Sáng 10/4, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh (HCMC C4IR) phối hợp Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) - thành viên sáng lập HCMC C4IR tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Các giải pháp xanh và công nghệ mới nổi cho sự phát triển bền vững” lần thứ 2 - năm 2025 (GSETS 2025).
Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: Hai bên cần nhau Kinh tế

Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: Hai bên cần nhau

Việt Nam không đòi hỏi đặc quyền, mà chỉ mong muốn một cách tiếp cận công bằng, dựa trên hiểu biết thực chất và tinh thần đối tác chiến lược. Nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ bổ sung cho nhau, không cạnh tranh với nhau.
Xem thêm