Tag

Bố mẹ tự ý bỏ điều trị chuyển sang dùng thuốc Nam, con có nguy cơ thay thận

Tin Y tế 15/12/2022 16:33
aa
TTTĐ - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận 2 trường hợp một bệnh nhi 6 tuổi thận hư, phù cơ thể tăng đến 8kg; Một bệnh nhi 16 tuổi rơi vào tình trạng suy thận nặng do gia đình tự ý sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc, gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Bệnh nhi 11 tuổi nhập viện vì suy thận, nguyên nhân do gia đình mê tín dị đoan Hành trình vượt qua nghịch cảnh của ứng viên không bằng đại học, suy thận giai đoạn cuối Cảnh báo ngộ độc, suy thận cấp do uống vitamin D quá liều ở trẻ nhỏ Nghiên cứu mới mang tính đột phá đem lại hy vọng cho bệnh nhân bệnh thận mạn tính

Phụ huynh không tuân thủ phác đồ của bác sĩ, trẻ chịu hậu quả

Trước đó, ngày 4/12, bé trai T.X.H (6 tuổi, Hà Nội) vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng phù nề ở vùng chân và mặt, có nguy cơ quá tải dịch.

Qua khai thác tiền sử, các bác sĩ được biết suốt 2 tháng qua bé có biểu hiện sưng phù mắt, tay, chân nhưng gia đình không cho bé đi khám mà tự ý điều trị bằng thuốc Nam và châm cứu theo phương pháp dân gian truyền miệng.

Một trong 2 bệnh nhi suy thận, nguy kịch tính mạng do bố mẹ tự ý làm bác sĩ, điều trị cho trẻ bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc (Ảnh: BVCC)
Một trong 2 bệnh nhi suy thận, nguy kịch tính mạng do bố mẹ tự ý làm bác sĩ, điều trị cho trẻ bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bệnh tình của bé không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn, bé mệt mỏi, tiểu ít, tăng cân nhanh bất thường (tăng đến 6-7kg - tức khoảng 20% cân nặng trong một thời gian ngắn).

Sau khi làm một số xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc hội chứng thận hư tiên phát và chuyển bé đến điều trị tại khoa Thận và lọc máu - Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây bé được điều trị theo phác đồ của hội chứng thận hư tiên phát không đơn thuần, đến ngày 6/12, tình trạng bé đã dần ổn định.

Không may mắn như trường hợp trên, bé N.A (15 tuổi, Thanh Hóa) được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch do suy hô hấp, suy thận mạn.

Trước đó, vào tháng 2/2022, bố mẹ phát hiện chân bé bị phù nên cho bé đi khám tại 2 bệnh viện ở Hà Nội và được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư.

Bé được điều trị tại bệnh viện địa phương, nhưng do thấy kết quả chưa được như mong muốn nên gia đình đã không tuân thủ phác đồ của bác sĩ mà tự ý chuyển sang điều trị bằng thuốc nam và thuốc bắc.

Sau khoảng 2 tháng, sức khỏe bé ngày một yếu, chân phù nặng hơn, cơ thể mệt mỏi. Ngày 4/12, bé bị suy hô hấp, tăng huyết áp phải thở ô xy để chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ khoa Thận và Lọc máu đã làm xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tim, điện tim và chạy thận cấp ngay trong đêm để đảm bảo tính mạng cho bé.

Bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị

Hội chứng thận hư là tình trạng một lượng lớn albumin bị mất qua nước tiểu. Lượng albumin mất này đủ để gây ra giảm albumin trong máu. Albumin có tác dụng giữ nước trong lòng mạch. Khi lượng albumin trong máu đủ thấp, nước sẽ thoát ra mô kẽ và gây ra phù. Phù có thể xảy ra ở các vùng khác nhau của cơ thể và ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Những vùng này gồm mắt, bụng, 2 chi dưới và bìu.

Biểu hiện đặc trưng của hội chứng thận hư là tình trạng phù. Đầu tiên, phù xuất hiện ở mi mắt, mặt rồi lan đến toàn thân, gây nên tràn dịch màng phổi, màng bụng và tràn dịch tinh hoàn. Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo như tiểu ít, nước tiểu đục có nhiều bọt, tiểu ra máu, tăng huyết áp, tăng cân nhanh, ho, khó thở, đau bụng, sốt...

Bác sĩ Ngọc thăm khám cho bệnh nhi 15 tuổi N.A.
Bác sĩ Ngọc thăm khám cho bệnh nhi 15 tuổi N.A

Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc (khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung Ương) cho biết: “Bệnh nhi N.A đã suy thận mạn 3 tháng nay, do không uống thuốc đều và dùng thuốc Nam nên tình trạng rất nặng, sẽ phải chạy thận nhân tạo trong khoảng 5 ngày, sau đó sẽ chuyển sang thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng). Bé vẫn có cơ hội được chữa trị nhưng sẽ là một cuộc chiến lâu dài và cần thay thận”.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Đây chỉ là hai trường hợp điển hình trong số rất nhiều gia đình đã và đang cho con sử dụng các loại thuốc bắc, thuốc Nam không rõ nguồn gốc để điều trị các bệnh về thận như: Suy thận mạn, thận hư, viêm cầu thận… gây ra nhiều nguy hiểm tính mạng cho trẻ.

Thậm chí, nhiều gia đình không cho con đi khám mà tự ý điều trị bằng thuốc nam và châm cứu theo phương pháp dân gian truyền miệng.

“Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, 80% trẻ mắc bệnh thận hư có thể hồi phục hoàn toàn. Phác đồ điều trị bệnh thận hư cần được tuân thủ từ 3-6 tháng mới đem lại hiệu quả. Phụ huynh không nên vì quá sốt ruột mà nghe những lời mách bảo, quảng cáo về các loại thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng điều trị, khiến con gặp nhiều biến chứng khôn lường”, các bác sĩ khuyến cáo.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong Tin Y tế

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dẫn đến lơ mơ, nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu.
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga Tin Y tế

Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi Tin Y tế

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

TTTĐ - Ngày 3/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến hướng dẫn chấn đoán và điều trị sởi. Hội nghị nối điểm cầu Bộ Y tế đến hơn 500 điểm cầu Sở Y tế tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện ngành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa khu vực, quận, huyện.
Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ Tin Y tế

Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ

TTTĐ - Ngày 3/4, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nhân nam T.T.Đ (28 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.
Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis Tin Y tế

Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.
Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng Tin Y tế

Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng

TTTĐ - Bệnh viện 198 (Bộ Công an) đã cấp cứu cho một bệnh nhân trong tình trạng đau bụng dữ dội, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương cơ tim, suy thận cấp vô niệu do trước đó uống thuốc nam chữa tiểu đường mua trên mạng xã hội.
Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng Sức khỏe

Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng

TTTĐ - Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý 1, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã tham dự và chủ trì hội nghị.
Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính Tin Y tế

Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Thông báo số 1473/TB-SYT về việc niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính được tiếp nhận bởi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế Hà Nội tại Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Cầu Giấy (Địa chỉ: 85 phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy).
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025.
Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4 Tin Y tế

Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4

TTTĐ - Các tỉnh, thành phố đăng ký kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin vào ngày 31/3. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn đang tổng hợp số liệu và dự kiến còn triển khai tiêm vét trong đầu tháng 4/2025
Xem thêm